Mở thẻ ngân hàng hộ người khác có thể bị phạt đến 100 triệu đồng

Chủ đề   RSS   
  • #577427 29/11/2021

    lamlinh_2507
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:28/03/2018
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 3130
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 170 lần


    Mở thẻ ngân hàng hộ người khác có thể bị phạt đến 100 triệu đồng

    Nhiều người vì bận việc nên có nhu cầu nhờ người khác mở hộ thẻ ngân hàng, tuy nhiên việc mở hộ thẻ ngân hàng cho người khác là hành vi không hợp pháp và có thể bị xử lý hành chính theo Nghị định 88/2019/NĐ-CP với mức phạt lên đến 100 triệu đồng.

    Mở thẻ ngân hàng hộ người khác có thể bị phạt đến 100 triệu đồng - Minh họa

    Mở thẻ ngân hàng hộ người khác có thể bị phạt đến 100 triệu đồng - Minh họa

    Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng phát hành có chức năng thanh toán, thực hiện các giao dịch trong phạm vi số dư tiền của chủ thẻ hoặc hạn mức tín dụng được ngân hàng cấp. Thẻ ngân hàng bao gồm thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.

    Mở hộ thẻ ngân hàng hành vi giữa một người có nhu cầu muốn mở thẻ ngân hàng, tuy nhiên vì một lý do nào đó mà không thể trực tiếp đến ngân hàng mở thẻ nên nhờ người khác đến ngân hàng mở thẻ thay. Trên thực tế có 03 hình thức mở hộ thẻ:

    - TH1: Đưa những giấy tờ cá nhân của mình cho người khác nhờ mở hộ thẻ

    - TH2: Nhờ người khác sử dụng giấy tờ cá nhân của người đó để mở thẻ dưới danh nghĩa của cá nhân đó và sử dụng như thẻ của mình

    - TH3: làm giấy ủy quyền cho người khác mở hộ thẻ ngân hàng thay mình. 

    1. Mở thẻ ngân hàng hộ người khác có được hay không?

    Không thể mở thẻ ngân hàng hộ người khác bởi vì những lý do sau:               

    Quy định về việc mở thẻ của các ngân hàng yêu cầu nghiêm ngặt về giấy tờ cá nhân cũng như xác nhận về thông tin cá nhân chính chủ.

    Hầu hết các ngân hàng đều có quy định chung là nhận dạng khuôn mặt người cần mở thẻ ngân hàng với hồ sơ cá nhân mà họ cung cấp.

    Khi mở thẻ ngân hàng thì ngân hàng cần chữ ký của chủ thẻ để so sánh cho những lần giao dịch về sau của chủ thẻ và vì vậy mà chữ ký này không thể ký thay, giao dịch sẽ không hợp lệ nếu chữ ký không trùng khớp.

    Việc nhờ người khác mở hộ thẻ sẽ đem đến nhiều rủi ro nếu người mở hộ thẻ nảy ra ý định lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hay thực hiện các giao dịch bất hợp pháp khác.

    Từ những thủ tục được hướng dẫn từ phía các ngân hàng, từ đó có thể nhận thấy rằng việc mở hộ thẻ cho người khác là không được chấp nhận và không thể thực hiện nếu thuộc TH1TH2 như đã phân tích tại định nghĩa của việc mở hộ thẻ.

    Việc ủy quyền cho người khác mở hộ thẻ (TH3) có được chấp nhận hay không?        

    Trước đây pháp luật quy định một trường hợp duy nhất được ủy quyền cho người khác mở hộ thẻ ngân hàng là người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam được phép mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật căn cứ Khoản 7 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT/NHNN.

    Tuy nhiên sau đó điều này đã bị bãi bỏ tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư 16/2020/TT-NHNN và hiện tại chưa có quy định thay thế. Vì vậy mà việc ủy quyền cho người khác mở hộ thẻ sẽ không được chấp nhận.

    Lưu ý: Dù không thể nhờ người khác mở hộ thẻ nhưng vẫn có thể người khác lấy hộ thẻ ngân hàng sau khi đã làm xong bởi pháp luật không có quy định điều chỉnh liên quan đến việc lấy hộ thẻ ngân hàng.

    2. Việc mở hộ thẻ ngân hàng cho người khác sẽ bị xử lý như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 28 tại Nghị định 88/2019/NĐ-CP thì việc mở hộ thẻ ngân hàng cho người khác có thể bị phạt tiền từ 30 đến 100 triệu đồng, cụ thể như sau

    Trường hợp mở hộ thẻ với số lượng từ 01 thẻ đến dưới 10 thẻ: chịu mức phạt từ 30 – 50 triệu đồng (căn cứ theo điểm c Khoản 5 Điều 82 Nghị định 88/2019/NĐ-CP).

    “c) Thuê, cho thuê, mua, bán thẻ hoặc thông tin thẻ, mở hộ thẻ (trừ trường hợp thẻ trả trước vô danh) với số lượng từ 01 thẻ đến dưới 10 thẻ;”

    Trường hợp mở hộ thẻ với số lượng từ 10 thẻ trở lên: chịu mức phạt từ 50 – 100 triệu đồng (căn cứ theo điểm a Khoản 6 Điều 82 Nghị định 88/2019/NĐ-CP).

    “a) Thuê, cho thuê, mua, bán thẻ hoặc thông tin thẻ, mở hộ thẻ (trừ trường hợp thẻ trả trước vô danh) với số lượng từ 10 thẻ trở lên mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;”

    Từ những quy định trên thấy rằng việc mở hộ thẻ là một hành vi không hợp pháp và phải chịu mức xử phạt hành chính từ 30 đến 100 triệu đồng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.

    Lưu ý: Quy định xử phạt này sẽ không áp dụng đối với trường hợp mở hộ thẻ trả trước vô danh.

    Định nghĩa về thẻ trả trước vô danh: Thẻ trả trước là một loại thẻ ATM, được dùng để rút tiền, chuyển tiền hoặc thanh toán hàng hóa bằng số tiền có trong thẻ. Có nghĩa là trong thẻ có bao nhiêu thì chi tiêu được bấy nhiêu. Đây chính là điểm phân biệt với thẻ ghi nợ, nói cách khác thì thẻ trả trước không cần mở tài khoản thanh toán giống như thẻ ghi nợ.

     
    1455 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamlinh_2507 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/11/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #577484   29/11/2021

    mibietchi
    mibietchi
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hà Tĩnh
    Tham gia:25/05/2014
    Tổng số bài viết (148)
    Số điểm: 1190
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 67 lần


    Mở thẻ ngân hàng hộ người khác có thể bị phạt đến 100 triệu đồng

    Theo các trường hợp bạn nêu trong bài thì hầu như trường hợp 1 và trường hợp 3 không thể thực hiện được trên thực tế, tức là trên thực tế sẽ không có chuyện mở hộ thẻ thay cho người khác hay ủy quyền cho người khác đi mở thẻ được. Vậy thì quy định xử phạt về hành vi mở hộ thẻ là áp dụng đối với hành vi nào trên thực tế?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mibietchi vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2021)