Mang thai hộ

Chủ đề   RSS   
  • #482028 13/01/2018

    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Mang thai hộ

    Anh Nguyễn Văn A và chị Trần Thị Kim B kết hôn và sống với nhau đã hơn 3 năm nhưng vẫn không có con. Dù đã chạy chữa nhiều nơi nhưng vẫn không có tác dụng, mẹ chồng thì ngày càng lớn tuổi rất mong cháu để ẵm bồng do đó mà gây áp lực đối với vợ chồng anh A mà đặc biệt là chị B.

    Do chị B không chịu được nên bàn với chồng là nhờ chị C là bạn học thời phổ thông, mang thai hộ vì cũng chơi thân với lại gia cảnh chị C cũng khó khăn cần có tiền để nuôi 2 đứa em ăn học. Chị C đồng ý mang thai hộ chị B, do thân với nhau nên hai bên không ai làm giấy tờ gì cả, tất cả chỉ giao miệng mà thôi.

    Được một thời gian thì chị C có thai, sau 9 tháng 10 ngày thì sinh đươc cậu con trai kháu khỉnh, gia đình nhà anh A rất mừng. Tuy nhiên lúc này chị C yêu cầu anh A phải ly hôn với chị B và cưới chị thì chị mới cho gia đình anh nhận cháu, còn không sẽ dắt con đi.

     Do gia đình anh A rất muốn có cháu với lại trong thời gian vừa qua cũng có tình cảm thân thiết với chị C nên cũng yêu cầu anh A pải đồng ý yêu cầu của chị C. Chị B rất đau khổ vì bị gia đình chồng hất hủi bị bạn thân phản bội. Vậy giờ chị phải làm sao để giữ được gia đình nhỏ của mình?

    (Pháp luật có quy định rõ mang thai hộ nhằm mục đích nhận đạo, cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, cả anh A, chị B và chị C đã sai ngay từ đầu là vì tiền. Vậy trường hợp này, pháp luật có thể giải quyết như thế nào?)

     
    5355 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kimgam2708 vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (22/01/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #482034   13/01/2018

    ductho20995
    ductho20995

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2018
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 2920
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 53 lần


    Theo quan điểm của mình, thì mình có 02 ý như sau:

    1. Con của ai thì sẽ là của họ. Chỉ cần có thể chứng mình rằng cháu bé là con của A và B thì họ sẽ có quyền đối với con của họ. 
    2. Việc A, B và C làm sai thì họ sẽ bị Pháp luật điều chỉnh vấn đề sai đó.

    Tuy nhiên, ở đây gặp một số vấn đề về "Nhân đạo", người mang nặng đẻ đau lại không được chính đứa con mình sinh ra gọi là Mẹ.

     
    Báo quản trị |  
  • #482972   21/01/2018

     Mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam không áp dụng cho trường hợp này vì theo như luật hôn nhân gia đình 2014 thì "Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác". Việc sinh con trực tiếp thế này không được gọi là mang thai hộ. Chị C và anh A là cha mẹ đứa trẻ nên có quyền nuôi dưỡng cháu, việc chị C đòi nuôi con 1 mình là không đúng, nếu đưa ra tòa thì mới quyết định ai là người được nuôi con.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ninh2407 vì bài viết hữu ích
    kimgam2708 (23/01/2018)
  • #483154   23/01/2018

    ductho20995
    ductho20995

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2018
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 2920
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 53 lần


    ninh2407 viết:

     Mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam không áp dụng cho trường hợp này vì theo như luật hôn nhân gia đình 2014 thì "Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác". Việc sinh con trực tiếp thế này không được gọi là mang thai hộ. Chị C và anh A là cha mẹ đứa trẻ nên có quyền nuôi dưỡng cháu, việc chị C đòi nuôi con 1 mình là không đúng, nếu đưa ra tòa thì mới quyết định ai là người được nuôi con.

    Mình thì không đồng ý với quan điểm C là mẹ của đứa bé đó. Hơn nữa việc bạn đưa ra những lập luận nghe rất "Dân Luật" nhưng mình xin có vài ý như sau:

    - Thứ nhất, C là người mang thai hộ (dù có nhân đạo hay thương mại) thì vẫn là người mang thai hộ. Mnag thai hộ đơn giãn và mang một bào thai không phải con của mình. Tinh trùng và trứng là của A và B. Vì vậy, C không thể nào là mẹ của đứa bé. 

    - Thứ hai, Luật hôn nhân và gia đình cấm việc mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì Luật hôn nhân gia đình là căn cứ để xử phạt (dân sự, hành chính hoặc có thể là hình sự) chứ không có nghĩa là trái với Luật Hôn nhân gia đình thì đứa bé đó không được công nhận là con của A và B. Vì vậy, Pháp luật sẽ "phạt" A,B và C và đứa bé vô tội, nó có quyền được ba mẹ (A và B) chăm sóc, nuôi dưỡng.

    Đó là lý do C không thể là Mẹ của cháu bé. Lý do duy nhất mà có thể ngụy biện cho tình huống này là C chính là người "mang nặng, đẻ đau" nên C là người Mẹ. Tính logic của bài ngụy biện này đã không còn tác dụng khi khoa học đã phát triển đến bây giờ. 

     
    Báo quản trị |  
  • #483224   24/01/2018

    ductho20995 viết:

     

    ninh2407 viết:

     

     Mang thai hộ theo pháp luật Việt Nam không áp dụng cho trường hợp này vì theo như luật hôn nhân gia đình 2014 thì "Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác". Việc sinh con trực tiếp thế này không được gọi là mang thai hộ. Chị C và anh A là cha mẹ đứa trẻ nên có quyền nuôi dưỡng cháu, việc chị C đòi nuôi con 1 mình là không đúng, nếu đưa ra tòa thì mới quyết định ai là người được nuôi con.

     

     

    Mình thì không đồng ý với quan điểm C là mẹ của đứa bé đó. Hơn nữa việc bạn đưa ra những lập luận nghe rất "Dân Luật" nhưng mình xin có vài ý như sau:

    - Thứ nhất, C là người mang thai hộ (dù có nhân đạo hay thương mại) thì vẫn là người mang thai hộ. Mnag thai hộ đơn giãn và mang một bào thai không phải con của mình. Tinh trùng và trứng là của A và B. Vì vậy, C không thể nào là mẹ của đứa bé. 

    - Thứ hai, Luật hôn nhân và gia đình cấm việc mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì Luật hôn nhân gia đình là căn cứ để xử phạt (dân sự, hành chính hoặc có thể là hình sự) chứ không có nghĩa là trái với Luật Hôn nhân gia đình thì đứa bé đó không được công nhận là con của A và B. Vì vậy, Pháp luật sẽ "phạt" A,B và C và đứa bé vô tội, nó có quyền được ba mẹ (A và B) chăm sóc, nuôi dưỡng.

    Đó là lý do C không thể là Mẹ của cháu bé. Lý do duy nhất mà có thể ngụy biện cho tình huống này là C chính là người "mang nặng, đẻ đau" nên C là người Mẹ. Tính logic của bài ngụy biện này đã không còn tác dụng khi khoa học đã phát triển đến bây giờ. 

    Chị C không còn là người mang thai hộ nữa vì theo như tình huống mà người viết đưa ra thì tinh trùng là của anh A và trứng của chị C, nên chị C chính là mẹ của đứa bé. Chứ không phải là dựa vào chuyện mang thai để xác định chị C là mẹ đứa bé.

     
    Báo quản trị |  
  • #483009   22/01/2018

    Theo mình trứơc tiên cần phải xác định việc mang thai hộ trên thì đứa bé sinh ra là con của anh A và chị B (tức tinh trùng của anh A kết hợp với trứng của chị B và nhờ chị C mang thai hộ phôi thai này) hay con của anh A và chị C (tinh trùng anh A và trứng của chị C) từ đó mới có quy định cụ thể để khi chị B kiện ra Tòa án mới có cơ sở để giải quyết vấn đề này.

    Nếu trong trường hợp đứa con là con của anh A và chị B thì quyền nuôi con sẽ thuộc về anh A và chị B, chị C không có quyền yêu cầu anh A ly hôn để cưới mình vì đứa con.

    Nếu đứa con là con của anh A và chị C, chị C yêu cầu anh A ly hôn để cưới mình mà anh A không đồng ý thì theo quy định Tòa cũng không thể xử cho anh A ly hôn được. Mà theo đó nếu chị C không giao con, chị có thể yêu cầu Tòa án truy nhận cha cho con và yêu cầu anh A cấp dưỡng nuôi con với mức cấp dưỡng do 2 người thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #483027   22/01/2018

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 36 lần


    Ngay từ đầu mục đích của việc mang thai là vì thương mại, giữa anh A với chị C là mang thai trực tiếp không qua các dụng cụ y khoa để thụ thai, do đó không thuộc trường hợp mang thai hộ pháp luật quy định. Trong vấn đề bạn đưa ra mình nghĩ là do sự thoả thuận và dàn xếp của mỗi bên thôi. Nếu ra pháp luật thì con là do chị C thu thai, mang thai 9 tháng 10 ngày mới đẻ ra, đương nhiên chị C sẽ là mẹ của đứa bé và có quyền nuôi dưỡng đứa bé rồi. Có trách thì nên trách chị B đã quá tin tưởng chị C và chồng mình thôi. Cho nên trong cuộc sống không phải điều gì chúng ta cũng có thể lấy tình cảm để đối đãi mà nhiều khi vì tình cảm đó sẽ làm tan vỡ hạnh phúc của chính gia đình mình. 

     
    Báo quản trị |  
  • #483067   22/01/2018

    Thứ nhất, như thế nào là mang thai hộ? Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì "Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con" Như vậy, phải xác định rõ chị C có mang thai theo hình thức này hay không? Theo Điều 94 thì "Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra" Vậy thì cơ sở đâu để chị C không giao con?

    Thứ hai, điều kiện mang thai hộ: 

    "1.Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.

    2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

    b) Vợ chồng đang không có con chung;

    c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

    3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

    b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

    c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

    d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

    đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

    4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản."

    Vậy thì việc hai bên không làm giấy tờ mà chỉ giao miệng với cả điều kiện của chị C đã không đáp ứng các quy định trên. Tuy nhiên, mình nghĩ xác định cha mẹ sẽ dựa trên nguyên tắc ai là cha mẹ ruột đứa trẻ chứ không phải ai là người mang thai trong trường hợp này. Còn chuyện thoả thuận giữa anh A, chị B và chị C vi phạm thì sẽ bị xử lý theo trách nhiệm dân sự, hành chính hoặc hình sự tùy vào tính chất, mức độ vi phạm.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ThyThy2901 vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (22/01/2018) kimgam2708 (23/01/2018)
  • #483131   23/01/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Chào bạn, Vì quá tin tưởng nên đây hoàn toàn là con từ tinh trùng của anh A và trứng của chị C. Do trong quá trình gặp gỡ và tiếp xúc nên chị C mới nãy sinh tình cảm với anh A mà xảy ra cớ sự như bây giờ.

    Ngay từ đầu, cả ba đều sai nên mình nghĩ vấn đề bây giờ anh A là chủ chốt, nếu anh A thật lòng thương vợ mình thì không ai có thể ép anh ly hôn. Vấn đề về con và ai nuôi dưỡng thì nếu kiện ra Tòa và căn cứ vào nhiều yếu tố khác, có khả năng anh vẫn có thể được quyền nuôi con. 

     
    Báo quản trị |  
  • #483135   23/01/2018

    kimgam2708 viết:

    Chào bạn, Vì quá tin tưởng nên đây hoàn toàn là con từ tinh trùng của anh A và trứng của chị C. Do trong quá trình gặp gỡ và tiếp xúc nên chị C mới nãy sinh tình cảm với anh A mà xảy ra cớ sự như bây giờ.

    Ngay từ đầu, cả ba đều sai nên mình nghĩ vấn đề bây giờ anh A là chủ chốt, nếu anh A thật lòng thương vợ mình thì không ai có thể ép anh ly hôn. Vấn đề về con và ai nuôi dưỡng thì nếu kiện ra Tòa và căn cứ vào nhiều yếu tố khác, có khả năng anh vẫn có thể được quyền nuôi con. 

    Như vậy thì không gọi là mang thai hộ nữa nhỉ, đứng ở góc độ của chị B thì nên nói chị C sinh con cho chồng mình thì đúng hơn. Nếu đã vậy thì có vẻ vấn đề pháp luật cũng khó giải quyết ổn chuyện này, nói gì thì nói dù vợ chồng tình cảm bền chặt và hôn nhân được pháp luật công nhận nhưng việc người chồng có con với người phụ nữ khác thì luôn tồn tại những ràng buộc nhất định giữa họ, khó mà chặt đứt được. 

     
    Báo quản trị |  
  • #483136   23/01/2018

    bạn nói đúng, vấn đề chủ chốt ở đây là anh A có muốn giữ gia đình của mình không hay muốn làm theo ý gia đình là ly hôn với vợ (chị B) và kết hôn với chị C. Còn về phần đứa con thì trên vai trò của mình anh A là cha đứa bé nếu chị C không cho anh thực hiện nghĩa vụ của một người cha thì anh có thể theo quy định tại Điều 102 Luật hôn nhân gia đình 2014 để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con giữa anh và đứa bé, để anh có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với đứa bé.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Kimtam1912 vì bài viết hữu ích
    ninh2407 (24/01/2018)
  • #483238   24/01/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Mình thấy dưới góc độ pháp luật thì việc này ko còn được coi là mang thai hộ nữa mà là ván đề tình cảm và hôn nhân của cặp vợ chồng anh chị này, chỉ vì mong muốn sinh con nên mới để bạn thân là người mang thai hộ mà không ngờ được là chuyện tình cảm hôn nhân và việc mang thai hộ hoàn toàn ko được liên quan đến nhau. Cái khó là thoả thuận bằng miệng và anh A này còn nảy sinh tình cảm vs B nữa ... dẫn đến sự đổ vỡ và coi như mất cả.

     
    Báo quản trị |