Ly hôn đơn phương khi bị chồng bạo hành có được quyền nuôi con không?

Chủ đề   RSS   
  • #530228 02/10/2019

    jinju95

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/03/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Ly hôn đơn phương khi bị chồng bạo hành có được quyền nuôi con không?

    Chào luật sư. Em có một thắc mắc như sau: Chị gái em bị chồng bạo hành, gây tổn hại về sức khỏe cũng như tinh thần. vậy chị em có thể tiến hành ly hôn đơn phương và khởi kiện chồng được không. Chị em hiệ có 1 bé 2 tuổi thì chị em có được quyền nuôi con không ạ. Cảm ơn luật sư

     
    2429 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn jinju95 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #530243   02/10/2019

    Theo Điều 51 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì: Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Do đó, nếu đối phương (vợ hoặc chồng) không đồng ý ký vào đơn thì bên còn lại có thể làm đơn ly hôn theo yêu cầu của một bên.Như vậy chị bạn có thể làm đơn ly hôn đơn phương. 

     
    Báo quản trị |  
  • #534233   30/11/2019

    Điều kiện đơn phương ly hôn:

    Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

    Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

    Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia”

    Như vậy khi có những điều kiện thì tòa án sẽ giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương. Người yêu cầu ly hôn đơn phương phải có nghĩa vụ chứng minh những căn cứ mà mình đã viết trong đơn khởi kiện.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongpham5991 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/12/2019)
  • #534440   02/12/2019

    ngphunganh
    ngphunganh
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 36 lần


    Chào chị, chị của chị có thể khởi kiện chồng được nhé:
     
    Đối với hành vi xâm hại yếu tố sức khoẻ thì có thể có 02 hình thức xử lý: truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt hành chính.
     
    1. Truy cứu trách nhiệm hình sự.
     
    Nếu trường hợp khởi kiện vụ án hình sự. Theo khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
     
    "22. Sửa đổi, bổ sung Điều 134 như sau:
     
    “Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
     
    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 
     
    ..." 
     
    Chị của chị có quyền tố giác tội phạm đến cơ quan điều tra nếu cho rằng mình bị gây thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ và có chứng cứ chứng minh mình bị bạo hành nhé.
     
     
    2. Xử phạt hành chính.
     
    Nếu trường hợp không đủ tỷ lệ thương tật hoặc điều kiện để khởi kiện vụ án hình sự, chị của chị có thể yêu cầu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại mục 4 Nghị định 167/2103/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình.
     
    Cụ thể, theo khoản 1 Điều 49 Nghị định 167/2103/NĐ-CP:
     
     "Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
     
    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình."
     
    Hành vi của người chồng có thể bị xử phạt như trên.
     
    Chị cũng có thể thực hiện các quyền yêu cầu xin lỗi công khai theo khoản 3 Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
     
    "3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
     
    Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. "
     
    Hoặc bạn chị cũng có quyền khởi kiện ra toà án dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm theo Điều 590 Bộ Luật dân sự 2015.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #550525   29/06/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 5 lần


    Vì chồng chị bạn có hành vi bạo lực gia đình, đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng nên chị abnj có thể làm đơn khởi kiện (với nội dung đơn phương ly hôn). Với bé 2 tuổi thì theo quy định trẻ dưới 36 tháng tuổi sẽ do mẹ nuôi dưỡng nếu chị bạn có đủ điều kiện để nuôi đứa trẻ.

     
    Báo quản trị |  
  • #582754   14/04/2022

    thaophuongg24
    thaophuongg24

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:14/03/2022
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Ly hôn đơn phương khi bị chồng bạo hành có được quyền nuôi con không?

    Trả lời:

    Chào anh/chị, về trường hợp của anh/chị, tôi xin chia sẻ quan điểm như sau:

    Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về vấn đề ly hôn đơn phương như sau:

    “Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

    1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

    2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

    3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

    Theo như thông tin anh/chị cung cấp, chị gái của anh/chị bị chồng bạo hành, gây tổn hại về sức khỏe cũng như tinh thần. Do đó, căn cứ vào Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, chị gái của anh/chị có quyền khởi kiện ly hôn đơn phương.

    Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn như sau:

    “Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

    Chị gái của anh/chị có một bé 02 tuổi, vì vậy, theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, em bé sẽ được giao cho người mẹ nuôi dưỡng trực tiếp, trừ trường hợp chị gái của anh/chị không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để trông nom, chăm sóc và giáo dục con. Vì  vậy, khi Tòa án có yêu cầu, chị gái của anh/chị cần cung cấp các chứng cứ chứng minh chị đủ điều kiện để nuôi dưỡng con. Chứng minh ác điều kiện về vật chất như chỗ ở ổn định, môi trường sống, thu nhập,…qua giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, bảng lương, sổ đóng bảo hiểm xã hội, doanh thu của cơ sở kinh doanh… Chứng minh các điều kiện về tinh thần như thời gian chăm sóc con, sức khỏe tinh thần,…qua thời gian làm việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, công việc làm ở nơi cố định hay thường xuyên đi xa nhà hay không… Bên cạnh đó, có thể là cung cấp môi trường sống tốt cho, khi không có thời dành cho con thì sẽ có những người thân đáng tin cậy khác trong gia đình như ông bà, cô, dì... chăm sóc, yêu thương con.

    Ngoài ra, chị gái của anh/chị có thể cung cấp thêm các căn cứ chứng minh người chồng không có đủ điều kiện để nuôi con như có hành vị bạo lực, không có thu nhập ổn định, không có thời gian chăm sóc con,... 

     
    Báo quản trị |