MỚI: Cấp Giấy phép thành lập chi nhánh tại VN của doanh nghiệp nước ngoài

Chủ đề   RSS   
  • #387251 10/06/2015

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    MỚI: Cấp Giấy phép thành lập chi nhánh tại VN của doanh nghiệp nước ngoài

    Trước đây, khi Luật thương mại 2005 đưa vào thực tiễn áp dụng có Nghị định 72/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật này về Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Quá trình thực thi tồn tại nhiều phát sinh, đòi hỏi các thủ tục cần phải tinh gọn và hiệu quả để đáp ứng được nhu cầu mở cửa hợi nhập quốc tế hiện nay.

    Sắp tới, sẽ có Nghị định thay thế Nghị định 72/2006/NĐ-CP, với nhiều quy định mới cần chú ý:

    Thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, chi nhánh không còn là của Bộ Thương mại và Sở Thương mại như trước đây

    Theo đó, thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam bao gồm 05 cơ quan chính tương ứng với các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp:

    Cơ quan

    Cấp giấy phép liên quan đến các lĩnh vực

    Bộ Công Thương

    Dịch vụ tư vấn quản lý, dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý và dịch vụ nhượng quyền thương mại.

    Bộ Thông tin và Truyền thông

    Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan.

    Bộ Xây dựng

    Dịch vụ xây dựng  và các dịch vụ kỹ thuật liên quan.  

    Sở Công Thương.

    Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao

    Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa với Văn phòng đại diện ngoài khu kinh tế, khu công nghiệp của thương nhân nước ngoài

    Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao

    Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa với Văn phòng đại diện trong khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao của thương nhân nước ngoài.

    Trường hợp thương nhân nước ngoài hoạt động trong những lĩnh vực chưa được quy định tại văn bản pháp luật chuyên ngành, Sở Công Thương, Ban quản lý lấy ý kiến của Bộ Công Thương, cơ quan quản lý chuyên ngành và chỉ cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện nếu được Bộ Công Thương và cơ quan quản lý chuyên ngành đồng thuận bằng văn bản.

    Để được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải đáp ứng những điều kiện nhất định

    * Văn phòng đại diện

    - Là thương nhân được pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp.

    - Đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở quốc gia của thương nhân.

    - Văn phòng đại diện chỉ được đặt trụ sở tại địa điểm được phép sử dụng làm văn phòng của thương nhân nhân nước ngoài theo quy định pháp luật.

    - Một địa điểm chỉ được đặt trụ sở của một Văn phòng đại diện.

    - Diện tích của địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện phải phù hợp với quy mô hoạt động, số lượng người lao động của Văn phòng đại diện nhưng không nhỏ hơn 16m2.

    * Chi nhánh

    - Là thương nhân được pháp luật của quốc gia nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp.

    - Đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ khi thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở quốc gia của thương nhân.

    - Chi nhánh chỉ được đặt trụ sở tại địa điểm được phép sử dụng làm văn phòng của thương nhân nhân nước ngoài của theo quy định pháp luật.

    - Một địa điểm chỉ được đặt trụ sở của một Chi nhánh.

    - Diện tích của địa điểm đặt trụ sở Chi nhánh phải phù hợp với quy mô hoạt động, số lượng người lao động của Chi nhánh nhưng không nhỏ hơn 16m2.

    Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định thời hạn Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài.

    Thủ tục cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, chi nhánh

     

    Văn phòng đại diện

    Chi nhánh

    Hồ sơ

    - Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký.

    - Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài. (phải được dịch sang Tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự)

     Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm.

    - Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất. (phải được dịch sang Tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự)

    - Bản sao Điều lệ hoạt động của thương nhân đối với thương nhân nước ngoài là các tổ chức kinh tế. (phải được dịch sang Tiếng Việt).

    - Danh sách dự kiến lao động Việt Nam và lao động nước ngoài (nếu có) của Văn phòng đại diện, bao gồm: số lượng, vị trí công việc, thời gian làm việc.

    - Văn bản của thương nhân nước ngoài bổ nhiệm người dự kiến đứng đầu Văn phòng đại diện và hồ sơ lý lịch của người dự kiến đứng đầu Văn phòng đại diện.

    - Tài liệu chứng minh về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện.

    - Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký.

    - Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh, trong đó quy định rõ phạm vi ủy quyền cho người đứng đầu Chi nhánh. (phải được dịch sang Tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự)

    - Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài.

    Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 03 năm.

    (phải được dịch sang Tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự)

    - Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh sự tồn tại và các hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất. (phải được dịch sang Tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự)

    - Danh sách dự kiến lao động Việt Nam và lao động nước ngoài (nếu có) của Văn phòng đại diện, bao gồm: số lượng, vị trí công việc, thời gian làm việc.

    - Văn bản của thương nhân nước ngoài bổ nhiệm người dự kiến đứng đầu Chi nhánh và hồ sơ lý lịch của người dự kiến đứng đầu Chi nhánh.  

    - Tài liệu chứng minh về địa điểm dự kiến đặt trụ sở của Chi nhánh.

    Thủ tục

    - Trong hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương, Ban quản lý kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.

    - Trong hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương, Ban quản lý xem xét và quyết định cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản và nêu rõ lý do.

    - Trường hợp thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực chưa được quy định tại văn bản pháp luật chuyên ngành, Sở Công Thương, Ban quản lý gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Công Thương và cơ quan quản lý chuyên ngành trong hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    Trong hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Sở Công Thương, Ban quản lý, Bộ Công Thương và cơ quan quản lý chuyên ngành phải có văn bản nêu rõ ý kiến đồng thuận hoặc không đồng thuận cấp phép thành lập Văn phòng đại diện.

    Trong hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ ý kiến của Bộ Công Thương và cơ quan quản lý chuyên ngành, Sở Công Thương, Ban quản lý xem xét và quyết định cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

    - Sở Công Thương, Ban quản lý gửi bản sao Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tới Bộ Công Thương, UBND cấp tỉnh, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở và cơ quan quản lý chuyên ngành (nếu có).

    - Trong hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ quản lý ngành kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ  chưa đầy đủ, hợp lệ.

    - Trong hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ quản lý ngành hoàn thành việc thẩm định và quyết định cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp phép phải có văn bản và nêu rõ lý do.

    - Bộ quản lý ngành gửi bản sao Giấy phép thành lập Chi nhánh tới UBND cấp tỉnh, cơ quan quản lý ngành ở địa phương, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Chi nhánh đặt trụ sở.

     

    Xem chi tiết dự thảo Nghị định tại đây.

     
    8486 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận