Lưu ý: Biện pháp nhận biết khách hàng trong phòng, chống rửa tiền

Chủ đề   RSS   
  • #604566 07/08/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1697 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Lưu ý: Biện pháp nhận biết khách hàng trong phòng, chống rửa tiền

    Rửa tiền là một hoạt động phi pháp được luật pháp quy định mức hình phạt lên đến 15 năm đối với cá nhân; đối với pháp nhân ngoài việc phạt tiền lên đến 20 tỷ đồng mà còn có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

    Trách nhiệm hình sự đối với hành vi rửa tiền

    Căn cứ tại Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, cụ thể:

    (1) Đối với cá nhân

    Khung 01: Phạt tù từ 01 - 05 năm nếu thực hiện một trong các hành vi:

    - Trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;

    - Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có vào việc kinh doanh hoặc hoạt động khác;

    - Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thật, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

    - Thực hiện một trong các hành vi nêu trên đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.

    Khung 02: Phạt tù từ 05 - 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

    - Có tổ chức;

    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    - Phạm tội 02 lần trở lên;

    - Có tính chất chuyên nghiệp;

    - Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

    - Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200 - dưới 500 triệu đồng;

    - Thu lợi bất chính từ 50 - dưới 100 triệu đồng;

    - Tái phạm nguy hiểm.

    Khung 03: Phạt tù từ 10 - 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

    - Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500 triệu đồng trở lên;

    - Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên;

    - Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.

    Ngoài ra, với người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.

    Hình phạt bổ sung:

    Ngoài hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng.

    Bên cạnh đó, có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    (2) Đối với pháp nhân thương mại

    Với pháp nhân thương mại phạm tội rửa tiền bị xử lý như sau:

    - Phạt tiền từ 01 - 05 tỷ đồng nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 324 Bộ luật Hình sự.

    - Phạt tiền từ 05 - 10 tỷ đồng nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015.

    - Phạt tiền từ 10 - 20 tỷ đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động từ 01 - 03 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 324 Bộ luật Hình sự.

    - Bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự, cụ thể:

    + Gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường; hoặc

    + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

    Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 01 - 05 tỷ đồng, bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 - 03 năm.

    Nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba trong phòng, chống rửa tiền 

    Căn cứ tại Điều 14 Luật Phòng chống rửa tiền 2012 quy định việc nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba như sau: 

    - Đối tượng báo cáo có thể nhận biết khách hàng thông qua bên thứ ba và bảo đảm bên thứ ba đáp ứng các yêu cầu sau đây:

    + Là tổ chức tài chính hoặc tổ chức kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan có thiết lập quan hệ với khách hàng, không bao gồm các mối quan hệ đại lý và thuê ngoài; 

    + Thực hiện nhận biết khách hàng theo quy định của Luật này hoặc các khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính trong trường hợp bên thứ ba là tổ chức ở nước ngoài; 

    + Lưu trữ và cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin nhận biết khách hàng cho đối tượng báo cáo khi được yêu cầu; thực hiện bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật; 

    + Là đối tượng chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền.

    - Trường hợp bên thứ ba là tổ chức tài chính và công ty mẹ là tổ chức tài chính, đối tượng báo cáo phải bảo đảm bên thứ ba đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này và công ty mẹ của bên thứ ba đáp ứng các yêu cầu về nhận biết khách hàng, cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị, lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo và bảo đảm bí mật thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo quy định tại các điều 9, 17, 38 và 40 của Luật Phòng chống rửa tiền 2012 hoặc các khuyến nghị liên quan của Lực lượng đặc nhiệm tài chính trong trường hợp công ty mẹ của tổ chức tài chính là tổ chức nước ngoài và phải được áp dụng, kiểm soát trong toàn hệ thống; áp dụng các chính sách để giảm rủi ro đối với các lĩnh vực có rủi ro cao về rửa tiền. 

    - Đối tượng báo cáo phải chịu trách nhiệm về kết quả nhận biết khách hàng của bên thứ ba.

    Biện pháp nhận biết khách hàng trong phòng, chống rửa tiền

    Tại Điều 9 Luật Phòng chống rửa tiền 2012 quy định nhận biết khách hàng như sau:

    - Nhận biết khách hàng bao gồm thu thập, cập nhật, xác minh thông tin quy định tại các điều 10, 11, 12, 13 và 14 của Luật này.

    - Tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau đây:

    + Khách hàng lần đầu mở tài khoản hoặc thiết lập quan hệ với tổ chức tài chính;

    + Khách hàng thực hiện giao dịch không thường xuyên có giá trị bằng hoặc vượt mức quy định; thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử mà thiếu thông tin về tên, địa chỉ, số tài khoản của người khởi tạo hoặc mã giao dịch trong trường hợp người khởi tạo không có tài khoản;

    + Nghi ngờ giao dịch hoặc các bên liên quan đến giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền;

    + Nghi ngờ về tính chính xác hoặc tính đầy đủ của các thông tin nhận biết khách hàng đã thu thập trước đó.

    - Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan phải nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau đây:

    + Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Luật này phải nhận biết khách hàng khi khách hàng có giao dịch có giá trị bằng hoặc vượt mức quy định;

    + Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 của Luật này phải nhận biết khách hàng khi cung cấp dịch vụ kinh doanh bất động sản;

    + Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 của Luật này phải nhận biết khách hàng khi khách hàng có giao dịch mua, bán kim khí quý, đá quý bằng tiền mặt hoặc ngoại tệ tiền mặt có giá trị bằng hoặc vượt mức quy định;

    + Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề quy định tại điểm d khoản 2 Điều 4 của Luật này phải nhận biết khách hàng khi kinh doanh dịch vụ kế toán; thực hiện thủ tục công chứng, thay mặt khách hàng chuẩn bị các điều kiện để thực hiện giao dịch hoặc thay mặt khách hàng thực hiện giao dịch chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản khác gắn liền với đất; quản lý tiền, chứng khoán hoặc tài sản khác của khách hàng; quản lý tài khoản của khách hàng tại ngân hàng, công ty chứng khoán; điều hành, quản lý công ty; tham gia vào hoạt động mua, bán doanh nghiệp;

    + Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4 của Luật này phải nhận biết khách hàng khi cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba; cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý. 

     
    265 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận