Lưu ý đối với người lao động không làm việc, không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng

Chủ đề   RSS   
  • #539479 27/02/2020

    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Lưu ý đối với người lao động không làm việc, không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng

    Có rất nhiều trường hợp người lao động vì những lý do cá nhân, chủ quan hoặc khách quan dẫn tới việc phải nghỉ làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong một tháng thì sẽ ảnh hưởng tới việc đóng bảo hiểm xã hội.

    Cụ thể thì căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì người lao động (NLĐ) không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH).

    Như vậy, nếu trong một tháng mà người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng đó thì sẽ không đóng bảo hiểm xã hội. Ví dụ cụ thể cho trường hợp này là nếu tháng đó có số ngày làm việc thực tế là 26 ngày nhưng người lao động đi làm có 12 ngày và nghỉ việc, không hưởng lương 14 ngày thì tháng đó sẽ không tính đóng bảo hiểm xã hội  theo quy định trên.

    Khi trong công ty có trường hợp người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, thì khi đó công ty sẽ phải tiến hành thủ tục báo giảm lao động. Và tháng sau đó, khi người lao động làm việc lại bình thường thì công ty lại tiến hành thủ tục báo tăng lao động và tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đó.

    Đây là một vấn đề quan trọng mà người lao động cũng như người sử dụng lao động cần nắm được để áp dụng vào việc xác định đóng bảo hiểm xã hội.

     
    4523 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #541150   14/03/2020

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1979)
    Số điểm: 14194
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Mình có thắc mắc này rất mong được các bạn giải đáp là trong quy định tại khoản 4 Điều 42 Quyết định 595 nêu trên chỉ nêu là không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày trở lên thì không đóng BHXH vậy còn BHYT và BHTN thì như thế nào nhỉ? Theo mình được biết thì BHYT chỉ cần làm việc 1 ngày là đóng cho cả tháng rồi, vậy còn BHTN. Ví dụ tháng đó đi làm có 1 ngày thì có đóng BHTN tháng đó hay không?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #548088   31/05/2020

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 12993
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    linhtrang123456 viết:

    Mình có thắc mắc này rất mong được các bạn giải đáp là trong quy định tại khoản 4 Điều 42 Quyết định 595 nêu trên chỉ nêu là không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày trở lên thì không đóng BHXH vậy còn BHYT và BHTN thì như thế nào nhỉ? Theo mình được biết thì BHYT chỉ cần làm việc 1 ngày là đóng cho cả tháng rồi, vậy còn BHTN. Ví dụ tháng đó đi làm có 1 ngày thì có đóng BHTN tháng đó hay không?

    Về vấn đề này thì BHYT mình xác định theo thời điểm báo giảm. Nếu báo giảm thời điểm nào thì đóng BHYT hết tháng đó. Tránh trường hợp người lao động hưởng các chế độ trong những ngày đầu tháng à mình lại báo giảm cả tháng. Còn về BHTN thì hiện mình cũng không tìm được quy định cụ thể điều chỉnh.

     
    Báo quản trị |  
  • #541202   15/03/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Cảm ơn bài chia sẻ

    Theo quy định tại các Khoản 4,5 và 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì pháp luật quy định trường hợp không đóng Bảo hiểm xã hội khi nghỉ từ 14 ngày làm việc không làm việc và không hưởng tiền lương, hưởng chế độ ốm đau, hưởng chế độ thai sản.

    Do một số ngành nghề đặc thù, không đảm bảo làm việc đủ 14 ngày trong tháng, trường hợp vì không làm việc đủ 14 ngày do đặc thù của ngành nghề mà không dóng BHXH thì quyền lợi của người lao động không được đảm bảo. Do đó, pháp luật đã quy định trường hợp không đóng theo các trường hợp trên. 

    Những trường hợp khác trường hợp trên, thì người lao động và người sử dụng lao động phải đóng BHXH nếu là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

     

     
    Báo quản trị |  
  • #547753   31/05/2020

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    nhatgiabao viết:

    Cảm ơn bài chia sẻ

    Theo quy định tại các Khoản 4,5 và 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì pháp luật quy định trường hợp không đóng Bảo hiểm xã hội khi nghỉ từ 14 ngày làm việc không làm việc và không hưởng tiền lương, hưởng chế độ ốm đau, hưởng chế độ thai sản.

    Do một số ngành nghề đặc thù, không đảm bảo làm việc đủ 14 ngày trong tháng, trường hợp vì không làm việc đủ 14 ngày do đặc thù của ngành nghề mà không dóng BHXH thì quyền lợi của người lao động không được đảm bảo. Do đó, pháp luật đã quy định trường hợp không đóng theo các trường hợp trên. 

    Những trường hợp khác trường hợp trên, thì người lao động và người sử dụng lao động phải đóng BHXH nếu là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

     

    Đối với vấn đề người lao động không làm vệc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định trên sẽ phải báo giảm lao động cũng như không đóng BHXH tháng đó. Thế nhưng còn những vấn đề khác như là những người chỉ làm việc một tháng khoảng 20 ngày hoặc ít hơn thì lấy mốc 14 ngày làm việc còn phù hợp hay không thì rất cần có những quy định mới để hướng dẫn về vấn đề này.

     
    Báo quản trị |