Ly hôn yêu cầu đòi lại tiền lương đã góp trong thời kỳ hôn nhân

Chủ đề   RSS   
  • #481352 06/01/2018

    Ly hôn yêu cầu đòi lại tiền lương đã góp trong thời kỳ hôn nhân

    Kính chào các quý Luật sư của Diễn đàn Thư viện pháp luật. Hiện tại tôi đang có một vấn đề muốn xin được tư vấn từ các Luật sư.

    2 vợ chồng tôi cùng công tác tại 1 cơ quan. Sau khi kết hôn, chúng tôi có thỏa thuận (bằng miệng) là tôi sẽ là người lĩnh lương của cả 2 vợ chồng để chi tiêu toàn bộ công việc và sinh hoạt phí của cả gia đình bao gồm: mẹ chồng tôi, 2 vợ chồng và 2 đứa con. Do chồng tôi có mối quan hệ bên ngoài nên thường xuyên đi sớm về khuya nhưng hàng ngày ông ấy vẫn về nhà. Tuy nhiên, chồng tôi không ăn cơm ở nhà cùng gia đình nữa mặc dù tôi vẫn nấu cơm cho ông ấy. Hàng ngày, tiện nghi sinh hoạt của gia đình (điện, nước) ông ấy vẫn sử dụng bình thường. 

    Kể từ khi chồng tôi có quan hệ ở bên ngoài đến nay đã hơn chục năm, bây giờ ông ấy đơn phương xin ly hôn và kiện tôi để đòi lại 1/2 số lương (khoảng hơn 200 triệu) của hơn chục năm nay. Mặc dù từ trước đến giờ chưa bao giờ chồng tôi đòi tôi phải trả lại lương của ông ấy.

    Tôi xin các Luật sư tư vấn cho tôi:

    1. Tôi có trách nhiệm phải trả lại cho chồng tôi số tiền đó không trong khi tôi đã sử dụng số tiền đó để lo cho gia đình và nuôi các con (theo điều khoản Luật nào)

    2. Chồng tôi kiện tôi đã chiếm giữ số tiền đó của ông ấy là đúng hay sai? (theo điều khoản Luật nào)

    Tôi xin chân thành cảm ơn các Luật sư!

     

     
    26290 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #481609   10/01/2018

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Với yêu cầu của chồng bạn yêu cầu bạn trả lại ½ số lương (khoảng hơn 200 triệu) thì yêu cầu này là không có căn cứ. Căn cứ theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

    “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

         Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

         2.Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

         3.Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

    Như vậy chồng bạn có ý đúng khi nói lương đó là tài sản chung , tuy nhiên như bạn trình bày thì bạn sử dụng số tiền trên để chăm lo cho gia đình và nuôi các con. Đó có thể hiểu số tiền đó được dung để đảm bảo nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Cho nên yêu cầu của chồng bạn khi yêu cầu ½ số lương là không có căn cứ.

     

    2. Trong trường hợp chồng bạn kiện bạn việc chiếm giữa tài sản của ông âý thì việc khởi kiện này là không cơ cơ sở. Vì như đã trình bày ở trên thì lương là tài sản chung của vợ chồng. Thứ 2 thì căn cứ theo Điều 213 Bộ luật dân sự 2015 thì vợ chồng bạn có quyền thỏa thuận về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Mà trong trường hợp của bạn, tuy chỉ là thỏa thuận bằng miệng nhưng sự việc đã diễn ra nhiều năm, chồng bạn cũng không có ý kiến nên có thể ngầm hiểu rằng thỏa thuận đó có tồn tại.

    “Điều 213. Sở hữu chung của vợ chồng

    1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.

    2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

    3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

    4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.

    5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.”

    CÔNG TY LUẬT CILAW

    Giám đốc: Luật sư Nguyễn Thị Hướng

    Mobile: + 84 974 461 998 - + 84 869 008 039

    Email: huongnt.law@gmail.com

    Website: http://cilaw.vn/

    Lầu 2 C5 số 11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, quận 1, HCM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Ls.Nguyenthihuong vì bài viết hữu ích
    duongzchan (15/01/2018) thanhtam1959 (11/02/2018)
  • #485482   25/02/2018

    Ly hôn đòi lại tiền lương đã góp

    Cào bạn! Tiền lương trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng bạn được xem là tài sản chung của hai vợ chồng bạn. Bạn đã sử dụng số tiền đó vào mục đích chi tiêu cho gia đình. Hiện tại số tiền đó cũng không còn. Vì vậy, chồng bạn không có căn cứ để đòi lại số tiền đó. Khi ta Toà bạn cứ trình bày là bạn dùng số tiền đó vào mục đích nuôi mẹ chồng và hai đứa con. Tuy nhiên, để an toàn bạn nộp các tài liệu thể hiện bạn nuôi mẹ chồng và hai con.
     
    Báo quản trị |  
  • #482005   13/01/2018

    Luật sư cho em hổi về thuế Thu nhập cá nhân.

    Từ 1/1/2018, các khoản thu nhập nào không chịu thuế TNCN.

    (Bỏ qua khối Công chức, viên chức, hưởng lương ngân sách cho gọn - Em làm trong doanh nghiệp tư nhân)

     
    Báo quản trị |  
  • #501502   05/09/2018

    Chào bạn tho.gsi!

    Luật Hải Nguyễn xin tư vấn cho bạn như sau. 

    Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2013 được sửa đổi, bổ sung 2014, các thu nhập sau đây được miễn thuế:

    1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

    2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.

    3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.

    4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

    5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.

    6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.

    7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

    8. Thu nhập từ kiều hối.

    9. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.

    10.6 Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả; tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng.

    11. Thu nhập từ học bổng, bao gồm:

    a) Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước;

    b) Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.

    12. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.

    13. Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận.

    14. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    15.7 Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.

    16.8 Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ.

    Trên đây là toàn bộ bài tư vấn của Luật Hải Nguyễn. 

    (NV: HĐT)

    Công Ty Luật Hải Nguyễn và cộng sự - Hotline: 0973.509.636

    Website: www.lamchuphapluat.vn - Email: luathainguyen@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #542840   31/03/2020

    Tiền phát sinh trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, bạn dùng tiền đó để chi tiêu cho sinh hoạt, ăn uống được xem là nhu cầu thiết yếu của gia đình nên không cần có sự đồng ý của người còn lại, nên bạn không cần phải trả lại số tiền đã chi tiêu.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT CILAW

Giám đốc: Luật sư Nguyễn Thị Hướng

Mobile: + 84 974 461 998 - + 84 869 008 039

Email: huongnt.law@gmail.com

Website: http://cilaw.vn/

Lầu 2 C5 số 11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, quận 1, HCM