Chào bạn.
Dựa trên những gì bạn đã nêu ở câu hỏi mình đưa ra vài ý kiến để bạn tham khảo rõ hơn:
Ở đây theo như dữ liệu bạn đưa ra ở câu hỏi thì có thể có 2 trường hợp (vì bạn không nói rõ sẽ kinh doanh 1 mình hay cả gia đình bạn).
- Trường hợp 1: Cá nhân hoạt động thương mại
Nếu cá nhân bạn hoạt động buôn bán mà không sử dụng lao động thì sẽ thuộc trường hợp cá nhân hoạt động thương mại.
Theo nghị định 39/2007/NĐ-CP – Nghị định về hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Trong Khoản 1 Điều 5 quy định:
“1. Cá nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không bảo đảm chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh;
c) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.”
Mặt khác, trong Điều 2 của nghị định trên có quy định về đối tượng áp dụng của nghị định: “....Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là cá nhân hoạt động thương mại)....”
Như vậy, đối với trường hợp của cá nhân bạn hoạt động thương mại thì không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh.
- Trường hợp 2: Hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh được quy định trong Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Về hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 71 Nghị định này. Hồ sơ cần như sau:
“1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Số vốn kinh doanh;
d) Số lao động;
đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.”
Bạn có thể tìm hiểu thêm vè cách nguyên tắc, đặt tên, ngành nghề .... của hộ kinh doanh trong Chương VIII của Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký họ kinh doanh.
Lưu ý: Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng không quá 10 lao động. Như vậy nếu như bạn muốn mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh thì bạn phải chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp khác.