Ly hôn thuận tình có cần phải ra Tòa án nữa không?

Chủ đề   RSS   
  • #613615 03/07/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20288
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 470 lần


    Ly hôn thuận tình có cần phải ra Tòa án nữa không?

    Nếu cả hai vợ chồng tự nguyện chấm dứt hôn nhân trên cơ sở thỏa thuận về các vấn đề nuôi con, trợ cấp, chia tài sản thì có cần phải ra Tòa án nữa không?

    (1) Ly hôn thuận tình có cần phải ra Tòa án nữa không?

    Theo quan niệm của nhiều người, khi xử lý vụ việc ly hôn, vợ chồng chỉ ra Tòa khi cả hai có mâu thuẫn, tranh chấp không thể tự giải quyết và cần có phán quyết của Thẩm phán làm cơ sở để giải quyết các vấn đề sau khi ly hôn.

    Còn trường hợp vợ chồng đã thỏa thuận được các vấn đề như ai là người nuôi con, ai là người có nghĩa vụ phụ cấp cho con, chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân như thế nào và không có mâu thuẫn, tranh chấp gì trong quá trình thỏa thuận thì không cần ra Tòa để phân xử vụ việc ly hôn này nữa.

    Theo một khía cạnh nào đó, việc vợ chồng đã thỏa thuận được các vấn đề sau khi ly hôn có nhiều điểm thuận tiện như giảm thiểu thủ tục rườm rà, tiết kiệm thời gian và chi phí; bảo đảm sự riêng tư, tế nhị và có thể tự chủ trong việc giải quyết mâu thuẫn.

    Vậy quy định của pháp luật trong trường hợp này như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 397 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, khi vợ chồng thuận tình ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành thụ lý đơn ly hôn và tổ chức hòa giải. Khi hòa giải sẽ có hai trường hợp sau:

    Hòa giải thành công

    Nếu hòa giải thành công, đồng nghĩa với việc vợ chồng đoàn tụ thì Thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn thuận tình

    Hòa giải không thành công

    Trường hợp hòa giải không thành, đồng nghĩa với việc vợ chồng không đoàn tụ thì Thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các bên theo các điều kiện là hai bên thực sự tự nguyện ly hôn, đã thỏa thuận được với nhau về phân chia tài sản, quyền nuôi con,...

    Với việc ly hôn nói chung và ly hôn thuận tình nói riêng thì vợ, chồng không được ủy quyền cho người khác mà phải tự mình đến Tòa để tham gia phiên hòa giải. Đồng thời, khi Tòa mở phiên họp giải quyết việc ly hôn thuận tình thì các bên phải có mặt tại Tòa theo giấy triệu tập của Tòa.

    Tuy nhiên, pháp luật cũng cho phép vợ chồng yêu cầu thuận tình ly hôn có thể vắng mặt tại phiên họp giải quyết việc ly hôn trong một số trường hợp, cụ thể:

    - Nếu Vắng mặt lần thứ nhất: Tòa án sẽ hoãn phiên họp trừ trường hợp người yêu cầu có đơn đề nghị Tòa án giải quyết vắng mặt

    - Nếu Vắng mặt lần thứ hai: Thì người yêu cầu vẫn có quyền gửi đơn yêu cầu giải quyết vắng mặt, tuy nhiên nếu không có đơn mà vắng mặt thì sẽ bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết ly hôn.

    Như vậy, khi ly hôn thuận tình, vợ chồng có thể xin vắng mặt tại phiên họp giải quyết việc ly hôn, tuy nhiên vẫn phải có mặt tại Tòa ít nhất 01 lần để xác nhận về sự tự nguyện ly hôn cũng như là thống nhất về các vấn đề liên quan trong quan hệ hôn nhân của cả hai.

    (2) Đổi ý khi ly hôn có cần nộp lại đơn xin ly hôn mới không?

    Trường hợp vợ chồng đã thỏa thuận và thuận tình ly hôn, tuy nhiên lại đổi ý và dẫn đến viêc không thỏa thuận được về việc chia tài sản, nuôi con thì có phải nộp lại đơn xin ly hôn khác không? 

    Theo khoản 5 Điều 397 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định, trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết.

    Theo đó, Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung do Bộ luật này quy định.

    Như vậy, nếu vợ chồng đổi ý, không thỏa thuận được các vấn đề nuôi con, chia tài sản sau khi ly hôn thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc thuận tình ly hôn và chuyển sang thụ lý vụ án tranh chấp khi ly hôn, vợ chồng không cần nộp lại đơn ly hôn mới.

    (3) Kết luận

    Ly hôn thuận tình là một lựa chọn phù hợp cho những cặp vợ chồng có sự thỏa thuận rõ ràng và mong muốn giải quyết vấn đề một cách văn minh. 

    Tuy nhiên, việc ra Tòa án để được công nhận ly hôn là cần thiết để đảm bảo tính pháp lý và bảo vệ quyền lợi cho cả vợ, chồng và con cái.

    Do đó, khi ly hôn thuận tình, vợ chồng nên có mặt tại Tòa án để việc ly hôn được diễn ra thuận lợi, rõ ràng, không có vướng mắc gì về sau.

     
    5033 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn motchutmoingay24 vì bài viết hữu ích
    admin (31/10/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận