"Mách nước" cách trở thành sếp giỏi mà ai cũng muốn làm việc cùng

Chủ đề   RSS   
  • #363791 20/12/2014

    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 142 lần


    "Mách nước" cách trở thành sếp giỏi mà ai cũng muốn làm việc cùng

    Tôi đã áp dụng và tôi đã thành công. Do đó, qua đây tôi có dịp & cơ hội để viết lên đây 1 số nội dung chia sẻ của mình với các bạn để các bạn (và cũng chính bản thân của tôi nữa) tự hoàn thiện mình hơn.

    Cứ nôm na mà như tôi đã đặt tiêu đề, đó là "mách nước" cách để trở thành SẾP giỏi mà ai cũng muốn làm việc cùng.

    Mọi người thường không bỏ việc mà họ bỏ… sếp. Tất nhiên, điều ngược lại cũng đúng: những nhân viên yêu quý sếp sẽ ở lại công ty ngay cả khi họ đã tìm được chỗ khác trả lương và các lợi ích tốt hơn. Vậy làm sao để bạn trở thành một vị sếp tuyệt vời mà ai cũng muốn làm việc dưới quyền?

     

    20140604_nguoi sep tot_01

     

    1. Đón nhận rủi ro thực sự chứ không phải giả hiệu

    Nhiều vị sếp cố trở nên nổi bật theo cách hời hợt. Họ có thể chọn mặc những bộ quần áo khác thường, theo đuổi những sở thích khác thường hoặc công khai ủng hộ những sáng kiến nổi tiếng. Họ cố gắng để nổi bật và họ chọn những cách dễ dàng để làm như vậy.

    Những vị sếp tuyệt vời làm điều đó theo cách khó hơn. Họ chọn những quan điểm ít người theo, không vì hy vọng được nổi bật mà vì họ muốn làm những việc đúng đắn. Họ đi những bước đi không mấy người ưa thích. Họ sẵn lòng bước ra khỏi công việc kinh doanh hàng ngày để làm mọi việc tốt hơn.

    Họ chấp nhận những rủi ro thực sự vì chính chúng chứ không phải vì những phần thưởng mà họ nghĩ có thể nhận được. Và bằng tấm gương của mình, họ truyền cảm hứng cho những người khác mạo hiểm để đạt được những điều họ tin là có thể đạt được.

    Những vị sếp tuyệt vời truyền cảm hứng cho nhân viên đạt được những giấc mơ của họ: bằng lời nói, bằng những hành động và quan trọng nhất là bằng ví dụ.

    Ai mà không muốn làm việc với một sếp như thế?

    2. Thấy cơ hội trong sự bất ổn và không chắc chắn

    Những vấn đề bất ngờ, những rào cản không lường trước, những cuộc khủng hoảng lớn là  điều mà hầu hết các sếp tránh, đóng cửa chờ bão tan.

    Những vị sếp giỏi coi khủng hoảng là một cơ hội. Họ biết rất khó có thể tạo ra những thay đổi lớn, kể cả những thay đổi cần thiết, khi mọi việc đang khá trôi chảy. Họ biết rằng sắp xếp lại đội ngũ hoạt động sẽ dễ dàng hơn nhiều khi có một khách hàng lớn rời đi. Họ biết rằng tạo ra các kênh bán hàng mới dễ dàng hơn nhiều khi có một đối thủ lớn gia nhập thị trường.

    Những sếp giỏi coi sự bất ổn và không chắc chắn không phải là rào cản mà là một thứ tạo sức mạnh. Họ tái tổ chức, tái định hình và tái sắp đặt để trấn an, tạo động lực và truyền cảm hứng khiến tổ chức trở nên mạnh mẽ hơn.

    Và điều đó khiến mọi người muốn ở lại chỉ để xem những điều ngày mai sẽ đem đến.

    3. Tin điều không thể tin được

    Hầu hết mọi người cố đạt được những thứ có thể đạt được; đó là lý do tại sao hầu hết các mục tiêu đều lớn dần lên thay vì phi thường.

    Các sếp đáng nhớ kỳ vọng nhiều hơn từ bản thân họ và từ những người khác. Sau đó họ sẽ chỉ cho họ cách đạt được điều đó. Và họ đã đưa chúng ta theo cuộc đua không thể tin nổi.

    Không ai muốn bước ra khỏi cuộc đua như thế.

    4. Không che giấu cảm xúc thật của mình

    Các sếp tốt thì chuyên nghiệp. Các sếp tuyệt vời thì không những chuyên nghiệp mà còn là người cởi mở. Họ thể hiện sự phấn khích chân thành khi mọi thứ tốt đẹp. Họ thể hiện sự ghi nhận thực sự với công việc vất vả và những nỗ lực gắng sức. Họ thể hiện sự thất vọng thực sự không phải đối với những người khác mà với chính bản thân họ. Họ thậm chí còn sẵn lòng thể hiện một chút giận dữ.

    Tóm lại, các sếp giỏi cũng là con người và họ cũng đối xử với các nhân viên như những con người. Sau cùng đó là thứ tất cả chúng ta đều thực sự muốn.

    5. Cứu người khác khỏi những “chiếc xe bus” đang lao tới

    Ngay cả những sếp tốt đôi khi cũng quẳng nhân viên xuống gầm xe bus.

    Sếp tuyệt vời không bao giờ ném nhân viên xuống gầm xe bus cả.

    Các sếp tuyệt vời thấy chiếc xe bus đang tới và kéo các nhân viên ra khỏi đường đi của nó, thường là vào lúc nhân viên còn đang chưa biết điều gì xảy ra, hoặc rất lâu sau mới nhận ra (vì sếp tuyệt vời không bao giờ cần sự công nhận).

    Khi ai đó tình nguyện đỡ đạn thay cho chúng ta thì họ sẽ truyền cảm hứng cho lòng trung thành tuyệt đối.

    6. Không ngại xắn tay vào làm

    Thước đo thực sự của giá trị là sự đóng góp có thể thấy được mỗi ngày.

    Đó là lý do tại sao bất kể đã đạt được những gì trong quá khứ, các sếp tuyệt vời cũng không ngại xắn tay, ngại bẩn mà làm những việc tầm thường. Không có việc nào là việc hạ đẳng và không có nhiệm vụ nào là tẻ ngắt và không cần kỹ năng.

    Ai mà lại muốn bỏ một công việc mà họ cảm thấy mọi người và đặc biệt là sếp của họ cũng cùng làm nó?

    7. Lãnh đạo bằng sự cho phép chứ không phải uy quyền

    Mọi sếp đều có một chức danh. Chức danh đó cho họ quyền uy để điều khiển người khác, đưa ra các quyết định, tổ chức, hướng dẫn và thi hành kỷ luật.

    Các sếp tuyệt vời không lãnh đạo vì họ có uy quyền để lãnh đạo. Họ lãnh dạo vì nhân viên muốn họ lãnh đạo. Nhân viên có động lực và cảm hứng nhờ con người họ chứ không phải chức danh của họ.

    Thông qua lời nói và hành động, các sếp tuyệt vời khiến nhân viên cảm thấy họ đang làm việc với chứ không phải cho sếp của họ.

    Thật dễ bỏ một vị sếp mà chúng ta làm việc dưới quyền; còn việc rời bỏ một sếp mà ta làm việc sát cánh cùng họ thì khó khăn hơn nhiều.

    8. Đón nhận một mục đích lớn hơn

    Sếp tốt làm việc để đạt được các mục tiêu của công ty.

    Sếp giỏi làm việc để đạt được các mục tiêu của công ty và phục vụ một mục đích lớn hơn: thúc đẩy sự nghiệp của các nhân viên, tạo ra sự khác biệt thực sự trong cộng đồng, giải cứu những nhân viên đang gặp khó khăn, truyền cảm giác tự hào và ý thức về giá trị bản thân ở những người khác.

    Các sếp giỏi đón nhận mục đích lớn lao hơn và giúp các nhân viên đón nhận mục đích lớn lao hơn vì họ biết công ty không chỉ là công ty.

    Chúng ta đều tìm ý nghĩa trong cuộc sống riêng và nghề nghiệp của mình. Hãy tìm ra ý nghĩa đó và thật khó mà rời đi. Tiền cũng quan trọng nhưng sự trọn vẹn và giá trị bản thân mới là vô giá.


    (Dịch từ Inc)

    (Bài chia sẻ của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - VP Luật NewVision)

     

     

     
    31236 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsutraloi3 vì bài viết hữu ích
    hoailamsvl (15/01/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #519351   29/05/2019

    levy94
    levy94

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (80)
    Số điểm: 425
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Đọc bài viết mà liên tưởng đến sếp cũ của mình, đúng là bỏ việc mà không bỏ sếp. Hiện giờ đôi lúc quá khó khăn vẫn nhắn tin xin lời khuyên của sếp. Sếp hội tụ gần đủ các yếu tố trên luôn, luôn tin tưởng nhưng vẫn tạo môi trường cho nhân viên tự bơi, tự phát triển, có gì để sếp gánh, dù khó khăn vẫn biến thành thách thức. Một con người đáng kính.

     
    Báo quản trị |