Lý luận và thực tiễn - một con đường chông gai

Chủ đề   RSS   
  • #10110 19/01/2010

    nguyentrangdhl

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:11/01/2010
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Lý luận và thực tiễn - một con đường chông gai

    " Tòa án xét xử độc lập" đã trở thành một nguyên tắc. Tuy nhiên nguyên tắc này đã và đang được bảo đảm bằng những cơ chế nào?
    Mình đang làm về đề tài này nhưng vẫn chưa biết cần phải khai thác những ý gì?
    Mong mọi người đóng góp ý kiến để giúp mình hiểu vấn đề này hơn.
    Cập nhật bởi LawSoft02 vào lúc 14/01/2010 14:04:30
     
    10106 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #10111   13/01/2010

    trancaophu
    trancaophu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2009
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Thao luan : LY LUAN & THUC TIEN

    1.Lý luận về cơ chế ? : Hiến pháp 1992 ; Luật tổ chức Toà án nhân dân; Bộ luật tố tụng hình sự và cơ chế quyết định " Đảng cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất"
    2.Thực tiễn là con đường chông gai bởi lẽ :
     Thẩm phán " độc lập " :
    2.1.nhưng muốn trở thành thẩm phán thì  đầu tiên phải là Đảng viên ( cơ chế này không có một văn bản quy phạm pháp luật nào ghi nhận ), tiếp theo mới xem xét đến trình độ học vấn & chuyên môn nghiệp vụ. Do đó, tạo ra sự bất bình đẳng giữa các công dân trong xã hội và mất đi tính cạnh tranh giữa những người trong Đảng với người ngoài đảng.Vô tình làm mất đi tính độc lập của Thẩm phán ( xét xử một số vụ án theo sự chỉ đạo của quận ủy).
    2.2.Cơ chế buộc Thẩm phán phải báo cáo án trước khi xét xử cho lãnh đạo TAND ( cơ chế này không có một văn bản quy phạm pháp luật nào ghi nhận ). Do đó là vi Hiến, nên mất đi tính độc lập của Thẩm phán ( bởi đa số lãnh đạo TAND đều giữ thêm chức vụ trong đảng như : bí thư ; phó bí thư ).
    2.3.Cơ chế tái bộ nhiệm Thẩm phán : ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các Thẩm phán ( bởi nếu quận ủy không ủng hộ và lãnh đạo TAND không đồng ý thì xem như mất chức Thẩm phán như chơi)
    Theo quan điểm của tôi " chông gai " trên là do con người tạo ra quá nhiều cơ chế không thành văn hoặc không mang tính khoa học pháp lý hoặc vi Hiến đã vô tình làm mất đi tính độc lập của Thẩm phán.Để khắc phục chúng ta nên tôn trọng nghiêm túc thực hiện những gì Hiến pháp và Luật đã ghi và cải cách tư pháp trong thời kỳ hội nhập quốc tế như sau :
    3.1.Học viện tư pháp đào tạo chức danh Thẩm phán lấy nguồn từ luật sư ; thư  ký ; các cử nhân luật....mang tính rộng rãi trong toàn xã hội. 
    3.2.Tạo cơ chế thi tuyển Thẩm phán công khai minh bạch trong toàn xã hội ( bỏ cơ chế không thành văn: phải là Đảng viên )
    3.3.Chấm dứt việc buộc các Thẩm phán phải báo cáo án ( vì theo Hiến pháp và Luật họ phải chịu tránh nhiệm cá nhân trước quyết định của mình ).
    3.4.Xoá bỏ cơ chế tái bổ nhiệm 05 năm/lần, áp dụng cơ chế bổ nhiệm không thời hạn và kèm theo những quy định tiêu chuẩn cụ thể nếu vi phạm thì cách chức Thẩm phán.
    Tôi xin thảo luận với bạn vài điều thôi, còn nhiều vấn đề khác làm ảnh hưởng đến " tính độc lập của Thẩm phán " cũng như vô tình sẽ tạo ra những sự câu kết để vi phạm pháp luật hoặc chạy mua quan chức. Chuc bạn thành công.    
    Cập nhật bởi trancaophu vào lúc 13/01/2010 15:13:54
     
    Báo quản trị |  
  • #10112   13/01/2010

    nguyentrangdhl
    nguyentrangdhl

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:11/01/2010
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tòa án độc lập

    Cảm ơn vì những góp ý của anh trancaophu. Những ý kiến đó vô cùng bổ ích đối với em. Tuy nhiên, ở đây đề bài của em là " Tòa án xét xư độc lập", vậy nên nếu chỉ phân tích về sự độc lập của Thẩm phán thì đó chỉ là một phần nhỏ của sự độc lập. Vậy em nên hiểu sự độc lập của Tòa án ở những khía cạnh nào.
    Và biểu hiện của việc không độc lập trong hoạt động xét xử của TA là gì?
    Mong mọi người tiếp tục cho ý kiến nhé.
     
    Báo quản trị |  
  • #10113   15/01/2010

    trancaophu
    trancaophu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2009
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Xet xu doc lap

    Chào Nguyentrangdhi, Khi xét xử của TAND bao giờ cũng có Hội thẩm nhân dân và HTND cũng có tính độc lập. Nhưng khi nhìn lại HTND hiện nay là những ai ?, là các cán bộ hưu trí và các cán bộ đương chức ( từ công chức và viên chức Nhà nước ). Như vậy, cho thấy HTND cũng là Đảng viên ( ít nhiều cũng bị chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp, vấn đề này không thể tránh khỏi trong xã hội). Do đó, tính độc lập của HTND sẽ bị hạn chế.
    Mặt khác, HTND không nắm vững và/hoặc hiểu biết không sâu sắc về khoa học pháp lý trong các ngành luật và thời gian để nghiên cứu hồ sơ vụ án rất ít ( trường hợp này thường gặp phải đối với HTND kiêm nhiệm vì bận công tác ). Do đó, sẽ không thể độc lập được và ít nhiều sẽ bị chi phối bởi Thẩm phán.
    Theo tôi để khắc phục " chông gai" thì chúng ta hãy thay đổi cơ chế trên, bằng cơ chế mà hiện nay các nước trên thế giới đang áp dụng gồm :
    1.HTND tăng lên 5 người hoặc 7 hoặc 9 người ( luôn phải là con số lẻ );
    2.HTND sẽ được lấy từ nhân dân ra dựa trên CMND và nghề nghiệp : trong thời gian làm HTND theo yêu cầu của Toà án họ vẫn được hưởng chế độ lương ở nơi công tác và được hưởng thêm chế độ phụ cấp do Ngân sách nhà nước chi trả.
    3.Cần chú ý khi tuyển trọn HTND trong từng vụ án cụ thể: thì phải căn cứ vào khách thể bị xâm hại trong vụ án đó là gì thì hãy tuyển HTND ( 01 hoặc 02 người ) có trình độ nghề nghiệp tương ứng .
    4.Phương pháp nghị án : HTND họp nghị án riêng ( Thẩm phán không được tham gia ) thông qua phiếu kín - sẽ được lưu giữ trong hồ sơ vụ án ( Thẩm phán sẽ là người mở phiếu và tuyên án theo đa số HTND quyết định ). Thẩm phán cũng có một lá phiếu ghi ý kiến của mình và thông báo cho các HTND biết trước khi tuyên án
    5.Trong trường hợp Thẩm phán không đồng ý với ý kiến của đa số HTND thì giải quyết như sau:
    **Nếu trong 07 HTND, có 03 phiếu giống quan điểm của Thẩm phán, thì quyết định bản án theo ý kiến của Thẩm phán.
    **Nếu trong 07 HTND chỉ có 02 phiếu giống ý kiến của Thẩm phán, thì buộc Thẩm phán phải tuyên án theo đa số. Nhưng Thẩm phán vẫn có quyền đề nghị kháng nghị bản án lên TAND cấp trên xét xử lại. 
    Nếu áp dụng được vấn đề này trong xét xử, thi tôi khẳng định tính độc lập tuyệt đối của Hội đồng xét xử sẽ đạt chuẩn 100%. Chúc bạn thành công nhé. Cám ơn.       
    Cập nhật bởi trancaophu vào lúc 15/01/2010 12:57:14
     
    Báo quản trị |  
  • #10114   15/01/2010

    nguyentrangdhl
    nguyentrangdhl

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:11/01/2010
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ý em muốn hỏi anh trancaophu là: ngoài HTND, TP còn sẽ có sự ảnh hưởng rất từ Chánh án, thư ký TA.... Những người này có ảnh hưởng rất lớn đến sự độc lập trong xét xử của Tòa án.
     
    Báo quản trị |  
  • #10115   15/01/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Bạn trancaophu đi lạc đề rồi kìa. Chủ đề mà nguyentrangdhl muốn bạn và mọi người thảo luận là "những cơ chế nào đảm bảo cho nguyên tắc xét xử độc lập của Tòa án" và tính "độc lập" sẽ bị ảnh hưởng, bị chi phối bởi những gì, cả về mặt xã hội cũng như quy định của pháp luật. Chứ có phải chỉ là về con người (mấy ông Thẩm phán, HTND) như bạn nói.
    Với lại, những ý kiến của bạn nêu lên cũng đâu có phải là cơ chế mà đó là một nguyên tắc trong hoạt động xét xử (nguyên tắc việc xét xử của Tòa án nhân dân có sự tham gia của hội thẩm nhân dân). Ở một số nước họ thay nguyên tắc này bằng nguyên tắc việc xét xử của Tòa án có sựtham gia của Bồi thẩm đoàn hoạt độg tương tự như ý kiên của bạn, nhưng không có chuyện Thẩm phán chủ toạ phiên tòa cũng bỏ phiếu đâu. Thẩm phán chỉ có quyền đưa ra phán quyết dựa tỷ lệ phiếu biểu quyết của Bồi thẩm đoàn thôi.
    Thực tế nước ta thì chưa thể áp dụg nguyên tắc này được, vì hệ thống pháp luật của mình còn chồng chéo, thiếu sự đồng bộ và chặt chẽ. Có lẽ vấn đề này nên để mấy vị ở Uỷ ban soạn thảo và xây dựng pháp luật của Quố hội bàn.
    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #10116   16/01/2010

    nguyentrangdhl
    nguyentrangdhl

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:11/01/2010
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tòa án độc lập

    Như bạn BachThanhDC đã nói, ở đây là nguyên tắc " Tòa án xét xử độc lâp" chứ không phải là nguyên tắc" khi xét xử, Thẩm phán và HTND độc lập và chỉ tuân theo pháp luật". Như vậy thì Tòa án xét xử độc lập phải rộng hơn chứ. Liệu rằng đây có phải là sự phân tích giữa tính độc lập của Tòa án trong mối quan hệ không chỉ giữa nội bộ TA mà phải phân tích nó trong mối quan hệ với các Cơ quan khác? Mong tiếp tục nhận được sự góp ý của mọi người.
     
    Báo quản trị |  
  • #10117   18/01/2010

    trancaophu
    trancaophu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2009
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Xét xử độc lập

    Tôi xin trả lời bạn nguyentrangdhl, như sau :
    1.Thư ký : sẽ không thể ảnh hưởng đến tính độc lập xét xử của HTND hoặc Thẩm phán vì họ chỉ là người giúp việc cho Hội đồng xét xử. Trừ trường hợp có tiêu cực và/hoặc có sự câu kết giữa thư ký với Thẩm phán ( trường hợp này tôi không đề cập tới vì nó mang tính cá biệt ).
    2.Chánh án : thì như tôi đã phân tích ở bài đầu tiên rồi ( như việc buộc các Thẩm phán phải báo cáo án trước khi xét xử ).
    3.Nếu các bạn mở rộng ra về các mối quan hệ xã hội và quan hệ công tác giữa các ngành nghề của các vị Thẩm phán và HTND thì sẽ không có cơ chế nào điều chỉnh được ( vì con người luôn vận động trong xã hội nên có rất nhiều mối quan hệ chằng chịt với nhau ).
    4.Theo tôi chúng ta chỉ xem xét ở các góc độ sau :
    a.Các cơ chế do luật điều chỉnh ( nó là những nguyên tắc buộc mọi người phải tuân thủ ), loại bỏ ngay những nội dung nào trong : Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao và Nghị định của Chính phủ hướng dẫn trái luật.
    b.Những quan hệ trực tiếp và phổ biến như :
    -Giữa Thẩm phán với : HTND ; TAND cấp trên ; Lãnh đạo TAND nơi Thẩm phán đang công tác ; Quận ủy nơi Thẩm phán đang sinh hoạt Đảng.
    -Gĩưa HTND với : Thẩm phán ; Lãnh đạo UBND nơi giới thiệu HTND; Quận ủy nơi HTND đang sinh hoạt đảng .
    Cán ơn các bạn đã tranh luận.
     
    Báo quản trị |  
  • #10118   19/01/2010

    nguyentrangdhl
    nguyentrangdhl

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:11/01/2010
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xét xử độc lập

    Hi, em hiểu ý anh trancaophu rồi. Đây mới là điều em cần biết, vì em chưa hiểu rõ về những quan hệ trực tiếp và phổ biến giữa TA với các cơ quan khác.
     
    Báo quản trị |  
  • #10119   19/01/2010

    nguyentrangdhl
    nguyentrangdhl

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:11/01/2010
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xét xử độc lập

    Hi, em hiểu ý anh trancaophu rồi. Đây mới là điều em cần biết, vì em chưa hiểu rõ về những quan hệ trực tiếp và phổ biến giữa TA với các cơ quan khác.
     
    Báo quản trị |  
  • #44910   17/02/2010

    HoangLongVP80
    HoangLongVP80

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:07/02/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Các bạn hãy nhớ điều 4 của Hiến pháp hiện hành, qui định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và Xã hội. Tòa án cũng là 1 bộ phận trong guồng máy Nhà Nước, do đó theo Hiến pháp thì Tòa án phải hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng.

    Tòa án phải hoạt động dưới sự lãnh đạo của người khác, vậy thì đâu khó gì trong việc các bạn tự trả lời Tòa án có độc lập, chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử hay không ? Giả sử là không, thì đừng nên tốn thì giờ thảo luận cơ chế nào bảo đảm nguyên tắc Tòa án xét xử độc lập, bởi lẽ rất đơn giản : nguyên tắc ấy không tồn tại trên thực tế thì làm gì có cơ chế để bảo đảm thực hiện !

    Để đào tạo ra 1 Cử nhân, Nhà nước ( chính xác là Nhân dân đóng thuế ) phải hao tốn rất nhiều, vậy mà có khi tất cả mang đổ sông, đổ biển. Tỷ như bạn nguyentrangdhl, giờ được dạy Nguyên tắc "Tòa án xét xử độc lập" và đang loay hoay tìm hiểu cơ chế đảm bảo cho Nguyên tắc đó được thực hiện. Rồi vài năm sau, khi Cử nhân Luật nguyentrangdhl đi vào thực tế xét xử của Tòa án, có thể sẽ phải hụt hẫng bởi điều mình học chưa hoặc không có trên thực tế, thế là kiến thức học ở Trường phải xếp xó, muốn hành nghề "tốt", Cử nhân Luật nguyentrangdhl không còn cách nào khác là phải tự học lấy những kiến thức phù hợp với thực tế hơn !

     
    Báo quản trị |  
  • #51275   06/04/2010

    hiephoibatdongsan
    hiephoibatdongsan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mỗi quốc gia có chế độ chính trị khác nhau, bộ máy Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở ấy. Ở VN, Đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo xã hội, mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật đây là nguyên tắc hiến định. Không riêng gì ngành Tòa án mà tất cả các ngành khác đều chịu sự lãnh dạo của Đảng. Ở một cách nhìn khác, tại Việt Nam quyền lực Nhà nước là thống nhất thuộc về nhân dân, chúng ta không chia thành ba quyền rạch ròi hành pháp, lập pháp và tư pháp như một số quốc gia trên thế giới, mà hình thức là sự phân công quyền lực của nhân dân để thực hiện các chức năng hành pháp, lập pháp và tư pháp. Vì vậy khi nghiên cứu về tổ chức bộ máy Nhà nước, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước nói chung và Cơ quan tư pháp, ngành Tòa án nói riêng phải đặt trong những mối quan hệ nhất định tại những thời điểm nhất định gắn với điều kiện kinh tế, chính trị xã hội tại thời điểm nghiên cứu trong sự so sánh về tính tiến bộ, sự kế thừa tinh hoa pháp lý của nhân loại.
    Bàn về nguyên tắc Tòa án xét xử độc lập và tuân theo pháp luật.
    Có nhiều ý kiến cho rằng nguyên tắc này không được thực hiện trên thực tế vì do cơ chế Đảng lãnh đạo, sự chi phối của các cơ quan Đảng, Thẩm phán bắt buộc phải là Đảng viên, thẩm phán báo cáo án trước lãnh đạo (thường là Bí thư hoặc phó bí thư chi bộ), sự chi phối của chính quyền địa phương trong việc xét xử. Ý kiến của huyện ủy (quận ủy) trong việc bổ nhiệm thẩm phán, nhiệm kỳ của  thẩm phán bị giới hạn ....
    Đây là những hiện tượng thực tế đang xảy ra trên hầu hết tất cả các địa phương trên cả nước, không thể chối cãi. Vậy để nguyên tắc này đi vào thực tế cuộc sống thì cần giải quyết những vấn đề gì? lộ trình như thế nào?.......
    Về mặt lý luận Nhà nước: Đảng CSVN là tổ chức đại diện cho đại đa số nhân dân, là lực lượng lãnh đạo xã hội. Vì vậy Thẩm phán phải là Đảng viên là đương nhiên, có như vậy mới duy trì được sự kiểm tra về mặt Đảng của cơ quan cấp ủy đối với cơ quan Tòa án. (Chúng ta đang thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân cấp huyện, nếu ngành Tòa án mà độc lập theo kiểu không bị sự kiểm tra của cơ quan cấp ủy thì không biết lúc đó tình hình sẽ như thế nào? xã hội liệu có ổn định? Cơ quan kiểm tra, giám sát "xét xử độc lập và tuân theo pháp luật của Tòa án" câu trả lời tùy thuộc vào người đọc.
    Về mặt lập pháp: Thẩm quyền xét xử của tòa án, nguyên tắc hoạt động của Tòa án đã được ghi nhận trong Hiến pháp, trong các bộ luật. Vấn đề là cải cách trong việc tổ chức, hoạt động , chức năng quyền hạn của các cơ quan: Điều tra, VKS, Tòa án. Trên cơ sở tôn trọng quyền con người.
    Cải cách như thế nào?
    câu trả lời sẽ có khi bạn giải thích được (cả về mặt lý luận và thực tiễn) lý do từ năm 1988 đến 2003 Bộ luật TTHS của nước ta đã qua 4 lần sửa đổi bổ sung.
    Đang có dự án tiếp tục sửa đổi BLTTHS 2003.

     
    Báo quản trị |  
  • #51277   07/04/2010

    quangdinhnhat
    quangdinhnhat

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 22 lần


    Nguyên tắc "Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" chưa tồn tại ở Việt Nam cả về mặt lý thuyết và thực tiễn.

    Về mặt thực tế thì như các bài thảo luận của các bạn đã nêu ở trên.

    Về mặt lý thuyết thì Điều 130 của Hiến pháp chỉ nêu là: "Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật". Điều này có thể hiểu rằng, sự độc lập xét xử ở đây là trong mối tương quan giữa Thẩm phán và Hội thẩm, chứ không phải là sự độc lập giữa Tòa án với các cơ quan khác
     
    Báo quản trị |  
  • #51278   07/04/2010

    quangdinhnhat
    quangdinhnhat

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 22 lần


    Báo cáo án, duyệt án: lợi bất cập hại

    Một trong những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng là Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, chính vì vậy mà pháp luật tố tụng hoàn toàn không quy định việc báo cáo án, duyệt án. Tuy nhiên, trong thực tế xét xử thì việc báo cáo án, duyệt án trước khi xét xử đã trở thành một thông lệ của các Tòa án địa phương

    Hiện nay, rất nhiều Tòa án (nhất là Tòa án cấp huyện), việc báo cáo án và duyệt án trước khi xét xử là công việc phải tiến hành đối với tất cả vụ án. Điều đó cho thấy, việc báo cáo án, duyệt án đã được các Tòa án mặc nhiên coi như một thủ tục bắt buộc trong khi pháp luật tố tụng không quy định thủ tục này. Thông thường hàng tháng, sau khi có lịch xét xử thì Tòa án tổ chức các buổi họp thường gọi là họp đường lối(có khi mất một vài ngày, tùy thuộc số lượng vụ án chuẩn bị xét xử) để các Thẩm phán báo cáo án và lãnh đạo Tòa án duyệt án. Thành phần, gồm lãnh đạo Tòa án và các Thẩm phán, có nơi còn có sự tham gia của các Thư ký Tòa án. Về trình tự, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa báo cáo nội dung vụ án và đề xuất hướng giải quyết, sau đó tập thể Thẩm phán và lãnh đạo Tòa án tiến hành thảo luận, nếu không thống nhất được quan điểm về hướng giải quyết theo đề xuất của Thẩm phán thì hầu như phải theo quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo Tòa án. Với hướng giải quyết vụ án đã được duyệt thì Thẩm phán không thể nào làm khác. Thực tế đã có nhiều thẩm phán “vượt rào” xử khác so với đường lối chỉ đạo khi duyệt án nên bị lãnh đạo phê phán.

    Vấn đề đặt ra là tại sao pháp luật tố tụng không quy định việc báo cáo án, duyệt án nhưng thực tế hầu hết các Tòa án lại thực hiện “thủ tục bắt buộc” này đối với tất cả các vụ án? Phải chăng pháp luật tố tụng không phù hợp, chưa theo kịp  thực tiễn tố tụng? Cần loại trừ nguyên nhân này, vì nếu đây là một thủ tục phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn thì tại sao lãnh đạo Tòa án các cấp đều không thừa nhận thực trạng này? Vậy thủ tục này mặc nhiên tồn tại là có hai nguyên nhân.

    Thứ nhất, từ phía các thẩm phán. Có những Thẩm phán kịch liệt phản đối thủ tục này, tuy nhiên số này còn quá ít, phần lớn Thẩm phán đều muốn duy trì vì phần nào có lợi cho cá nhân họ. Thực tế hiện nay trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực của nhiều Thẩm phán còn non nên chưa đủ tự tin vào lập trường, quan điểm của mình để độc lập phán quyết. Chính vì vậy, họ muốn duy trì hoạt động duyệt án trước hết là để tranh thủ kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ của các đồng nghiệp, của lãnh đạo Tòa án; sau nữa là khi việc xét xử đúng pháp luật thì thành tích sẽ thuộc về họ, nhưng nếu vụ án bị cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hủy hoặc sửa án thì lỗi là xử theo quan điểm tập thể.

    Thứ hai, là phía lãnh đạo Tòa án. Hiện nay, tại diễn đàn Quốc hội, HĐND  nhiều đại biểu thường chất vấn lãnh đạo Tòa án về từng vụ án cụ thể. Mỗi một khi bị chất vấn về bất kỳ vụ án nào mà lãnh đạo Toà án không trả lời được thì đều bị coi là thiếu sâu sát, quản lý công tác xét xử yếu kém. Cũng vì vậy mà hầu hết lãnh đạo các Tòa án đều muốn duy trì chế độ báo án nhằm nắm được nội dung của các vụ án để quản lý, kiểm soát đối với hoạt động xét xử của tất cả các Thẩm phán.

    Tuy nhiên, theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân thì Chánh án TANDTC và Chánh án Tòa án nhân dân địa phương có nhiệm vụ tổ chức công tác xét xử của Tòa án cấp mình quản lý. Việc tổ chức xét xử là phân công, đôn đốc, kiểm tra tiến độ giải quyết các vụ án chứ không phải can thiệp, chỉ đạo sâu vào hướng giải quyết từng vụ án cụ thể. Pháp luật tố tụng quy định, nếu không đồng ý với phán quyết của Tòa án thì bị cáo, đương sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị để xét xử phúc thẩm, Chánh án TAND cấp tỉnh, Chánh án TANDTC, Viện Trưởng VKSND cấp tỉnh và VKSNDTC có quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc kết luận một bản án, quyết định của Tòa án đúng hay sai sẽ thuộc về Hội đồng xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, còn ở cương vị một Chánh án sẽ không có thẩm quyền và không thể kết luận điều này. Trách nhiệm của Chánh án tòa án các cấp, ngoài thực hiện các hoạt động tố tụng theo thẩm quyền thì cần chú tâm thực hiện tốt các công việc có tính vĩ mô hơn là đi sâu vào từng vụ án cụ thể. Đó là, cần có giải pháp để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ; quản lý sắp xếp, phân công công việc phù hợp; có giải pháp tháo gỡ vưng mắc, tạo môi trường công tác thuận lợi nhằm nâng cao chất lượng xét xử; biết nắm bắt, phân tích tình hình, nguyên nhân phát sinh tội phạm và các tranh chấp để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền hoạch định chính sách phòng chống tội phạm, hạn chế tranh chấp trong nhân dân… Vì vậy, các đại biểu dân cử cũng cần chất vấn những vấn đề này mới phù hợp.

    Không thể phủ nhận mặt tích cực của việc bàn bạc, trao đổi trước khi xét xử- Thẩm phán sẽ tranh thủ được trí tuệ, kinh nghiệm của tập thể, đặc biệt là của những người có năng lực, kinh nghiệm. Tuy nhiên, việc trao đổi, tranh luận thì Thẩm phán có thể trao đổi với bất kỳ ai, tại mọi thời điểm, trên mọi diễn đàn mà không nhất thiết phải thực hiện việc báo cáo án, duyệt án. Việc tranh luận, trao đổi cũng chỉ cần thiết đối với những vụ án phức tạp, do đó việc báo cáo án, duyệt án đối với tất cả các vụ án là không cần thiết, làm mất quá nhiều thời gian của các Thẩm phán và lãnh đạo Tòa án. Mặt khác, đường lối giải quyết đã được bàn bạc, thống nhất trước nên thẩm phán (thậm chí là giao cho Thư ký Tòa án) cứ thế viết hoàn chỉnh bản án trước, dẫn đến tình trạng “án bỏ túi”, phiên toà sau đó chỉ mang tính hình thức. Hậu quả nữa là sẽ làm ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm; tạo tâm lý ỷ lại cho các Thẩm phán, không chịu học hỏi, nghiên cứu để nâng cao trình độ vì dựa vào tập thể. Việc báo cáo án sẽ tạo cơ chế công khai, minh bạch, hạn chế việc thẩm phán có hành vi tiêu cực trong công tác xét xử như quan điểm của nhiều người. Lý do, một khi Thẩm phán cố tình lợi dụng để trục lợi, thiên vị thì khi báo cáo án chỉ trình bày một phía, chỉ nêu những vấn đề có lợi cho người mà họ cố tình bảo vệ. Và như vậy, hướng xét xử vụ án mà tập thể thống nhất, lãnh đạo duyệt sẽ trở thành “lá bùa hộ mệnh” để Thẩm phán an tâm xử trái pháp luật.

    Như vậy có thể thấy rõ, việc báo cáo án, duyệt án là lợi bất cập hại, vừa trái pháp luật tố tụng, vừa không phù hợp với yêu cầu của công tác cải cách tư pháp.

    Link: http://www.daibieunhandan.vn/Trangchu/VN/tabid/66/CatID/40/ContentID/100631/Default.aspx
     
    Báo quản trị |  
  • #51279   07/04/2010

    quangdinhnhat
    quangdinhnhat

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 22 lần


    Cải cách tư pháp qua vụ án Sông Lô

    Mới đây, UBND tỉnh Hà Giang có tổ chức buổi họp báo về việc báo chí phản ánh xung quanh việc tranh chấp giữa UBND tỉnh và Công ty TNHH Sông Lô. Phiên họp báo cho thấy Hà Giang có thể có được nhiều kinh nghiệm qua vụ việc phức tạp này ở nhiều góc độ, riêng góc độ cải cách tư pháp thì thấy rất rõ sự bất cập, cần được chấn chỉnh.

          Tòa án tuyên hủy Quyết định UBND tỉnh
    Theo trình bày của nguyên đơn tại phiên tòa, năm 2002, UBND tỉnh Hà Giang ban hành Quyết định 2309/QĐ-UB phê duyệt dự án nghiên cứu khả thi khai thác, tuyển, luyện quặng sắt ở Hà Giang của Công ty TNHH Sông Lô. Công ty này đã đầu tư vốn, nhân lực, máy móc để thực hiện dự án, nhưng trong khi đang thực hiện thì ngày 27.4.2006 UBND tỉnh Hà Giang ban hành Quyết định 1058/QĐ-UB huỷ bỏ Quyết định 2309 nêu trên. Công ty Sông Lô khiếu kiện ra Tòa vì cho rằng vì cho rằng đó là văn bản trái luật, gây thiệt hại cho họ. Trong quá trình giải quyết, hai bên đã có thỏa thuận nên Công ty Sông Lô đã rút đơn khởi kiện.
    Nhưng sau đó, ngày 5.3.2007 UBND tỉnh Hà Giang lại ra Quyết định 585/QĐ-UB với nội dung huỷ bỏ Quyết định 2309. Sau khi khiếu nại nhiều lần không được giải quyết thoả đáng, Công ty Sông Lô khởi kiện lên Toà án. 
    Tại phiên toà, đại diện của VKSND tỉnh Hà Giang cũng đánh giá rằng: “Quyết định 585/QĐ-UBND... của UBND tỉnh Hà Giang là vượt quá thẩm quyền, vi phạm các Điều 17 và 127 của Luật Tổ chức HĐND và UBND nên  Quyết định 585/QĐ-UBND là trái pháp luật và đề nghị HĐXX huỷ bỏ Quyết định 585”...
    Hội đồng xét xử đã phân tích căn cứ pháp lý để ban hành quyết định; nội dung của quyết định và nhận định Quyết định 585/QĐ-UB của UBND tỉnh là không đầy đủ và không chính xác, không phù hợp với quy định của pháp luật... Vì vậy, Bản án số 01/2007/HCST của TAND tỉnh Hà Giang đã huỷ toàn bộ Quyết định 585/QĐ-UB của UBND tỉnh Hà Giang “về việc huỷ bỏ Quyết định số 2309/QĐ-UB ngày 29.8.2002 v/v phê duyệt dự án nghiên cứu khả thi khai thác, tuyển, luyện quặng sắt ở Hà Giang của Công ty TNHH Sông Lô”.
    Những người quan tâm đến pháp luật đều ghi nhận sự dũng cảm, thẳng thắn và công minh của Toà án khi bác một quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh. Nó phản án bản lĩnh của Thẩm phán cũng như ý nghĩa của công cuộc cải cách tư pháp đối với tỉnh vùng cao  này. Ý nghĩa của nó càng được khẳng định khi UBND tỉnh rút kháng cáo và bản án không bị kháng nghị, có hiệu lực pháp luật để thi hành.
    Nhưng điều đáng buồn là cho đến nay UBND tỉnh Hà Giang vẫn không thi hành án. Lý giải về việc này, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô cho rằng: “Toà hành chính TAND tỉnh Hà Giang ra Bản án số 01/2007/HCST ngày 14.9.2007 giải quyết việc khiếu kiện quyết định hành chính quản lý nhà nước về đầu tư là chưa thoả đáng. UBND tỉnh sẽ có văn bản bổ sung báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để khắc phục thiếu sót của bản án đó” (Báo cáo số 98/BC-UBND ngày 30.5.2008 do Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang ký).
    Những hệ quả không hay
    Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp chế XHCN là bản án có hiệu lực pháp luật phải  được thi hành. Do đó, trong Bộ luật Hình sự đã có điều luật về tội không chấp hành bản án đối với người cố ý không thi hành bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật và có quy định về tội không thi hành án đối với những người có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết định thi hành án. 
    Trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, như Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nêu rõ một trong những  nhiệm vụ trọng tâm là: mở rộng thẩm quyền xét xử của Toà án đối với các vụ khiếu kiện hành chính. Đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Toà án; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trước Toà án.
    Trong bối cảnh như vậy, việc không thi hành án của UBND tỉnh Hà Giang sẽ là một tiền lệ xấu, một trở ngại cho các cơ quan tư pháp địa phương thực thi nhiệm vụ của mình. Đáng lẽ UBND tỉnh Hà Giang phải nghiêm chỉnh thi hành bản án để thể hiện tinh thần tôn trọng pháp luật, tôn trọng phán quyết của Toà án, thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp mà Bộ Chính trị đã đề ra, nhưng họ đã không làm như vậy.
    Lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang cũng thể hiện sự hạn chế về nhận thức pháp luật khi rút kháng cáo, tức là chấp nhận bản án nhưng sau đó lại cho rằng “bản án chưa thoả đáng” và lại khiếu nại lên Thủ tướng Chính phủ để “khắc phục thiếu sót của bản án” trong khi theo quy định của pháp luật, thẩm quyền xử lý thiếu sót nếu có của bản án này là TANDTC và VKSNDTC, hơn nữa, trong khi khiếu nại UBND tỉnh Hà Giang vẫn phải thi hành bản án.
    Được biết, UBND tỉnh Hà Giang cũng đã có nhiều văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vụ việc này và Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhiều lần có ý kiến chỉ đạo xử lý dứt điểm nhưng vụ việc vẫn tồn tại. Việc chậm trễ đó khiến cho trong một văn bản đề ngày 27.3.2007, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã ghi rõ: “Yêu cầu đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nghiêm túc và khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết khiếu nại của Công ty TNHH Sông Lô; báo cáo kết quả thực hiện lên Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2007”.
    Vậy mà bây giờ, đã là quý III năm 2008, UBND tỉnh Hà Giang lại tiếp tục báo cáo Thủ tướng... Với cung cách này không biết vụ việc đến khi nào mới được giải quyết dứt điểm.
    Từ vụ án này, nhìn ở khía cạnh cải cách tư pháp người ta thấy lo ngại và ở khía cạnh cải cách thủ tục hành chính cũng thật đáng lo...

    Link: http://www.nguoidaibieu.vn/pPrint.aspx?itemid=44391

     
    Báo quản trị |