Mò hàng xóm tắm,có phạm tội?

Chủ đề   RSS   
  • #76130 30/12/2010

    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Mò hàng xóm tắm,có phạm tội?


    Tình huống này mình đọc được trên mạng , thấy hay hay nên đưa lên cho dân luật chúng ta thảo luận xem sao?


    Nghi án nhìn trộm vợ hàng xóm tắm
    Nạn nhân nói bị ông hàng xóm đục tường nhìn trộm, còn ông hàng xóm bảo bị vu oan.

    TAND một huyện ở tỉnh Quảng Bình vừa chuyển hồ sơ vụ ông H. đòi bà V. bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm và uy tín sang cơ quan điều tra cùng cấp. Tòa cho rằng vụ án có dấu hiệu hình sự, đề nghị cơ quan điều tra xem xét khởi tố bên bị về tội làm nhục người khác, bên nguyên về tội cố ý gây thương tích.

    Vách tường tự dưng “có mắt”

    Cuối tháng 10-2010, ông H. nộp đơn đến TAND huyện khởi kiện bà V. - hàng xóm cạnh nhà. Ông H. yêu cầu bà V. phải xin lỗi công khai tại địa phương vì đã vu oan ông nhìn trộm bà tắm. Đồng thời, ông còn yêu cầu bà phải bồi thường… 5.000 đồng vì danh dự, nhân phẩm và uy tín của ông bị xâm hại.

    Ông H. cho biết tối 16-5, vợ chồng bà V. bước vào nhà ông rồi thay phiên chửi bới cho rằng ông nhìn trộm bà V. tắm vào lúc chiều.

    Bà V. bảo khi tắm bà có cảm giác lạ như bị ai đó đang theo dõi mình. Ngước nhìn lên trên, bà hoảng hồn thấy bức tường phòng tắm bỗng dưng xuất hiện một lỗ thủng. Bà vội la lớn: Có trộm! Chồng bà chạy ra ngoài nhìn thấy có bóng người đàn ông phóng nhanh lẩn trốn. Theo những gì nhìn thấy, vợ chồng bà V. cho rằng người đàn ông đó có vóc dáng giống hệt ông H.

    Ông H. ra sức thanh minh rằng chiều đó, ông đi công việc đến tối mới về. Vừa bước vào nhà được mấy phút thì vợ chồng bà V. sang la lối. Như vậy lúc bà V. cho rằng bị nhìn trộm, ông đang ở xa, không thể mò qua nhà bà V. Hơn nữa, chồng bà V. chỉ nhìn thấy bóng người đàn ông vụt qua nhanh thì cũng không thể chủ quan mà quả quyết là ông.

    Vợ chồng bà V. không chịu nghe. Đôi bên đôi co qua lại. Không giữ được bình tĩnh, chồng bà V. đã nhào đến đánh ông H. Ông này tránh được rồi vơ lấy cây cuốc có sẵn trong nhà đánh lại ông kia mấy cái. Thấy chồng bị thương chảy máu, bà V. hậm hực đưa chồng đi bệnh viện.

    Lan truyền cả xóm

    Sau ngày chồng nằm viện về, bà V. rao khắp xóm ông H. không những nhìn trộm phụ nữ tắm mà còn gây thương tích cho người khác. Bà còn kể với mọi người rằng trước kia ông H. bị người yêu “xù” bởi ông có thói quen không lành mạnh là “nhìn trộm”... Bà biết rõ vì người yêu ông H. trước là bạn của bà.

    Rồi vài ngày sau, bà V. đứng bên nhà nhiếc móc vu cho ông H. nhìn trộm bà tắm khiến cho nhiều người chạy đến nghe. Còn gặp ai rảnh rỗi, bà cũng ngồi hầu chuyện nhiều giờ liền về các tật xấu của ông H.

    Chịu hết nổi, ông H. tìm sang nhà hàng xóm nói rõ trắng đen và thăm hỏi người bị ông đánh.

    Thiện chí của ông H. là muốn bồi thường thuốc men vì đã gây thương tích cho nạn nhân. Tuy nhiên, ông cũng buộc bà V. cũng phải xin lỗi ông vì vu bậy.

    Bà V. không đồng ý, đuổi ông H. về. Ấm ức và muốn được giải oan, ông H. đâm đơn đến tòa án huyện…

    Theo các bạn tình huống trên những ai phạm tội gì?

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    20256 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #76145   30/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Vụ này theo mình phải xác định rõ hai vấn đề:

    Đối với vấn đề bà V bảo ông H nhìn trộm mình tắm, ông H nói mình đi vắng có thật không, có ai chứng minh không. Nếu có thì đương nhiên hành vi của bà V là hành vi làm nhục người khác. Nếu không có thì nếu vợ chồng bà V không có căn cứ rõ ràng chứng minh ông H xem trộm bà V thì hành vi của bà V vẫn là hành vi làm nhục người khác.

    Đối với vấn đề thương tích của chồng bà V: trong khi xô xát, ông H dùng cuốc chống trả hành vi của chồng bà V và đã làm ông này bị thương. Nhưng để kết luận hành vi của ông H có là hành vi cố ý gây thương tích hay không, hay là phòng vệ chính đáng, thì phải căn cứ vào tình hình thực tế lúc bấy giờ (ông H đánh vào đâu, lực đánh như thế nào), tương quan lực lượng giữa hai người (ông H to hơn hay nhỏ hơn, yếu hơn hay khỏe hơn chồng bà V mà phải dùng quốc). Với tình tiết của đầu bài thì chưa thể có kết luận chính xác được.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #76157   30/12/2010

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    chào boy luật:
    Mình cung cấp thêm thông tin nhé,Chồng bà v bị thương tích 8%
    Theo bạn thì ông H có phạm tội không khi hành vi trên không là phòng vệ chính đáng?
    Mong bạn góp ý?

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #76162   30/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Theo mình thương tích bao nhiêu % không phải là dấu hiệu chứng minh ông H có cố ý gây thương tích cho chồng bà V hay không, mà phải căn cứ vào các tình tiết mà mình đã nói ở trên.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #76165   30/12/2010

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần



    Cảm ơn sự góp ý của  boyluat


    Nhưng nếu cố ý gây thương tích mà thương tích là 8% với tình tiết trên thì sao, giả sử khi mà không được xem là phòng vệ chính đáng như mình đã cung cấp thêm thông tin ơ trên?
    Có chịu trách nhiệm hs không?
    Cập nhật bởi BeToan89 ngày 30/12/2010 11:40:48 PM

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #103902   19/05/2011

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Nhìn trộm phụ nữ tắm và đi vệ sinh là phạm tội gì?

    Mình đọc 1 bài báo trên zing.vn có 1 bài nói về 1 người đàn ông ở bên Trung Quốc hay rình mò xem phụ nữ đi tắm và đi vệ sinh. Cuối cùng thì người đàn ông này cũng bị bắt và bị áp giải về đồn cảnh sát chờ xử lý.

    Thế nếu ở VN thì người đàn ông này phạm tội gì và mức phạt(hình sự hay hành chính)?
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kyhuuphat123 vì bài viết hữu ích
    Ngongoctrinh (06/06/2020)
  • #103925   20/05/2011

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    chào anh toàn
    nếu như anh nói là không phải phòng vệ chính đáng thì là tội cố ý gây thương tích
    theo điểm b khoản 2 điều 104:gây cố tật nhẹ cho nạn nhân
    Gây cố tất nhẹ cho nạn nhân;
    Tình tiết “gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình
    sự đã được hướng dẫn tại điểm 1 phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội
    đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự”;
    cụ thể là: “Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
    cho sức khoẻ của nạn nhân để lại trạng thái bất thường, không thể chữa được cho một bộ phận cơ thể
    của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11% khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất một bộ phận
    11 Về tỷ lệ thương tật, chúng ta có thể tham khảo Bản quy định Tiêu chuẩn mất sức lao động do bệnh tật (ban hành kèm theo Thông tư của Liên Bộ Y
    tế - Lao động - Thương binh và Xã hội số 12-TTLB ngày 26-7-1995 Quy định về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn bệnh tật mới. 12 Một số nội dung tại khoản 1 Điều 104 được hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP (12/5/2006) của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
    tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự.
    96
    cơ thể của nạn nhân; làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm giảm chức năng hoạt
    động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân.
    Có thể lấy một số trường hợp sau đây trong Bản quy định tiêu chuẩn thương tật (ban hành
    kèm theo Thông tư số 12/TTLB ngày 26/7/1995 của Liên Bộ Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội
    “quy định về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn bệnh tật mới”) để làm ví dụ:
    + Về trường hợp làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân. Ví dụ, gây thương tích làm mất
    đốt ngoài (đốt 2) của ngón tay cái hoặc làm mất hai đốt ngoài (2+3) của ngón tay trỏ có tỷ lệ thương
    tật từ 8% đến 10% (các điểm a và b mục 5, phần IV, Chương I);
    + Về trường hợp làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân. Ví dụ, gây thương tích
    làm cứng khớp các khớp liên đốt ngón tay giữa (III) ở tư thế bất lợi có tỷ lệ thương tật từ 7% đến 9%
    (điểm c mục 5, phần IV, Chương I);
    + Về trường hợp làm giảm chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân. Ví dụ, gây thương
    tích làm một mắt giảm thì lực từ 4/10 đến 5/10, mắt kia bình thường có tỷ lệ thương tật từ 8% đến
    10% (mục 7, phần II, Chương VIII);
    + Về trường hợp làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân. Ví dụ, gây thương tích để lại sẹo
    to, xấu ở vùng trán, thái dương có tỷ lệ thương tật từ 6% đến 10% (điểm b, mục 1, phần I, Chương
    vì vậy ông H vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự
    thân

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |