Ly Hôn

Chủ đề   RSS   
  • #231824 07/12/2012

    anhluan89

    Sơ sinh

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Ly Hôn

    Xin chào luật sư!

     Xin cho tôi hỏi. Tôi và vợ tôi kết hôn tính cho tới nay được 16 tháng, chúng tôi có với nhau 1 cháu gái 10 tháng tuổi. Vợ tôi đã bỏ tôi và con đi khi con gái tôi đang ở bệnh viện khi đó cháu mới được  3 tháng tuổi, sau khi đi vợ tôi cũng không liên lạc, qua lại, thăm nom tôi cũng như con gái tôi cho tới nay, kể cả gia đình bên nhà vợ tôi cũng không sang thăm cháu ngoại 1 lần nào. Và nay vợ tôi về làm đơn đơn phương ly hôn. Theo như tôi được biết pháp luật thì người cha không được quyền nuôi con khi con chưa đầy 36 tháng tuổi. Vợ tôi đã bỏ cháu đi như vậy thì vợ tôi có xứng đáng được nuôi cháu hay không? Và tôi có thể có quyền đòi hỏi được nuôi cháu hay không?

     
    5170 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #231914   08/12/2012

    HoNguyenTruong70
    HoNguyenTruong70
    Top 10
    Male
    Trung cấp

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2010
    Tổng số bài viết (4452)
    Số điểm: 25150
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1343 lần


    Việc này tùy thuộc vào tòa xem xét điều kiện nào tốt nhất cho đứa trẻ khi xem hoàn cảnh sống và khả năng chăm sóc trẻ của người nào tốt hơn Tòa sẽ giao cho người đó nuôi con. Ngay sau khi ly hôn thời gian sau này một trong các bên có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con nếu thấy mình có đủ điều kiện chăm sóc con và do bên kia không đảm bảo việc nuôi con được tốt.

    Nguyễn Trường Hồ

     
    Báo quản trị |  
  • #231915   08/12/2012

    LUATSUNGUYEN
    LUATSUNGUYEN
    Top 25
    Male
    Lớp 10

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2124)
    Số điểm: 14426
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 742 lần


    Theo quy định của luật HNGĐ thì khi ly hôn, con chung dưới 36 tháng tuổi Tòa án giao con chung cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, người cha có quyền cấp dưỡng, thăm nuôi. Hết thời gian trên thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Như vậy trường hợp con dưới 36 tháng tuổi pháp luật quy định quyền nuôi con thuộc về người mẹ, trường hợp này anh phải thuyết phục vợ anh viết đơn tự nguyện giao con chung để anh chăm sóc và gửi Tòa án để Tòa xem xét 

    Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

    CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    http://dichvutuvanluat.com - http://dichvuluatsu247.com

    Hotline: 0987.756.263/0947.347.268

    ĐT: 04.8585 7869

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LUATSUNGUYEN vì bài viết hữu ích
    anhluan89 (09/12/2012)
  • #232227   10/12/2012

    dinhha_12791
    dinhha_12791

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2012
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào bạn ! Vấn đề của bạn tôi xin trả lời như sau:

     

    Điểm d mục 11 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có quy định cụ thể về vấn đề trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:

    “d. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.

    Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác”.

    Như vậy, về nguyên tắc vợ chồng bạn khi ly hôn có thể thoả thuận về người trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Tuy nhiên, do cháu bé hiện vẫn dưới 36 tháng tuổi nên khi khi ly hôn, vợ bạn trước hết vẫn được Toà án xem xét cho phép được quyền trực tiếp nuôi con nếu vợ bạn mong muốn được nuôi con và vợ chồng bạn không có thoả thuận nào khác.

    Tuy nhiên, trường hợp vợ chồng bạn không thỏa thuận được với nhau về việc bạn hay vợ bạn sẽ là người trực tiếp nuôi con; cũng như nếu bạn có đủ cơ sở để chứng minh việc vợ bạn không đảm bảo được các quyền lợi của con (như điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; đặc biệt là các điều kiện cần thiết cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm về việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần của con) trong khi đó, bạn lại đáp ứng được đầy đủ được những điều kiện này, thì Tòa án có thể xem xét, quyết định cho bạn được quyền nuôi con. Nhìn chung, khi quyết định trao quyền nuôi con cho người vợ hay người chồng, Tòa án đều phải xem xét quyền lợi về mọi mặt của cháu bé trên thực tế.

    Trân trọng !

    Chuyên viên tư vấn pháp luật:

    Đinh Thị Hạ

    ĐT: 01656 120 439

    Mail: lienhe@sunlaw.com.vn

    CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT SUNLAW (SUNLAW FIRM)

    Địa chỉ văn phòng giao dịch : Số 120 A4, ngõ 129, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội

    Email : contact@sunlaw.com.vn Tel: 043-9916057

    Fax: 0435510350

    Website : http://www.sunlaw.com.vn http://www.lawdata.vn

    TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN (24h/7): 1900 6816

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Nguyễn Trường Hồ