Thứ nhất về vấn đề quy định hình phạt tử hình đối với hành vi quan hệ đồng giới thì có gì đó hơi vô lý. Vì ngay cả tội hiếp dân Điều 111 cũng đã bỏ hình phạt tử hình. Quan hệ đồng giới là hành vi mà theo quan niệm của người á đông là hành vi vi phạm đạo đức.
Tuy nhiên, theo mình thì cũng giống như con người khi sinh ra không thể chọn cha mẹ cho mình, và cũng không thể chọn giới tính cho mình. Không ai muốn mình khác người trong một xã hội không thừa nhận sự khác người đó.
Còn đối với hành vi mua bán dâm đồng giới thì cũng giống như hành vi mua bán dâm khác giới mà thôi. Chỉ có điều, cái thuật ngữ mua bán dâm đồng giới còn khá xa lạ với người việt nam. Nếu hành vi mua bán dâm khác giới không bị xử lý hình sự thì sao lại xử lý hình sự hành vi mua bán dâm đồng giới? Đó có phải là sự phân biệt đối xử hay không?
Theo mình, để hạn chế tệ nạn này thì cũng cần quy định tội mua bán dâm (không phân biệt là đồng giới hay khác giới) phải chịu TNHS.
Thứ hai về hành vi hiếp dâm mà đối tượng lại là người chuyển đổi giới tính hay là hiếp dâm đồng giới thì suy đến cùng cũng đều là hành vi hiếp dâm.
Trong LHS cũng chỉ quy định hành vi hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực "giao cấu" trái ý muốn với người khác chứ không quy định rõ là hành vi dùng vũ lực của người nam giao cấu trái ý muốn với người nữ mới là hiếp dâm. Do đó, không thể khẳng định chắc chắn rằng hiếp dâm là hành vi giao cấu khác giới.
Theo quan niệm đạo đức cũng như truyền thống từ xưa, ở Việt Nam không hề có tư tưởng rằng sẽ có người đồng tính hay chuyển đổi giới tính. Những thuật ngữ đồng tính hay người chuyển đổi giới tính cũng mới được biết đến trong thời gian gần đây nên việc xử lý đối với hành vi hiếp dâm đồng giới còn khá bỡ ngỡ đối với những người có thẩm quyền.
Tuy nhiên, không thể nói là vì pháp luật không rõ ràng nên không thể xét xử một vụ án.
Nếu một thẩm phán nói rằng: "Tôi không thể xét xử vụ án này vì pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể" thì đó là một thẩm phán tồi.
Còn như các bạn nói rằng nhà làm luật Việt Nam có trình độ yếu kém thì xin thưa, đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Các bạn học luật cũng đều biết rằng: Người xây dựng luật là những người có trình độ chuyên môn pháp luật cao, trong đó có thể bao gồm cả các thầy cô giáo dạy luật các bạn nên đương nhiên, dù không thể nói họ quá cao siêu nhưng về cơ bản trình độ của họ hơn hẳn các bạn.
Nhưng người phê chuẩn luật lại là Quốc Hội hay nói cách khác là những Đại Biểu Quốc hội - Những người mà có thể nói trình độ pháp luật lại quá yếu kém.
Vậy xin hỏi, người giỏi luật thì xây dựng luật, còn người biết ít hoặc không biết tí gì về luật thì lại có thẩm quyền phê chuẩn nó, liệu như vậy, pháp luật có tốt hay không.
Chính vì vậy mà có nhiều đạo luật được xây dựng mà lại không được thông qua là vì lẽ đó.
Thứ ba, như bạn tony có dẫn chứng hai vụ xét xử hành vi hiếp dâm nam giới nhưng lại được xét xử ở tội cố ý gây thương tích chứ không phải là tội hiếp dâm thì có thể nói rằng đó cũng không có gì là vô lý cả. Bởi lẽ, như bạn nói, khi nam giới bị hiếp dâm có khi còn sướng là đằng khác, và cũng không có tiêu chí nào để xem xét trinh tiết của nam giới, vậy căn cứ đâu có thể cho rằng họ bị hiếp dâm?
Hơn nữa, có mấy trường hợp nam giới bị hiếp dâm mà có thể tự tử, hay bị suy nhược về thần kinh. Đó chính là lý do mà những nhà áp dụng pháp luật cho rằng không thể có chủ thể thực hành hành vi hiếp dâm là nữ giới.
Một điều nữa các bạn cần lưu ý rằng, tội hiếp dâm được xếp vào nhóm tội "Xâm phạm nhân phẩm, danh dự" con người. Người ta thường quan niệm rằng "trinh tiết" người phụ nữ đáng giá "ngàn vàng"
nên khi là nạn nhân của tội hiếp dâm, người phụ nữ thường bị suy nhược nặng nề về thể chất và tinh thần, còn ngược lại, nam giới thường ít bị hơn. Nếu có trường hợp nào mà người nam giới sau khi bị hiếp dâm mà tinh thần hoảng loạn, thể chất giảm sút thì có lẽ những nhà áp dụng pháp luật sẽ thay đổi lại quan điểm, và sẽ tự tin hơn trong việc xét xử hành vi hiếp dâm mà chủ thể thực hiện là nữ giới chăng?
Vấn đề cuối cùng, mình cũng xin chia sẻ rằng, công nhận rằng pháp luật Việt Nam quá cao siêu. Bởi lẽ, nếu pháp luật mà không có hướng dẫn thì người người áp dụng nó không biết áp dụng kiểu gì.
Mình cũng hy vọng rằng, trong thời gian tới, luật pháp nước ta có thể hoàn thiện hơn và không còn quá cao siêu tới mức bất kì luật nào mới ban hành cũng cần phải có văn bản hướng dẫn thì mới thực hiện được. :D
Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!