Mẫu tem đăng kiểm mới cho tàu thủy

Chủ đề   RSS   
  • #386743 06/06/2015

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Mẫu tem đăng kiểm mới cho tàu thủy

    Từ ngày 01/01/2016, các phương tiện thủy nội địa sau khi được kiểm tra có trạng thái kỹ thuật thỏa mãn các quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được dán tem kiểm định và được gắn biển kiểm soát.

    Mẫu tem chứng nhận đã kiểm định như sau:

    Mô tả:

    - Phôi tem phát hành thống nhất; có các chi tiết chống làm giả.

    - Hình dạng bầu dục, kích thước bao: 114x102 mm, vành trong cách đều vành ngoài và có kích thước tương ứng 88x76 mm.

    - Mặt trước của phôi Tem: Nền giữa hai vành trong và vành ngoài màu trắng, chữ đen và số seri Tem màu đỏ được in sẵn. Các nội dung khác chữ đen do Đơn vị đăng kiểm in.

    - Phần trong hình bầu dục nền màu vàng, có logo Đăng kiểm chìm bên trong, in chữ số của tháng và năm đến hạn kiểm định.

    - Tem được làm bằng chất liệu dạng vỡ chỉ sử dụng một lần, có thể dán trực tiếp lên vật liệu vỏ tàu (thép, gỗ, xi măng lưới thép, FRP, nhôm), sau đó tem được dán phủ một lớp nylon dày, chống bóc và chịu được ảnh hưởng của thời tiết như: mưa, nắng, sóng gió, nước.

    Chú thích các ký hiệu trên tem

    (1): in số seri tem

    (2): in số kiểm soát của phương tiện

    (3): in số đăng kiểm của phương tiện

    (4): in tháng và năm đến hạn kiểm định

    (5): in số Đăng ký hành chính của phương tiện

    (6): in ngày, tháng, năm hết hạn hiệu lực đăng kiểm của phương tiện

    Mỗi loại phương tiện có vị trí dán tem khác nhau:

    - Đối với phương tiện có kính phía trước vô lăng lái: Tem kiểm định được dán ở mặt trong, góc trên, ngoài cùng, phía bên phải của kính (nhìn từ lái về mũi phương tiện), ở vị trí dễ quan sát.

    - Đối với phương tiện có ca-bin hoặc buồng ngủ nhưng không có kính vách phía trước: Tem kiểm định được dán ở mặt ngoài, góc trên, ngoài cùng, phía bên phải của vách trước ca-bin hoặc buồng ngủ (nhìn từ lái về mũi phương tiện), ở vị trí dễ quan sát.

    - Các phương tiện thủy không thuộc 02 nhóm trên, có thành quây hầm hàng: Tem kiểm định được dán ở mặt ngoài, góc trên, ngoài cùng, phía bên phải của thành quây hầm hàng phía mũi (ngay phía dưới của thanh gia cường mép miệng quây), ở vị trí dễ quan sát.

    - Đối với phương tiện còn lại: Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát, ít bị va chạm và ít bị ảnh hưởng của mưa gió, thời tiết.

    Phân loại phương tiện

    Nhóm 1:

    - Phương tiện hoạt động tuyến vận tải đường thủy nội địa ven biển, từ bờ ra đảo, giữa các đảo; phương tiện chở khí hóa lỏng, tàu chở công ten nơ, chở xô hóa chất nguy hiểm, chở dầu; tàu khách cao tốc, tàu đệm khí; phương tiện có lắp đặt thiết bị nâng có sức nâng lớn hơn 1 tấn.

    - Các phương tiện của người nước ngoài hoặc của doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài tham gia giao thông đường thuỷ nội địa.

    - Các phương tiện hoạt động trên sông, kênh, rạch, hồ, đầm và vịnh (trừ các phương tiện nêu trên), có một trong các đặc trưng sau:

       + Phương tiện có sức chở người từ 50 người trở lên.

       + Phương tiện có trọng tải toàn phần từ 200 tấn trở lên.

       + Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 135 sức ngựa trở lên.

       + Phương tiện chuyên dùng như: ụ nổi, bến nổi, thiết bị thi công nổi, tàu cuốc, tàu hút và các phương tiện chuyên dùng khác có chiều dài thiết kế từ 10m trở lên.

    Nhóm 2:

    Các phương tiện hoạt động trên sông, kênh, rạch, hồ, đầm và vịnh (trừ các phương tiện nêu trên), có một trong các đặc trưng sau:

      + Các ph­ương tiện có sức chở người d­ưới 50 người.

      + Các ph­ương tiện có trọng tải toàn phần d­ưới 200 tấn.

      + Các ph­ương tiện có động cơ tổng công suất máy chính dư­ới 135 sức ngựa.

      + Các ph­ương tiện chuyên dùng như: ụ nổi, bến nổi, thiết bị thi công nổi, tàu cuốc, tàu hút và các phương tiện chuyên dùng khác có chiều dài thiết kế nhỏ hơn 10m.

    Số kiểm soát gồm 2 phần chữ và số

    Phần chữ là VR với phương tiện thuộc nhóm 1, là VS với phương tiện thuộc nhóm 2.

    Phần số gồm 8 chữ số, hai chữ số đầu là 2 chữ số cuối của năm đóng phương tiện, sáu chữ số tiếp theo là số tự nhiên do Cục Đăng kiểm Việt Nam quản lý và cấp trực tiếp cho các đơn vị đăng kiểm. Số này được lưu vào Cơ sở dữ liệu quản lý đăng kiểm phương tiện trong suốt cả quá trình hoạt động của tàu.

    - Đối với các tàu vỏ thép, hợp kim nhôm

        + Cách gắn: Số kiểm soát được làm sẵn bằng thép dẹt (đối với tàu vỏ thép), nhôm dẹt (đối với tàu vỏ hợp kim nhôm) và hàn cố định (hàn liên tục) phía dưới vị trí kẻ số đăng ký hành chính.

        + Kích thước của chữ và số kiểm soát là (100 x 60) mm, chiều rộng nét chữ và số là 15 mm; chữ và số kiểm soát được sơn cùng màu với số đăng ký hành chính.

    - Đối với các tàu vỏ gỗ, nhựa gia cường sợi thủy tinh:

    Số kiểm soát được đóng vào biển số kiểm soát (làm bằng vật liệu nhôm) và gắn bằng đinh tán lên tàu tại vị trí sau:

       + Nếu tàu có vô lăng lái thì trên vô lăng lái.

       + Nếu tàu không có vô lăng lái thì gắn trên đài lái trước cần điều khiển lái.

    Số kiểm soát của phương tiện thuộc nhóm 1 có chiều cao là 8 mm.

    Số kiểm soát của phương tiện thuộc nhóm 2 có chiều cao là 6 mm.

    Các tàu khác chọn vị trí đóng, gắn số kiểm soát sao cho dễ quan sát.

    Cập nhật bởi ChuTuocLS ngày 06/06/2015 04:20:25 CH
     
    14164 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận