Mẹ có được quyền giành nuôi tất cả các con khi ly hôn?

Chủ đề   RSS   
  • #514126 23/02/2019

    TuyenMyn

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2016
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 10 lần


    Mẹ có được quyền giành nuôi tất cả các con khi ly hôn?

    Mẹ có được quyền giành nuôi tất cả các con?

    Mấy ngày nay vụ ly hôn của ô trùm cafe Đặng Lê Nguyên Vũ và vợ đã và đang gây xôn xao dư luận. Hôm nay mình sẽ trao đổi vấn đề về quyền nuôi con khi bà Thảo (vợ) giành quyền nuôi 4 người con. Vậy pháp luật có cho phép?

    Điều 81 Luật hôn nhân gia đình quy định Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Theo đó, về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, con từ đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của các cháu, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc vợ không có đủ điều kiện nuôi con. 

    Pháp luật không hạn chế việc một bên được quyền nuôi tất cả các con

    Nếu muốn giành quyền nuôi con phải chứng minh các điều kiện về tài chính; đạo đức, nhân phẩm; thời gian chăm sóc, giáo dục con cái. Ngoài ra còn xem xét đến các yếu tố vật chất như nơi ăn, ở, đi lại học tập của con và yếu tố tinh thần như điều kiện vui chơi giải trí giúp con phát triển lành mạnh, trong sáng.

     
    3174 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TuyenMyn vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #514150   23/02/2019

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    Quyền nuôi dưỡng

    Không tính đến yếu tố tài chính, đạo đức thì một nghĩ rằng con cái nên ở cùng người mẹ. Mẹ là người mang nặng đẻ đau, là người gần gũi thân thiết nhất, ảnh hưởng rất lớn đến sự trưởng thành của đứa trẻ. Bởi vậy Tòa án thường ưu tiên quyền nuôi dưỡng con cho người mẹ. Việc pháp luật không giới hạn quyền nuôi dưỡng của một người là hoàn toàn đúng đắn, góp phần tìm cho trẻ em môi trường sống tốt nhất.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tientaetae vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/06/2019)
  • #521261   20/06/2019

    vulieu9102
    vulieu9102
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2019
    Tổng số bài viết (270)
    Số điểm: 2179
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 113 lần


    Xét những căn cứ nêu trên, xét các điều kiện về tài chính với số tài sản hàng ngàn tỷ đồng; đạo đức, nhân phẩm; thời gian chăm sóc, giáo dục con cái. Ngoài ra còn xem xét đến các yếu tố vật chất như nơi ăn, ở, đi lại học tập của con và yếu tố tinh thần như điều kiện vui chơi giải trí giúp con phát triển lành mạnh, trong sáng.... bà Thảo có đủ yếu tố để giành quyền  nuôi cả 4 người con.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vulieu9102 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/06/2019)