Mang theo dụng cụ gì để tự vệ mà không vi phạm pháp luật?

Chủ đề   RSS   
  • #571399 19/05/2021

    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Mang theo dụng cụ gì để tự vệ mà không vi phạm pháp luật?

    Hiện nay cuộc sống có rất nhiều nguy hiểm nên nhiều người đã chuẩn bị cho mình những dụng cụ để tự vệ như dao, bình xịt hơi cay, côn,… Việc tự vệ là cần thiết nhưng liệu dùng những dụng cụ như vậy có đúng pháp luật?

    Căn cứ tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 167/2013 NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:

    “3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    d) Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả;

    đ) Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

    e) Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng;”

    Theo đó thì nếu như mang theo các công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí thô sơ mà không được cấp phép thì có thể bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

    Căn cứ theo quy định tại các khoản 1, 4 và 11 Điều 3, Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ năm 2017

    Vũ khí là bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

    Vũ khí thô sơ là gồm: các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.

    Công cụ hỗ trợ là gồm:

    - Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;

    - Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

    - Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;

    - Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;

    - Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

     Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như các công cụ hỗ trợ ở trên.

    Như vậy,  theo quy định hiện hành thì cá nhân không được tự ý trang bị các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ trên để tự vệ cho bản thân. Trường hợp duy nhất cá nhân được sở hữu vũ khí thô sơ đó là trong trường hợp sử dụng để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo phải thực hiện thủ tục khai báo với Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.

    Vậy ngoài những vũ khí, công cụ nêu trên, khi ra đường cá nhân muốn tự vệ thì có thể mang theo những vật dụng gì để vừa có thể phòng thân mà lại không vi phạm pháp luậtcông dân được làm điều mà pháp luật không cấm, nên có thể trang bị cho mình những dụng cụ tự vệ không nằm trong danh sách vũ khí và công cụ hỗ trợ bên trên. 

    Một số dụng cụ không nằm trong danh sách trên có thể tham khảo như:

    - Gậy bóng chày;

    - Nón bảo hiểm;

    - Cờ lê;

    - Gậy đánh Golf;

    - Mỏ lết;

    - Tô vít;

    - Đèn pin flash có cường độ chiếu sáng mạnh;…

    Trên đây là ý kiến cá nhân của mình sau khi tìm hiểu, theo các bạn còn dụng cụ gì nữa không?

     
    5739 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Hong312 vì bài viết hữu ích
    admin (21/05/2021) ThanhLongLS (20/05/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận