Mất xe, ai bồi thường và mức bồi thường ?

Chủ đề   RSS   
  • #61494 20/09/2010

    Mất xe, ai bồi thường và mức bồi thường ?

    Trước đây cộng đồng dan luật từng xôn xao thảo luận về trách nhiệm bồi thường, mức bồi thường cho các vụ việc mất xe từ chuyện gửi xe. Nay mình vừa chứng kiến một sự việc tương tự nên mong được cùng các anh, chị và các bạn bàn luận thêm.

        Lúc 11h ngày 19/9/2010, A-chủ sở hữu chiếc xe, dựng xe vào đúng vị trí để xe trong bãi giữ xe của Nhà hàng Hương Lan II (xã An Bình- huyện Dĩ An- tỉnh Bình Dương). Nhân viên giữ xe của nhà hàng đã ghi vé giữ xe đầy đủ.

       Đến  khoảng 11h 15 cùng ngày, A cho B-khách tham dự tiệc cưới, mượn xe của mình. Khi lấy xe ra, B đã xuất trình vé giữ xe hợp lệ.

       Đến khoảng 12h30 cùng ngày, B quay trở lại Nhà hàng Hương Lan II để trả xe cho A và tiếp tục dự tiệc cưới của bạn. B chưa từng đưa xe vào gửi tại bãi giữ xe của Nhà hàng này nên khi B không thấy bất cứ nhân viên giữ xe nào của Nhà hàng Hương Lan II thì B đã theo bảng chỉ dẫn vị trí bãi giữ xe và theo quan sát thấy các xe máy khác đang được dựng thành hàng tại một vị trí (thật sự vị trí này nằm ngoài phạm vi dành cho bãi giữ xe của nhà hàng nhưng vẫn trong khuôn viên được bao bọc bởi tường riêng của nhà hàng), do đó B đã dựng xe tại vị trí vừa nêu; đồng thời đã gặp A để trả lại chìa khóa xe cho A và thông báo rõ với A là chưa lấy được vé giữ xe.

       14h cùng ngày, A ra về và phát hiện xe đã mất. Theo thông báo của A, B đã chủ động mời chủ nhà hàng cùng trao đổi vấn đề bồi thường cho A. Vì B cho rằng nhân viên giữ xe của nhà hàng Hương Lan II cũng chưa làm tròn nhiệm vụ được chủ nhà hàng giao.Nhưng chủ nhà hàng Hương Lan II đã chối bỏ trách nhiệm của nhà hàng, trên cơ sở lập luận là B không lấy vé giữ xe và đậu xe sai quy định nên thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của B.

       15h cùng ngày, trước thái độ không thiện chí của chủ Nhà hàng Hương Lan II, B đã chủ động đến trình báo tại Công an xã An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương nhưng cũng nhận được câu trả lời thiếu trách nhiệm như sau "sẽ làm việc lại và khiển trách chủ Nhà hàng Hương Lan II, ghi nhận số xe này đã mất thôi chứ không thể yêu cầu nhà hàng bồi thường được vì lỗi của anh mà".

       Khả năng kinh tế của B có hạn, còn A thì có nhu cầu sử dụng xe cao. Vậy mong mọi người cùng bàn luận cách giải quyết tình huống thực tế này sao cho hợp lý hợp tình.

       Chân thành cảm ơn sự quan tâm của các anh, chị và các bạn!  
    Cập nhật bởi admin ngày 05/10/2010 10:07:36 AM Hiển thị ra trang chủ
     
    8112 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #61513   20/09/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Cách giải quyết tình huống này là phải làm đơn báo mất tài sản, có xác nhận của nhà hàng Hương Lan rồi nộp cho cơ quan Công an cấp huyện nơi mất xe. Công an sẽ dùng các biện pháp nghiệp vụ để truy tìm thủ phạm.

    Nếu truy tìm được và có căn cứ thì thủ phạm bị truy tố về tội "Trộm cắp tài sản" và phải trả lại xe cho A. Nếu không thu hồi được xe thì phải bồi thường cho A giá trị của chiếc xe (kể cả trường hợp không bị truy tố).

    Nếu không truy tìm được thủ phạm, không thu hồi được xe thì B phải bồi thường xe cho A. Giữa A và nhà hàng Hương Lan không có liên quan gì với nhau.

    Còn quan hệ giữa B và nhà hàng thì sao? Chẳng có quan hệ nào cả. Giữa B và nhà hàng có thiết lập giao dịch dân sự nào đâu. Vì vậy họ không có nghĩa vụ phải bồi thường.

    Lập luận của chủ nhà hành là hoàn toàn đúng. Rõ ràng nhà hàng có bố trí bãi gửi xe, và quy định người gửi xe phải lấy vé. Khi người mang xe vào gửi à lấy vé thì giữa người gửi x và nhà hành đã thiết lập một giao dịch dân sự, đó là hợp đồng gửi giữ. Mọi thiệt hại liên quan đến hợp đồng này sẽ do bên có lỗi chịu.

    Nhưng ở đây B có thực hiện việc giao xe cho người giữ xe của nhà hàng và lấy vé đâu, có nghĩa là giữa B và nhà hàng không hề thiết lập một giao dịch dân sự nào. Vậy chẳng có nghĩa vụ dân sự nào xuất hiện ở đây cả.

    B lập luận rằng nhân viên giữa xe chưa làm tròn nhiệm vụ được chủ nhà hàng giao. Lập luận này đúng, nhưng đó chỉ là quan hệ giữa nhà hàng và nhân viên của mình.

    Việc không làm tròn nhiệm vụ đó đã làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà hàng đối với khách hàng. Nhà hàng có thể xử lý nhân viên đó theo quy định của họ. Còn việc chưa làm tròn nhiệm vụ đó không phải là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của nhà hàng theo quy định của pháp luật.

    Trong trường hợp này đáng ra B phải thấy được trách nhiệm của mình. B mang xe vào gửi không thấy nhân viên trông giữ xe thì không có nghĩa là B cứ để xe đó mà đi, còn mọi trách nhiệm thuộc về nhà hàng. Không thấy nhân viên thì phải chờ, phải tìm. Tìm không thấy thì phải chọn biện pháp khác để quản lý xe của mình chứ không phải để xe một cách thiếu trách nhiệm như vậy, rồi đến khi xảy ra mất mát lại quy trách nhiệm cho người khác.

    Trân Trọng !
    Cập nhật bởi admin ngày 20/09/2010 10:59:43 AM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #61548   20/09/2010

    Cám ơn những góp ý của ThanhBachDC!

    Nhưng mình còn băn khoăn với lập luận của ThanhBachDC là "ở đây B có thực hiện việc giao xe cho người giữ xe của nhà hàng và lấy vé đâu, có nghĩa là giữa B và nhà hàng không hề thiết lập một giao dịch dân sự nào. Vậy chẳng có nghĩa vụ dân sự nào xuất hiện ở đây cả".

    Vì nếu đối chiếu với quy định tại Điều 281BLDS2005 thì căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự ngoài hợp đồng dân sự, còn có 5 căn cứ khác, trong đó có căn cứ "gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật" và căn cứ "những căn cứ khác do pháp luật quy định".

    Đồng thời, Điều 617 BLDS2005 quy định về bồi thường thi��t hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi như sau: "Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường". Do đó, mình cho rằng Nhà hàng vẫn có 1 phần trách nhiệm.

    Trong trường hợp này, B đã chờ và tìm nhưng không thấy. B đến nhà hàng bằng xe ô tô (đi theo đoàn) nên sau khi tìm không thấy nhân viên giữ xe, B đã khóa cổ xe, vào trao ngày chìa khóa xe cho A và chỉ rõ với A vị trí để xe cũng như báo rõ việc không lấy được vé xe. A cũng có lỗi chủ quan không quay ra tìm cách khác để bảo vệ xe của mình.

    Mong mọi người góp ý thêm!

    Trân trọng!

    Cập nhật bởi vanducnam ngày 20/09/2010 03:21:19 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #61551   20/09/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn!

    Căn cứ phát sinh nghĩa vụ ngoài hợp đồng không được quy định tại Điều 281 BLDS2005 mà quy định tại Điều 604 BLDS2005.
    Đúng là Điều 281 BLDS2005 quy định như vậy. Nhưng bạn thử tìm xem nhà hàng và nhân viên giữ xe có thực hiện "hành vi trái pháp luật" nào gây thiệt hại cho chiếc xe của A không? Rõ ràng họ không có hành vi trái pháp luật nào, cũng không tham gia vào giao dịch nào liên quan đến chiếc xe nên họ không có nghĩa vụ phải bồi thường.

    Còn quan hệ giữa A và B thì giữa A và B xác lập một hợp đồng mượn tài sản. Sau khi hợp đồng được xác lập thì quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh và được điều chỉnh bằng các quy định của BLDS về hợp đồng mượn tài sản. Còn Điều 617 BLDS2005 là điều luật quy định về trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng nên không thể áp dụng trong trường hợp này.

    Bạn xác định A cũng có lỗi trong trường hợp này là không chính xác. B mượn xe máy của A thì B phải trả lại xe máy cho A. Việc B trả lại chìa khoá không có nghĩa là B đã trả xe, mà lúc này xe vẫn thuộc quyền quản lý của B. Việc giao chìa khoá và thông báo của B chỉ là quan hệ bạn bè tin tưởng nhau mà thôi, còn pháp lụat không điều chỉnh.

    Tôi giả sử với bạn trong trường hợp nfy B không hề quay xe về để tại nhà hàng mà thực chất là đã đem bán rồi mang chìa khoá về giao cho B thì làm sao? Trong trường hợp trên, nếu đúng quy định của pháp luật thì B phải gọi A ra chỉ chỗ để xe cho A, A biết rằng xe không gửi cho người giữ xe, không lấy vé nhưng vẫn chấp nhận thì nghĩa vụ của B theo hợp đồng mượn tài san mới chấm dứt.

    Trân trọng!
    Cập nhật bởi vanducnam ngày 20/09/2010 03:23:38 PM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #61663   21/09/2010

    Chân thành cảm ơn những góp ý của BachThanhDC!

    Mình viện dẫn Điều 281BLDS chỉ vì mình không đồng ý với lập luận của bạn là trường hợp mình nêu ra giữa nhà hàng và B không có hợp đồng dân sự thì nhà hàng không phải bồi thường. Những phân tích sau của BachThanh đã làm rõ lập luận của bạn trước đó. Cảm ơn bạn nhiều!

    Qủa thật trong trường hợp mình nêu, vị trí B dựng xe từ sảnh đãi tiệc có thể quan sát thấy rõ, nên B đã vào sảnh gặp A và giao chìa khóa, chỉ cho A thấy vị trí của xe đồng thời thông báo chưa lấy được vé xe.

    B nghi ngờ ở đây đã có sự cấu kết giữa người của nhà hàng và đối tượng bên ngoài. Vì cùng dựng xe tại vị trí đó với B có rất nhiều xe "được dựng thành hàng", B đã khóa cổ xe; đồng thời khu vực quanh nhà hàng này rất phức tạp nhưng nhà hàng lại chỉ bố trí nhân viên bảo vệ lỏng lẻo.
    Ngoài A và B ra thì đúng là nhiều người nghi ngờ B lấy xe đem bán rồi trả chìa khóa.
    Tình ngay lý gian vậy đó bạn à. Hiện tại, khả năng kinh tế của B có hạn nên không thể đền toàn bộ giá trị chiếc xe đã mất. A cũng chưa có yêu cầu bồi thường vì A là người nhà của cô dâu chú rể, A cho rằng chuyện này là điều xui cho đám cưới nên A chưa đề nghị cách giải quyết sự việc.
    Vì sự việc xảy ra vào ngày chủ nhật nên khi B lên trình báo công an thì lại gặp phải thái độ giải quyết rất thờ ơ. 

     
    Báo quản trị |  
  • #61676   21/09/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    blueorchid viết:

    Qủa thật trong trường hợp mình nêu, vị trí B dựng xe từ sảnh đãi tiệc có thể quan sát thấy rõ, nên B đã vào sảnh gặp A và giao chìa khóa, chỉ cho A thấy vị trí của xe đồng thời thông báo chưa lấy được vé xe.



    Ồ! Thông tin mới này của bạn đã chuyển việc giải quyết hậu quả sang hướng khác mất rồi. Trường hợp này thì B làm gì còn trách nhiệm gì đối với A nữa, A phải tự chịu trách nhiệm thôi. Vì thực tế thì A đã nhận lại xe của mình, biết rõ vị trí để xe của mình, biết rõ xe mình để ở đó không được gửi cho ai và cũng không có vé gửi xe nhưng A vẫn chấp nhận. Từ thời điểm B chỉ cho A thấy vị trí xe và thông báo cho A thông tin về việc chưa lấy được vé xe thì quyền quản lý xe đã không còn thuộc về B nữa, B đã thực hiện xong nghĩa vụ trả xe cho A sau khi đã đạt được mục đích của việc mượn xe.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #61699   21/09/2010

    manhtamvt
    manhtamvt
    Top 500
    Lớp 2

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (363)
    Số điểm: 3287
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Giải thích của #33cccc;">BachThanhDC thật là thấu đáo.

    We can do !

     
    Báo quản trị |  
  • #61704   22/09/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Cảm ơn ý kiến đồng thuận của bạn!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |