Mẹ tái hôn thì cha còn nghĩa vụ cấp dưỡng không?

Chủ đề   RSS   
  • #553912 31/07/2020

    phungpham1973
    Top 150
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/01/2019
    Tổng số bài viết (549)
    Số điểm: 14940
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 141 lần


    Mẹ tái hôn thì cha còn nghĩa vụ cấp dưỡng không?

    Con sau ly hôn được 5 tuổi, vợ nuôi con, vợ có chồng khác, vậy việc cấp dưỡng chồng cũ còn không? vợ và chồng sau muốn đổi họ tên cho con thực hiện thế nào?

     
    1647 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #553933   31/07/2020

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Trong các trường hợp dừng cấp dưỡng theo quy định tại Điều 118 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì không có trường hợp cha dừng cấp dưỡng cho con khi mẹ đang nuôi con mà kết hôn với người khác anh nhé.

    Anh xem quy định sau:

    "Điều 118. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng

    Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

    1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

    2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

    3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

    4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

    5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

    6. Trường hợp khác theo quy định của luật."

    Về đổi tên con:

    Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:

    "Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch

    1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.

    2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch."

    Đơn cải chính hộ tịch thì mình có thể đến UBND để được cung cấp hoặc tham khảo ở Tờ khai số 11 phụ lục 5 Thông tư 15/2015/TT-BTP (đã được sửa đổi bởi Công văn 1288/HTQTCT-HT năm 2016 điều chỉnh biểu mẫu hộ tịch kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BTP do Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ban hành)

     
    Báo quản trị |  
  • #555117   18/08/2020

    quachlinh197
    quachlinh197
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2020
    Tổng số bài viết (259)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 26 lần


    Theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ sau khi ly hôn :
     
    - Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
     
    - Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
     
    - Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
     
    - Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
     
    Theo đó, dù vợ chồng bạn đã ly hôn, và bạn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, thì bạn vẫn có quyền thăm nom con mà không bị ai cản trở, trừ khi việc thăm nom của bạn gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của vợ bạn và bị vợ bạn yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom.
     
    Như vậy, dù có tái hôn thì cả hai vơ chồng vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cái theo quy định pháp luật.
     
    Về vấn đề thay đổi tên cho con sau khi ly hôn thì Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật hộ tịch thì việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người dưới 18 tuổi phải được sự đồng ý của cha, mẹ và được thể hiện rõ trong tờ khai. Do đó, việc bạn thay đổi họ cho con như lý do mà bạn đã trình bày sẽ không có cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trừ trường hợp bạn thông báo cho chồng bạn và chồng bạn cũng đồng ý về việc thay đổi họ cho con theo nguyện vọng của bạn.
     
    Báo quản trị |  
  • #555124   18/08/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    * Về vấn đề cấp dưỡng cho con
     
    Theo Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì  Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
     
    Ngoài ra, Điều 118 Luật Hôn nhân gia đình 2014 cũng quy định các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng gồm có:
     
    - Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
     
    - Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
     
    - Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
     
    - Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
     
    - Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
     
    - Trường hợp khác theo quy định của luật.
     
    Như vậy thì mẹ tái hôn không làm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng của cha với con, người cha vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
     
    * Về việc thay đổi họ tên cho con
     
    Đổi họ cho con: 
     
    Theo Khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015 thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
     
    - Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
     
    - Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
     
    - Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
     
    - ....
     
    Đổi tên cho con: Theo Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
     
    - Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
     
    - Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
     
    - Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
     
    ... 
     
    Như vậy thì việc bạn muốn thay đổi họ tên cho con thì trước nên tiến hành thủ tục nhận nuôi con nuôi (cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi) rồi tiến hành thay đổi họ tên cho con.
     
    Lưu ý nếu thay đổi tên cho con từ đủ 09 tuổi trở lên phải có sự đồng ý của con.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #556574   31/08/2020

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Theo mình thấy thì việc mẹ tái hôn không làm thay đổi mối quan hệ, vai trò của người cha đối với người con. Ở đây khoản trợ cấp nhằm mục đích là để hỗ trợ, chăm sóc, nuôi con chứ không phải hỗ trợ, trợ cấp cho người mẹ. Do đó, việc người mẹ tái hôn không ảnh hưởng đến nghĩa vụ cấp dưỡng của người cha đối với người con.

     
    Báo quản trị |  
  • #583816   30/04/2022

    minhhanhuynh2102
    minhhanhuynh2102
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:21/03/2022
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1345
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    Mẹ tái hôn thì cha còn nghĩa vụ cấp dưỡng không?

    Vấn đề mẹ tái hôn và vấn đề cấp dưỡng của cha là hai vấn đề không liên quan đến nhau. Cho dù người mẹ sau khi ly hôn có người chồng mới thì người cha của đứa trẻ vẫn phải tiếng hành cấp dưỡng theo quy định của pháp luật, trừ khi người mẹ và người cha đứa bé có thỏa thuận khác.

     
    Báo quản trị |