Lương y như từ mẫu? - Một nền y khoa đổ vỡ?

Chủ đề   RSS   
  • #122513 08/08/2011

    BCTCtax
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2011
    Tổng số bài viết (622)
    Số điểm: 6123
    Cảm ơn: 385
    Được cảm ơn 282 lần


    Lương y như từ mẫu? - Một nền y khoa đổ vỡ?

    Xem thường mạng sống người bệnh

     

    Mổ sỏi thận làm thủng đại tràng bệnh nhân, nhưng buộc người bệnh phải trả tiền cho ca mổ lần 2 để giải quyết hậu quả tai biến đó.

     

    Bệnh nhân Nguyễn Thanh Tâm (sinh năm 1962, ngụ xã Mỹ Hội, H.Cao Lãnh, Đồng Tháp) có sỏi thận đến khám tại Bệnh viện (BV) Bình Dân (TP.HCM). Ngày 9.6, ông Tâm được chỉ định nhập viện để mổ lấy sỏi thận. Bác sĩ điều trị cho mổ bằng phương pháp lấy sỏi qua da vào ngày 15.6. Trong lúc mổ, bác sĩ đã làm thủng đại tràng bệnh nhân, đến ngày 28.6, bệnh nhân trở nặng và tử vong tại BV.

     
     

     

     

     

    Biên lai ghi số tiền gia đình bệnh nhân Tâm tạm …

     

     

     

     

    Người nhà ông Tâm là ông Nguyễn Đức Ngôn bức xúc khi phản ánh với PV Thanh Niên: “Bác sĩ mổ làm thủng đại tràng, buộc phải mổ lại lần nữa để giải quyết hậu quả, nhưng BV vẫn buộc bệnh nhân nộp tiền cho lần mổ này. Bác sĩ và lãnh đạo BV xem mạng sống của người bệnh thật rẻ rúng - mổ làm thủng ruột, bệnh nhân tử vong, nhưng không hề giải thích; không chia sẻ nỗi mất mát người thân của gia đình. Đến khi gia đình làm đơn phản ánh thì rất lâu sau đó, BV mới cử đại diện đến nhà thăm”.

     

    Bác sĩ Nguyễn Chí Hùng, Giám đốc BV Bình Dân, thừa nhận: “Bệnh nhân Tâm được bác sĩ Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng mổ bằng phương pháp mới “lấy sỏi qua da” vào ngày 15.6. Trong quá trình mổ có làm thủng một lỗ ở đại tràng xuống, lỗ thủng khoảng 1 cm. Các bác sĩ chuyển sang mổ hở, và có xử trí lỗ thủng bằng cách vá lại. Bệnh nhân được mổ lại lần hai hôm 21.6 để giải quyết biến chứng. Mấy ngày sau mổ, bệnh nhân tạm ổn. Nhưng rồi khoảng 3 giờ sáng 28.6, bệnh nhân trở nặng, suy tuần hoàn cấp, ê-kíp trực hồi sức cấp cứu nhưng không hiệu quả, bệnh nhân tử vong hơn 1 giờ sau đó”.

     

    Bác sĩ Hùng lý giải: “Trong tất cả các kỹ thuật, kể cả tiêm chích cũng có thể xảy ra tai biến, cho dù bác sĩ có cẩn thận. Chúng tôi xử lý biến chứng như thế là phù hợp”. Chúng tôi đặt câu hỏi: “Về lý thuyết, tỷ lệ biến chứng có thể xảy ra đối với kỹ thuật mổ “lấy sỏi qua da” là bao nhiêu phần trăm; và bác sĩ có giải thích những nguy cơ cho người bệnh biết trước khi mổ?”, thì bác sĩ Hùng không trả lời được, mà nói để xem lại. Chúng tôi hỏi tiếp: “Ê -kíp cấp cứu có nghĩ đến việc bệnh nhân Tâm trở nặng và tử vong do nguyên nhân gì hay không?”, bác sĩ Hùng trả lời: “Diễn tiến trở nặng của bệnh nhân Tâm cấp thời có thể do biến chứng của ca mổ thủng đại tràng; hoặc có thể do vấn đề tim mạch có sẵn của người bệnh, điều này chưa rõ, vì không làm giải phẫu tử thi”. Tuy nhiên, trong một công văn trả lời gia đình bệnh nhân của BV Bình Dân do bác sĩ Nguyễn Chí Hùng ký có nêu: “Bệnh nhân tử vong đột ngột ngoài dự kiến. Căn cứ vào các dữ liệu và thông tin điều trị, bệnh nhân tử vong do sốc không hồi phục, nghĩ đến các nguyên nhân nhiễm trùng, suy thận, thiếu máu”. Theo các chuyên gia, “đại tràng xuống” chứa nhiều phân và vi trùng, do vậy, nếu làm thủng đại tràng xuống trong lúc mổ, phân và dịch sẽ xì ra ổ bụng khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng rất nguy hiểm.

     

    Về việc gia đình bệnh nhân bức xúc: “Tại sao mổ lại lần hai để giải quyết hậu quả tai biến do bác sĩ gây ra nhưng buộc người bệnh phải đóng tiền?”, bác sĩ Hùng nói: “Chúng tôi ghi nhận phản ánh này từ phía gia đình. Chúng tôi sẽ gửi lại toàn bộ chi phí”. “Tại sao sau khi bệnh nhân tử vong, BV không giải thích, thăm hỏi gì, đợi đến khi gia đình phản ánh mới cử người đến thăm?”, bác sĩ Hùng nhìn nhận: “Chúng tôi xin lỗi gia đình, nhân viên chúng tôi chưa làm tốt công việc này”. 

    Thanh Tùng

     

    Bệnh viện chậm trễ, bệnh nhân mất tay




    Chiều 7.8, tiếp xúc với PV Thanh Niên, anh Nguyễn Văn Kết (39 tuổi, ngụ ấp Xóm Dừa, xã Quách Phẩm, H.Đầm Dơi, Cà Mau) vẫn chưa hết bức xúc: “Đến giờ, tôi vẫn không hiểu sao các bác sĩ ở Bệnh viện (BV) Đa khoa khu vực huyện Cái Nước (Cà Mau) không cho tôi lên tuyến trên để điều trị kịp thời, khiến tôi phải tháo bỏ cánh tay, làm người tàn tật suốt đời”.

      Lương y như từ mẫu: còn không?

     Chị Lê Bích Thủy, vợ anh Kết, kể: “Chiều 20.6, anh Kết bị thương ở cánh tay phải, máu ra rất nhiều. Đến 19 giờ cùng ngày, anh được gia đình đưa đến BV Cái Nước điều trị. Anh được đưa vào phòng mổ lúc 19 giờ 50 và ca mổ kết thúc lúc 1 giờ sáng ngày hôm sau. Khi mổ xong, họ đưa chồng tôi sang phòng hồi sức, tôi có hỏi các bác sĩ về bệnh tình chồng tôi nhưng không ai nói. Đến khoảng 8 giờ 30 ngày 21.6, họ kêu tôi đến và thông báo phải nộp 1,4 triệu đồng tiền phẫu thuật để chuyển chồng tôi lên BV tuyến trên. Tôi hỏi bác sĩ sao không chuyển chồng tôi ngay từ đầu mà để tới giờ mới chuyển, họ chỉ nói không cứu được anh Kết nếu không chuyển đi”.

    Ông Bùi Văn Dũ, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV Đa khoa khu vực Cái Nước, khẳng định: “Không thể chuyển đi ngay được vì BV này là BV hạng II, mà BV Cà Mau cũng là BV hạng II. Chúng tôi chỉ chuyển bệnh nhân đi tuyến trên (BV Đa khoa tỉnh Cà Mau - PV) đối với những trường hợp bệnh thật nặng”.

    Được biết, ngày 21.6, BV Đa khoa khu vực Cái Nước chuyển anh Nguyễn Văn Kết lên BV Đa khoa Cà Mau. Sau khi thăm khám, các bác sĩ ở BV này khuyên gia đình nên chuyển anh Kết lên các BV ở tuyến trên. Sau đó, anh Kết được gia đình đưa đến BV 121 (TP Cần Thơ), các BS nơi đây cũng lắc đầu. Cuối cùng, anh Kết phải chịu tháo bỏ cánh tay phải ở BV Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, vì đã bị hoại tử.

    Ông Trần Văn Chức, Phó giám đốc BV Đa khoa khu vực Cái Nước, giải thích: “Căn cứ vào hồ sơ bệnh án thì bệnh nhân Nguyễn Văn Kết bị đứt động mạch và tĩnh mạch vùng cánh tay phải. Đây là một bệnh lý khó, nhưng không phải các bác sĩ ở BV chúng tôi không làm được. Chúng tôi không chuyển đi ngay là vì nguyên tắc của bác sĩ phải phục vụ bệnh nhân hết mình. Nhưng rất tiếc trường hợp của bệnh nhân Kết thì điều trị không thành công”.

    Được biết, gia đình anh Kết thuộc diện hộ nghèo, sau khi xuất viện về anh thiếu nợ hơn 30 triệu đồng, không khả năng trả. Hiện gia đình anh (vợ và 3 con nhỏ), sống đắp đổi bằng tiền làm thuê của chị Thủy.

    Gia Bách

    Bác sĩ có lỗi trong cái chết của thiếu nữ 16 tuổi

    Thứ bảy, 2/7/2011
    Bác sĩ Bệnh viện Năm Căn đã thiếu quan tâm theo dõi diễn biến sức khỏe bệnh nhân, không chụp X-quang đầu, siêu âm tổng quát… nên không phát hiện em Hiền chấn thương sọ não - nhận định ban đầu của Sở Y tế Cà Mau.

    Sáng nay trao đổi với VnExpress.net về cái chết của thiếu nữ Dương Thu Hiền 16 tuổi tại Bệnh viện Đa khoa huyện Năm Căn (Cà Mau) hôm 29/6 dẫn đến tình trạng người nhà bức xúc gây rối, ông Huỳnh Trung Kiên - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau - cho biết hôm nay tiếp tục họp hội đồng khoa học để có kết luận chính thức nhằm đưa ra hình thức xử lý nghiêm kíp y bác sĩ trực đêm xảy ra vụ việc.

    Theo ông Kiên, hội đồng khoa học họp ngày 1/7 xác định theo hồ sơ bệnh án lưu tại bệnh viện thì bác sĩ điều trị chẩn đoán Hiền bị ảnh hưởng thần kinh nhẹ ở dạng tress. Trong khi đó sau khi cô qua đời, kết quả giám định pháp y cho thấy thiếu nữ thiệt mạng do chấn thương sọ não kín.

    Kết luận trên cho thấy kíp trực hôm điều trị cho Hiền chẩn đoán cận lâm sàng của bệnh nhân chưa đúng nên không cho tiến hành các bước tiếp theo như siêu âm tổng quát, chụp X-quang đầu… Do đó bệnh viện không phát hiện thiếu nữ bị chấn thương sọ não, gây tử vong đáng tiếc.

    Nhà của một bác sĩ Bệnh viện Năm Căn bị những người quá khích đập phá sau cái chết của thiếu nữ Dương Thu Hiền. Ảnh: Thiên Phước
    Nhà của một bác sĩ Bệnh viện Năm Căn bị những người quá khích đập phá sau cái chết của thiếu nữ Dương Thu Hiền. Ảnh: Thiên Phước

    Người đứng đầu ngành y tế Cà Mau nói rằng kíp trực gồm bác sĩ Nguyễn Duy Tú với hai điều dưỡng Tô Minh Phước, Hồ Minh Cảnh còn yếu kém về chuyên môn nên có thể chủ quan, thờ ơ trước tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Chính vì vậy theo đại tá Lê Thanh Sơn (Trưởng Công an huyện Năm Căn) cơ quan điều tra đang xem xét hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm của các y bác sĩ trong cái chết của bệnh nhân Hiền.

    Sau khi thiếu nữ qua đời, người thân bức xúc cho rằng bác sĩ tắc trách nên đặt thi thể cô ở cổng bệnh viện để bắt đền rồi đưa lên xe kéo đi khắp Cà Mau làm tắc nghẽn giao thông. Nhiều người lợi dụng vụ việc đập phá bệnh viện và nhà một số bác sĩ. Hàng chục người đã bị bắt do liên quan đến vụ việc.

    Trò chuyện cùng VnExpress.net, luật sư Trịnh Vĩnh Phúc - Giám đốc Công ty Luật Hợp danh Phúc Đức, TP HCM - cho rằng hành vi của các thầy thuốc trong việc chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân cần được xem xét, vì không phải tự nhiên mà người dân phản ứng một cách cuồng nộ.

    "Theo tôi, nguyên nhân xuất phát từ việc tắc trách, thiếu trách nhiệm, lơ là, bất cẩn của kíp trực. Nếu y bác sĩ phát hiện Hiền bị chấn thương sọ não kịp thời hoặc cho chuyển lên tuyến trên thì có thể bệnh nhân không chết”, luật sư Phúc nói.

    Theo luật sư Phúc, cần làm rõ thông tin từ một số người nhà bệnh nhân là đã sớm báo động với bác sĩ nhiều lần về tình trạng sức khỏe rất kém của Hiền nhưng bác sĩ tỏ ra thờ ơ.

    Đêm 27/6, Dương Thu Hiền bị Lê Quốc Lơ chở vào khu vực vắng người ở sân bay Năm Căn để sàm sỡ, có ý định giao cấu. Cô gái phản ứng dẫn đến ngã xuống xe. Đến 3h sáng ngày 28/6 người dân phát hiện Hiền nằm ngoài đường nên đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Năm Căn cấp cứu trong tình trạng hôn mê. Bác sĩ khẳng định sức khỏe cô không nguy hiểm, không chỉ định siêu âm tổng quát hay chụp X-quang… Thấy bệnh tình của thiếu nữ diễn biến xấu, người thân yêu cầu chuyển lên tuyến trên nhưng không được bệnh viện đáp ứng. Rạng sáng hôm sau Hiền tử vong.

    Thiên Phước

    Cập nhật bởi Ketoansk ngày 09/08/2011 04:01:24 CH Cập nhật bởi Ketoansk ngày 08/08/2011 04:45:25 CH
     
    24543 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BCTCtax vì bài viết hữu ích
    boyluat (14/10/2011) KhacDuy25 (09/08/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #130989   15/09/2011

    BCTCtax
    BCTCtax
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2011
    Tổng số bài viết (622)
    Số điểm: 6123
    Cảm ơn: 385
    Được cảm ơn 282 lần


    Cấp thuốc quá hạn sử dụng cho người bệnh



    (TNO) Chỉ đến khi người bệnh mang trả, nhân viên trạm y tế mới phát hiện thuốc hết "đát".

    >> Trị trầm cảm: đâu chỉ có thuốc an thần
    >> Nghèo nàn dịch vụ y tế ở khu vực biển đảo

    Ông Trần Mẹo, trưởng thôn Núi Ngỗng, xã Nhơn Sơn, H.Ninh Sơn (Ninh Thuận) cho biết: “Ngày 5.9, do đau đầu, sổ mũi nên tôi đến trạm y tế xã Nhơn Sơn khám và xin thuốc về uống. Một nữ nhân viên của trạm phát cho tôi bốn loại thuốc. Uống được ba hôm không thấy bệnh thuyên giảm, ngày 8.9, tôi mang thuốc đến trạm y tế trả lại và xin cấp thuốc khác”.

    Lúc này, nhân viên trạm y tế kiểm tra thuốc do ông Mẹo đem trả thì phát hiện vỉ ofloxaxin 200mg (thuốc kháng sinh, loại 10 viên) đã hết hạn trước đó cả tháng (vỉ thuốc ghi ngày sản xuất 9.8.2008, hạn sử dụng 3 năm).

    Ngoài trường hợp của ông Trần Mẹo, còn có hai trường hợp khác được cấp thuốc hết hạn là bà Trần Thị Loan (trú thôn Lương Can) và bà Đào thị Nở (trú thôn Lương Tri).

    Ngày 12.9, ông Đào Văn Thụy, Trưởng trạm y tế xã Nhơn Sơn xác nhận, việc trạm cấp thuốc hết hạn cho người bệnh là có thật.

    Theo ông Thụy: “Hôm đó (ngày 5.9), do mới nghỉ phép về, con lại bị bệnh đột xuất nên cán bộ quản lý dược Bùi Thị Ngọc Thương đã cấp nhầm thuốc ofloxaxin 200mg hết hạn cho 3 người, với số lượng 48 viên”.

    Tuy nhiên, điều đáng nói là sau khi phát hiện thuốc hết hạn, trạm y tế đã không cho thu hồi số thuốc đã cấp nhầm mà vẫn để người bệnh uống. Vấn đề này ông Thụy giải thích: “#ffff00;">Trạm đã thu hồi thuốc của một người (trường hợp ông Trần Mẹo đem trả); riêng bà Loan và bà Nở uống còn 2 viên. Chúng tôi có đi kiểm tra nhưng không phát hiện bệnh nhân có tác dụng phụ nào, hơn nữa thuốc mới hết hạn nên không ảnh hưởng nhiều…”.

    Khi được hỏi vì sao thuốc hết hạn mà trạm không biết, ông Thụy trình bày: “#ffff00;">Do thuốc trong trạm nhiều, các hộp thuốc để lẫn, nằm đè lên nhau nên nhân viên không biết”.
    #ffff00;" />
    Liên quan đến sự việc trên, ngày 9.9, trạm y tế xã Nhơn Sơn đã tổ chức họp và kiểm tra sổ theo dõi thì thấy số thuốc ofloxaxin tồn kho là 38 vỉ. Sau đó, trạm phát hiện có 89 đơn thuốc đã cấp trong hai tháng 7, 8.2011 và đều có ofloxaxin; nhưng số đơn này không có số thứ tự trong sổ theo dõi cấp, phát thuốc. Nhiều nhân viên cho rằng, sau khi phát hiện thuốc hết hạn, có thể ai đó đã cố tình kê khống các đơn thuốc này để hợp thức hóa số thuốc hết hạn nói trên (!?). Nhưng ông Thụy lại nói: “Chuyện đó lâu nay ở trạm vẫn thế, vì một số lí do nào đó mà không ghi số thứ tự trong sổ theo dõi, chứ không có gì to tát cả”.

    Bà Đoàn Thị Vân Lan, Phó giám đốc Trung tâm y tế huyện Ninh Sơn cho biết: “Trung tâm đã nghe về sự việc này, nhưng trạm y tế xã Nhơn Sơn vẫn chưa báo cáo. Nếu sự việc đúng như vậy thì bản thân tôi rất bất bình, vì cán bộ y tế xã làm việc tắc trách và quá xem thường sức khỏe người bệnh. Trung tâm sẽ yêu cầu trạm y tế xã Nhơn Sơn làm rõ vụ việc và xử lý nghiêm nếu có sai phạm”.

    Lê Xuân


     
    Báo quản trị |  
  • #131022   15/09/2011

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Đọc bài này sao tôi sởn hết da gà da vịt thế này!!!!
    Trước đây đánh giá có thể viết: Một số y bác sĩ thiếu...
    Hiện nay đánh giá phải viết: Một số y bác sĩ có năng lực và y đức ...
    Híc!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #134911   28/09/2011

    BCTCtax
    BCTCtax
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2011
    Tổng số bài viết (622)
    Số điểm: 6123
    Cảm ơn: 385
    Được cảm ơn 282 lần


    Nghi bác sĩ tắc trách, người dân bao vây bệnh viện



    SGTT.VN - Sáng 27.9, hàng trăm người dân bức xúc kéo đến bao vây bệnh viện đa khoa huyện Ý Yên (tỉnh Nam Định) đòi làm rõ nguyên nhân cái chết bất thường của một bé gái 4 tháng tuổi.

    >> Trộm chó lộng hành - (Kỳ 3): Làng quê vắng chó
    >> Đánh nhau gây ùn tắc giao thông trên cầu sông Hàn

    Theo phản ánh của người nhà bệnh nhân, 19h ngày 22.9, cháu Nguyễn Thị Thu Hiền (con của anh Nguyễn Phú Hải và chị Nguyễn Thị Lý, thường trú tại thôn Xuất Cốc Tiền, xã Yên Khánh, huyện Ý Yên), đã được mẹ, bà nội và bà ngoại đưa vào Khoa Cấp cứu Nhi thuộc Bệnh viện đa khoa Ý Yên khám bệnh và điều trị do bị đau bụng, đi ngoài, quấy khóc.

    Bà nội và bà ngoại cháu Hiền cho biết, sau khi tiêm thì cháu Hiền vẫn uống sữa, nhưng sau đó thì người chuyển sang tím tái, rồi sau đó tử vong. Người nhà bệnh nhân cho rằng cháu Hiền đã bị sốc thuốc, dẫn đến tử vong, bởi sao cháu đang tỉnh táo mà lại bị chết?

    Trao đổi với các phóng viên, bác sĩ Nguyễn Văn Phong, Trưởng Khoa cấp cứu nhi cho biết, cháu Hiện nhập viện trong tình trạng viêm mũi họng, tiêu chảy cấp, mất nước vừa. Các bác sĩ đã cho cháu uống dùng kháng sinh, omezon và các vitamin.

    Sau mấy ngày điều trị sức khỏe của cháu không biến chuyển mấy, vẫn còn ho và sốt. Đến 5h ngày 27.9, nhiệt độ của cháu lên 39,5 độ. Cháu bị ho, khó thở, khò khè, khát nước, đi ngoài phân lỏng lẫn nước nhưng không có máu. Bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm phổi nặng, tiêu chảy cấp mất nước.

    Sau khi uống thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và chống khò khè, cháu tỉnh táo và bú được. Đến 7 giờ, do bận họp ở tỉnh nên bác sĩ Phong bàn giao lại công việc cho bác sĩ Phạm Văn Trường và bác sĩ Nguyễn Hữu Tổng (trực giờ hành chính). Lúc đó, cháu Hiền khó thở nhưng vẫn bú được. Tuy nhiên, khi vào thăm khám cho cháu, bác sĩ Tổng phát hiện thấy mắt cháu lờ đờ, khó thở, chân tay tím tái nên quyết định chuyển cháu lên Phòng Hồi sức cấp cứu và cho thở ôxy.

    Kết quả hội chẩn xác định bệnh nhân bị viêm phổi nặng, suy hô hấp độ 3 trên nền tiêu chảy cấp, rối loạn nhịp thở, nhịp tim. Đến khoảng 7 giờ 30, bệnh nhân ngừng thở, ngừng tim, soi mắt thấy đồng tử giãn. Bệnh nhân sau đó được hô hấp nhân tạo và tiêm Adrenalin. Sau 3 lần khám và nỗ lực cấp cứu, bác sĩ kết luận cháu đã tử vong và giao cháu cho gia đình mang về nhà để an táng.

    Sau khi đưa thi thể cháu về nhà, đến khoảng 9 giờ, hàng trăm người dân mang cháu quay trở lại bệnh viện đòi làm rõ lý do cháu bị chết. Được thông báo về vụ việc này, Công an huyện Ý Yên đã cử lực lượng tới giữ gìn an ninh trật tự, lập biên bản niêm phong thuốc và bệnh án. Bệnh viện đề nghị mổ pháp y, nhưng người nhà nạn nhân không đồng ý. Lãnh đạo bệnh viện đã mời đại diện gia đình bệnh nhân lên trao đổi và quyết định trích 30 triệu đồng để hỗ trợ thăm viếng.

    Đến khoảng 12 giờ 15, người nhà bệnh nhân mới chịu nhận tiền và đưa cháu về nhà để tổ chức an táng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tiếp tục túm tụm bàn tán xôn xao về cái chết của cháu bé.

    Ông Trương Văn Báu, giám đốc bệnh viện cho biết, đây là trường hợp bất khả kháng. Bệnh viện đã chẩn đoán đúng, xử lý đúng quy trình nhưng diễn biến bệnh lại quá nhanh và phức tạp. Ông khẳng định để làm rõ nguyên nhân chết, Bệnh viện sẵn sàng nhờ pháp y vào cuộc, nhưng gia đình nói là thương cháu nên không muốn mổ pháp y.

    Cuối giờ chiều ngày 27.9, bà Đặng Thị Minh, giám đốc sở Y tế Nam Định cho biết đã yêu cầu bệnh viện viết tường trình gửi về sở vào sáng ngày 28.9; triệu tập Hội đồng khoa học và Hội đồng chuyên môn để làm rõ nguyên nhân cái chết thương tâm của cháu Hiền. Nếu phát hiện có sai phạm, sở sẽ kiên quyết xử lý nghiêm.

    TTXVN

     
    Báo quản trị |  
  • #135283   29/09/2011

    BCTCtax
    BCTCtax
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2011
    Tổng số bài viết (622)
    Số điểm: 6123
    Cảm ơn: 385
    Được cảm ơn 282 lần


    Bé trai 2 tuổi tử vong do bác sỹ BV Nhi Trung Ương tắc trách?

    "Ngay khi vừa đưa con đến viện, các y bác sĩ ở phòng cấp cứu đã khám qua loa rồi không cho con tôi được nhập viện mà còn giới thiệu chuyển ra khu điều trị tự nguyện. Nên phải hơn 2 tiếng đồng hồ sau, con tôi mới được nhập viện".

    >> Bác sĩ tắc trách, một bé trai tử vong

    Mất con vì… sự tắc trách của bác sỹ?

    Anh Bùi Văn Sĩ và chị Dương Thị Thanh Hiền (Tân Dân – Phú Xuyên – Hà Nội) có một cháu trai 2 tuổi tên là Bùi Đức Thiện (SN 2009).

    “Ngày 16/9 vừa rồi, vợ tôi phát hiện cháu sốt nhẹ. Gia đình cũng nghĩ là trẻ con cảm sốt là chuyện bình thường nên để cháu ở nhà theo dõi. Nhưng 2 ngày sau (18/9) thì cháu bắt đầu sốt cao. Tôi đo nhiệt độ cho cháu thấy trên 40 độ C. Hai vợ chồng lo quá mới vội vàng thuê xe đưa cháu lên Viện Nhi Trung Ương để cấp cứu. Nhưng khi đến nơi, bác sỹ khám, đo nhiệt độ cho cháu rồi bảo vợ chồng tôi đưa cháu sang khu điều trị tự nguyện chứ không cho cháu nhập viện…” – Anh Sĩ nói.

    Bé trai 2 tuổi tử vong do bác sỹ BV Nhi Trung Ương tắc trách?

    Bệnh viện Nhi Trung Ương - Hà Nội

    Con thì đang sốt cao mà bác sỹ lại không cho nhập viện. Lý do đưa ra rất đơn giản, vì hôm đó là Chủ nhật nên không có ai làm bệnh án để nhập viện cả.

    “Vội vàng đưa con vào viện để cấp cứu, mong cháu nhanh chóng hạ sốt và khoẻ lại nhưng bác sĩ lại không cho con tôi nhập viện. Cả nhà, vợ chồng, hai bà nội ngoại, anh chị em đều sốt ruột, van nài các y bác sĩ nhưng cũng không ai cho con tôi nhập viện để khám và theo dõi cả. Chỉ đến khi thay ca trực là vào khoảng 4h chiều, các bác sĩ của ca trực thấy con tôi sốt cao, co giật mới cho cháu nhập viện. Sau đó, các bác sĩ chuyển cháu lên tầng 7 tiêm thuốc điều trị. Cháu nhà tôi bị sốt theo cơn, sau đó hạ sốt và cháu lại tỉnh táo dần” – anh Sĩ kể lại.

    Những tưởng vậy là có thể yên tâm phần nào và chỉ nay mai là con khỏi bệnh. Nhưng nào ngờ, đến khoảng 4h sáng ngày 19/9, cháu Thiện lại bị sốt cao, 42 độ C. “Thấy cháu sốt trở lại tôi sợ quá, vội vàng chạy đi báo bác sĩ trực. Sau đó bác sỹ đến tiếp nước cho cháu để hạ sốt. Nhưng mãi 2 tiếng sau, lúc 6h sáng vẫn không thấy cháu nhà tôi vẫn không hạ sốt tí nào. Cả nhà đều lo lắng nên lại tiếp tục báo bác sĩ. Sau khi kiểm tra một lần nữa, một bác sĩ nói với chúng tôi là cứ yên tâm, để bác sỹ tiêm cho một mũi rồi cháu sẽ tỉnh lại ngay…” - Chị Hiền nói đến đó rồi lại oà khóc, anh Sĩ tiếp lời.

    “Bác sỹ này nói xong rồi tiêm cho cháu một mũi vào cánh tay và hai ống thuốc vào dây đang truyền nước. Nhưng khi bác sỹ vừa rút kim tiêm ra thì cháu nhà tôi xùi bọt miệng rồi xỉu. Thấy vậy, bác sĩ đã làm một vài động tác gì đó và bảo cô y tá lấy móc để mở miệng cháu ra nhưng vẫn không thấy cháu tỉnh lại hay chuyển biến gì. Cả nhà tôi đều khóc, vợ tôi thì gần như xỉu đi...”.

    Bé trai 2 tuổi tử vong do bác sỹ BV Nhi Trung Ương tắc trách?

    Anh Bùi Văn Sĩ, bố của cháu Bùi Đức Thiện (2 tuổi, mới tử vong tại BV Nhi Trung Ương).

    Khoảng 8h sáng cùng ngày (19/9), các y bác sĩ chuyển cháu Thiện xuống phòng hồi sức ở tầng 1 để hô hấp nhận tạo, nhưng cháu Thiện không thể sống lại, đã mãi mãi rời xa gia đình của mình.

    “Cho đến bây giờ, vợ chồng tôi vẫn không thể tin được là đã mãi mãi mất con. Vợ chồng tôi như phát điên lên. Gia đình tôi đề nghị các y, bác sĩ ở đó giải thích rõ nguyên nhân vì sao con tôi tử vong nhưng không được ai giải thích. Họ chỉ nói rằng, do con tôi sốt cao, bệnh viện cũng đã làm hết trách nhiệm nhưng không thể cứu được con tôi, mong gia đình thông cảm. Tôi cũng không biết là phải thông cảm điều gì nữa” - chị Hiền nói trong nước mắt mà giọng vẫn đầy phẫn uất.

    Cũng theo anh Sĩ, khi cháu Thiện đã tử vong, gia đình xin đưa cháu về nhà để lo mai táng nhưng bác sĩ nói, chưa thanh toán viện phí thì chưa được ra viện. Cho nên cháu mất từ lúc 8h nhưng đến 11h30, gia đình anh Sỹ mới thu xếp được tiền để đi nộp tiền viện phí.

    “Tưởng có tiền đóng thì đón được con về nhà, nhưng đến ông trời hình như cũng không thương vợ chồng tôi. Khi người nhà tôi đến đóng thì bộ phận thu tiền đã nghỉ trưa và hẹn lại đến chiều. Họ đã không hiểu và thông cảm cho người đang mãi mãi mất đi đứa con, đứa cháu. Gia đình tôi cũng không thể chờ đợi thêm được phút giây nào nữa, đành gửi lại 4 triệu đồng để nhờ người đến chiều thanh toán viện phí rồi đưa thi thể cháu về quê…

    Ngay khi vừa đưa con đến viện, các y bác sĩ ở phòng cấp cứu đã khám qua loa rồi không cho con tôi được nhập viện mà còn giới thiệu chuyển ra khu điều trị tự nguyện. Nên phải hơn 2 tiếng đồng hồ sau, con tôi mới được nhập viện. Nếu ngay từ đầu các y, bác sĩ trong kíp trực đêm ngày 18/9, có trách nhiệm hơn, theo dõi diễn biến bệnh tình của con tôi cẩn thận hơn và cấp cứu kịp thời thì làm sao đến nông nỗi này. Tất cả chỉ vì sự vô trách nhiệm của một số y, bác sỹ mà mãi mãi chúng tôi mất con…

    Bé trai 2 tuổi tử vong do bác sỹ BV Nhi Trung Ương tắc trách?

    Các bác sỹ giới thiệu cháu Thiện vào khoa Điều trị tự nguyện chứ không cho cháu nhập viện ngay vì... hôm đó là Chủ nhật

    Mặc dù mất đi đứa con trai một cách không rõ ràng, nhưng gia đình anh Sĩ, chị Hiền cũng chỉ còn biết ngồi đó mà khóc, mà thương con. Những người ngoài nhìn vào cũng không khỏi chạnh lòng, rơi nước mắt.

    Thế nhưng, một số nhân viên bảo vệ tại bệnh viện lại có thái độ hống hách, coi thường người nhà bệnh nhân. “Khi cháu nhà tôi được chuyển xuống tầng 1 để hô hấp và biết cháu đã qua đời, vợ chồng tôi cùng người nhà đứng ngoài hành lang khóc lóc. Tôi nghĩ đấy cũng là lẽ bình thường thôi, có nỗi đau cắt da, cắt thịt nào bằng nỗi đau mất con. Đáng lẽ những người ở bệnh viện phải là người thông cảm, chia sẻ đầu tiên với chúng tôi. Vậy mà… anh nhân viên bảo vệ tên là Chu Bá Thịnh đã hùng hổ đến xua đuổi chúng tôi ra ngoài. Trước thái độ vô cảm của nhân viên bảo vệ này, một vài người nhà tôi đã có phản ứng liền bị nhân viên bảo vệ này đạp túi bụi…” – Anh Sĩ kể lại đầy bức xúc.

    BV Nhi Trung Ương: cháu Thiện tử vong là do sốc nhiễm khuẩn

    Sau khi cháu Bùi Đức Thiện (2 tuổi), con của anh Sĩ, chị Hiền (Tân Dân – Phú Xuyên – Hà Nội) tử vong tại Bệnh viện Nhi Trung Ương một cách bất thường, gia đình đã làm đơn kiến nghị gửi đến lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung Ương yêu cầu giải thích rõ nguyên nhân.

    Bé trai 2 tuổi tử vong do bác sỹ BV Nhi Trung Ương tắc trách?

    Ông Trần Minh Điển – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung Ương

    Sáng ngày 22/9, đại diện lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung Ương - TS. Trần Minh Điển – Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết: “Nguyên nhân dẫn đến cháu Thiện tử vong là do sốc nhiễm khuẩn dẫn đến suy đa tạng...".

    Theo TS. Điển, khi cháu Thiện nhập viện, trước đó cháu đã bị sốt 2 ngày liên tục mà không có thuốc hạ nhiệt. Đây là hội chứng đáp ứng viêm hệ thống nhiễm vi rút, ở một số cơ thể trẻ nhỏ chống đỡ được nhưng ở một số cơ thể không chống đỡ được dẫn đến trẻ bị suy đa tạng như: suy tim, phù phổi cấp, xuất huyết dạ dày, trụy mạch…

    Căn cứ hồ sơ bệnh án, tình trạng bệnh lý của cháu Thiện là do nhiễm khuẩn toàn thân, nhiều khả năng do vi rút gây ra. Loại vi rút này có phần giống vi rút của bệnh Chân tay miệng nhưng không có biểu hiện bệnh lý rõ rệt như phát ban…

    Trước bức xúc và nghi ngờ của gia đình anh Bùi Văn Sĩ về việc các y, bác sỹ tiêm hai ống thuốc cho cháu Thiện khiến cho cháu bé tử vong, TS. Trần Minh Điển lý giải: Đó là loại nước muối sinh lý 0,9%, các y, bác sỹ dùng 2 xilanh (loại 50ml) bơm tiêm cho cháu bé. Đây là một phác đồ điều trị đúng.

    Trước đó, các y bác sĩ cũng đã tiêm cho cháu Thiện thuốc an thần Seduxen để cho cháu dễ ngủ. Nhưng do thể trạng bị suy đa tạng, quá yếu nên cháu Thiện đã không thích ứng được.

    Đối với việc phản ánh của người nhà gia đình cháu Thiện về thái độ hung hăng, trong ứng xử của bảo vệ tại bệnh viện; ông Điển ghi nhận, một số nhân viên bảo vệ có thái độ chưa chuẩn mực với người nhà bệnh nhân.

    Ông Điển cũng thay mặt lãnh đạo bệnh viện xin lỗi và chia buồn cùng gia đình cháu Thiện: “Chúng tôi sẽ chấn chỉnh lại thái độ ứng xử của đội ngũ cán bộ, nhân viên đối với người bệnh và người nhà bệnh nhân sao cho chuẩn mực. Qua đó, sẽ nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh và phục vụ người bệnh ngày một tốt hơn” - ông Điển khẳng định.

    Theo Phunutoday

    Nguồn: http://vn.news.yahoo.com/b%C3%A9-trai-2-tu%E1%BB%95i-t%E1%BB%AD-vong-do-b%C3%A1c-s%E1%BB%B9-bv-nhi-trung-%C6%B0%C6%A1ng-t%E1%BA%AFc-tr%C3%A1ch--.html

     
    Báo quản trị |  
  • #139313   13/10/2011

    BCTCtax
    BCTCtax
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2011
    Tổng số bài viết (622)
    Số điểm: 6123
    Cảm ơn: 385
    Được cảm ơn 282 lần


    Thầy thuốc lơ là, trẻ tử vong?




    TT - Nằm viện theo dõi hai ngày trước sinh, nhưng khi có dấu hiệu sinh khó, chị Lê Thị Thanh Hoa (21 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn không được bác sĩ chuyển mổ sinh đúng lúc.

    >> 5 bệnh viện cam kết 'nói không với phong bì'
    >> Tay chân miệng lan rộng, địa phương chần chừ chưa công bố dịch

    Kết quả, khi sinh ra bé Trần Lê Hà Anh con chị bị suy hô hấp nặng và tử vong sau chưa đầy một ngày được làm giấy chứng sinh.

    "Làm đúng quy trình"?

    Câu chuyện diễn ra từ tháng 3, nhưng đến giờ chị Hoa vẫn cặm cụi gõ cửa các cơ quan chức năng vì cách xử lý của Bệnh viện Bưu điện - nơi chị đăng ký sinh dịch vụ - chưa thỏa đáng.

    Sau nhiều lần làm đơn kiến nghị, gia đình cũng nhận được công văn trả lời. Bệnh viện thừa nhận bác sĩ nhận tiền bồi dưỡng của gia đình chị Hoa và hai nữ hộ sinh “mải ăn” trong phòng cấp cứu. Bác sĩ bị cảnh cáo toàn viện, một trong hai nữ hộ sinh phải chuyển xuống phòng giặt sáu tháng với mức lương thấp hơn. Tuy nhiên, bệnh viện vẫn một mực “tua trực làm đúng quy định, quy trình chuyên môn trong việc theo dõi, mổ sinh cho sản phụ”.

    Về nguyên nhân tử vong của bé gái, bệnh viện nghiêng theo giả thuyết bé bị dị tật bẩm sinh, có bất thường nhiễm sắc thể số 8 “khả năng dẫn đến tim bẩm sinh”. Ông Nguyễn Văn Oai - giám đốc bệnh viện - phủ nhận cả nghi vấn: “Những nhận định ban đầu của bác sĩ sơ sinh Bệnh viện Bưu điện và Bệnh viện Nhi trung ương về nguyên nhân tím tái, thở yếu của trẻ là sặc ối chỉ là những suy đoán bước đầu, còn dị tật bẩm sinh mới nhiều khả năng là nguyên nhân của tím tái, thở yếu và tử vong”. Trong khi đó, một chuyên gia nhi khoa khẳng định bé sơ sinh tử vong sau hơn 10 giờ chào đời là tử vong cấp tính. Nguyên nhân tử vong này thường bắt nguồn từ vấn đề tuần hoàn và hô hấp, chứ khó có thể do “dị tật bẩm sinh”.

    Bản tóm tắt bệnh án kỳ lạ

    Trong bản tóm tắt bệnh án được Bệnh viện Bưu điện gửi kèm thư trả lời, cả nhà chị Hoa đều bất ngờ khi đọc dòng “tiền sử gia đình bố: em gái bố bị não bẩm sinh”.

    “Đây là thông tin mới tinh với gia đình. Có lần lãnh đạo bệnh viện nói nếu cứu được thì nuôi cũng vất vả vì cháu có bệnh. Mẹ chồng tôi lập luận: phổi cháu tràn nước ối lẫn phân su, mổ muộn, cháu cố chui bằng đường dưới nên đầu móp lệch một bên, làm sao sống nổi? Còn gia đình tôi có người bị liệt cả chục năm, gia đình vẫn chăm sóc tốt. Không ngờ chi tiết nói riêng với Bệnh viện Bưu điện này lại bất ngờ “nhảy” vào bệnh án tóm tắt có chữ ký xác nhận của Bệnh viện Nhi trung ương. Liệu có hay không cái “bắt tay ngầm” giữa hai bên?” - chị Hoa thắc mắc.

    Thực tế, lúc lên 3 tuổi, em chồng chị Hoa sốt cao, co giật, không được xử trí kịp thời nên bị liệt chứ không hề mắc “não bẩm sinh” như bệnh án tóm tắt “suy diễn”. Nghi ngờ có uẩn khúc, chị Hoa đến Bệnh viện Nhi trung ương xin lấy bằng được bệnh án gốc. Đến lúc này gia đình mới ngã ngửa vì bệnh án gốc không có chi tiết tiền sử vô căn cứ kia.

    Trả lời Tuổi Trẻ, ông Vũ Đình Huy, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Bưu điện, khẳng định việc chưa mổ ngay cho sản phụ Hoa là hoàn toàn đúng quy trình vì “thông thường chuyển dạ phải trải qua mấy tiếng, rồi theo dõi bao lâu, có dấu hiệu thế nào mới mổ...”. “Tất nhiên, từ sinh thường sang sinh mổ, nếu bé cố chui đầu theo cách sinh thường thì đến khi mổ ra, đầu có thể bị bẹp, nhưng muốn mổ vẫn phải có... quy trình (?!)”. Song, lý lẽ này hoàn toàn không thuyết phục vì bất luận theo quy trình nào thì bác sĩ cũng phải bên cạnh sản phụ trong tình huống cấp cứu, chuyển từ sinh thường sang sinh mổ.

    Ông Huy cũng thừa nhận bệnh viện có sai sót và lãnh đạo bệnh viện không phải ai cũng phủ nhận chuyện phải đền bù cho gia đình!

    NGỌC HÀ

    ---------------------------------------------

    Thai phụ tử vong không rõ nguyên nhân

    Báo Tuổi Trẻ cũng nhận được thông tin từ bạn đọc phản ảnh về sự thiếu trách nhiệm của bác sĩ ở Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình (Quảng Bình), gây ra cái chết không rõ nguyên nhân của thai phụ Phan Thị Hồng Loan, sinh năm 1978, thường trú tại thôn 7, xã Bắc Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình), vào ngày 21-9.

    Trả lời về vấn đề này, ông Lê Văn Tế - giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình - cho biết: Người nhà có khai là bệnh nhân ho ra máu nhưng thăm khám không phát hiện bệnh ở chị Loan và không thấy có ho ra máu. Bệnh viện đã làm đầy đủ các thăm khám cận lâm sàng và không thấy có bệnh tình gì đặc biệt. Bệnh nhân nằm lại ba ngày và vẫn đi lại ăn uống bình thường nên khi người nhà có đề nghị thì cho về. Sau đó trở lại cấp cứu thì chị Loan không qua khỏi.

    Hội đồng chuyên môn của bệnh viện có tổ chức hội chẩn, kiểm điểm, phân tích nguyên nhân chị Loan tử vong, nhưng trong hồ sơ bệnh án và thực tế không thể hiện gì đặc biệt nên rất khó xác định nguyên nhân. Cũng có thể là người bệnh đã tiềm ẩn bệnh gì đó và vào thời kỳ nguy hiểm rồi. Bệnh viện cũng họp làm rõ trách nhiệm đối với người bệnh của bác sĩ và trong bản kiểm điểm bác sĩ cho rằng đã tiếp đón, làm các thủ tục thăm khám đầy đủ đối với người bệnh nên đến nay bệnh viện chưa có kết luận và hình thức kỷ luật. Còn người nhà bệnh nhân cho rằng bệnh viện không thể hiện thiện chí sau cái chết của chị Loan, trong khi ông Tế cho biết chưa đến thăm vì lo ngại gia đình còn nhiều bức xúc...

    Ông Tế nói: “Nếu gia đình chị Loan muốn làm rõ nguyên nhân cái chết của chị thì hiện bệnh viện vẫn chưa đưa ra được kết luận, nhưng gia đình có thể đề nghị pháp y làm”.

    L.GIANG - PHẠM VĂN HUẤN

    ---------------------------------------------

    Bệnh viện Nhi trung ương chưa có câu trả lời

    Đem hai bệnh án có nhiều chi tiết khác nhau, nhưng đều có dấu giáp lai và chữ ký của bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương đến bệnh viện này từ ngày 3-10 để thắc mắc, chúng tôi nhận được lịch hẹn “sẽ có câu trả lời vào cuối tuần do bác sĩ trực tiếp ghi biên bản đang du học tại Hàn Quốc”. Tuy nhiên, ngay cả khi sang tuần mới, chúng tôi liên lạc lại, bệnh viện vẫn hẹn với lý do “bác sĩ ở xa, liên hệ qua email nhưng chưa thấy trả lời!”. Câu hỏi về đường đi ngoắt ngoéo của những thông tin khác lạ trong biên bản tóm tắt bệnh án ban đầu vẫn chưa có lời giải.


     
    Báo quản trị |  
  • #139325   13/10/2011

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2723)
    Số điểm: 19292
    Cảm ơn: 925
    Được cảm ơn 1055 lần
    SMod

    Nhiều y bác sĩ vẫn không từ chối phong bì

    Dù 5 bệnh viện lớn tại Hà Nội là Việt Đức, Bạch Mai, K, E, Phụ sản Trung ương đã ký cam kết "nói không với phong bì", song chuyện bệnh nhân, người nhà đưa tiền cho bác sĩ, y tá vẫn tiếp diễn khá phổ biến.
    > 5 bệnh viện cam kết 'nói không với phong bì'

    Đây là các bệnh viện thí điểm phong trào thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong ngành y tế, trong đó có nội dung bác sĩ nói không với phong bì, tuy nhiên theo khảo sát của VnExpress.net, tình trạng bệnh nhân đưa và y bác sĩ nhận phong bì vẫn không có gì thay đổi so với trước đây.

    Ngày 11/10, ngồi đợi đến giờ vào thăm cháu ở khoa sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, bà Ngà (chợ Hôm, Hà Nội) lấy 50.000 đồng nhét vào chiếc tã giấy để cho nhân viên y tế. "Phải kín đáo vậy họ mới nhận. Ngày nào tôi cũng làm thế, chỉ mong người ta để ý số thứ tự mà chăm cháu kỹ hơn", bà nói.

    Cách đây hơn tuần, con dâu bà Ngà sinh mổ tại bệnh viện này. Bé sinh non tháng nên phải nằm lồng kính. Bà Ngà cho biết, từ lúc có thai con dâu bà đã tìm được một bác sĩ có tiếng tại viện và theo khám tại phòng mạch tư của vị này. Lúc sắp sinh, chị đến nhờ ông trực tiếp mổ và khi mọi việc xong xuôi đã đưa phong bì cảm ơn 2 triệu đồng.

    #3f3f3f;">Với tâm lý "phải có phong bì khi vào viện người nhà mình mới được chăm sóc chu đáo hoặc khỏi mất công chờ đợi", hầu hết bệnh nhân đều đưa thêm tiền cho nhân viên y tế, từ khâu khám, xét nghiệm, đến lúc mổ, ra viện, và bằng nhiều cách khác nhau, chủ yếu là gặp đưa tại phòng riêng, kẹp trong sổ khám, nhét vào túi áo blouse, thậm chí cài vào người (với bé sơ sinh cần tắm)... Động tác này gần như trở thành "thói quen" của nhiều người phải vào viện.

    Con học lớp 10 bị viêm gan B nên chị Hiền (Hiệp Hòa, Bắc Giang) thường xuyên đưa cháu tới Bệnh viện Bạch Mai kiểm tra. Lần đầu, chị mua sổ rồi xếp hàng đợi đến lượt khám, xét nghiệm, xong xuôi mất đứt 2 ngày. Lần thứ 2, rút kinh nghiệm, chị vẫn mua phiếu, nhưng không xếp hàng mà đưa con lên thẳng phòng bác sĩ nhờ khám cho nhanh, kèm phong bì 200.000 đồng.

    Ảnh: MT.
    Có ít nhất 2 người trong số này đã phải đưa tiền cho nhân viên y tế khi chờ người thân sinh nở tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Ảnh: Minh Thùy

    #4f4f4f;">Hiện nay, nhiều bệnh nhân coi việc đưa phong bì như một "thủ tục" không thể thiếu khi vào viện. Vì thế, không ít người, dù không ai gợi ý, cũng chủ động đưa tiền cho nhân viên y tế để được thoải mái, an lòng, nhất là khi có người thân bị bệnh nặng, cần mổ xẻ.

    Bế cô con gái mới hơn một tháng tuổi đứng đợi xe ở gần cổng Bệnh viện Việt Đức, chị Thanh (Phủ Lý, Hà Nam) cho biết, bé bị giãn bể thận, vừa được mổ nội soi trong viện và được về nửa tháng rồi lên mổ lại. "Cho tới giờ, tôi đã đưa 4 phong bì, mỗi cái một triệu đồng, cho 4 bác sĩ trực tiếp liên quan đến ca mổ", chị Thanh nói.

    Chị cho biết, việc đưa bao nhiêu tiền, cho ai, vào lúc nào... chị cũng phải mất nhiều thời gian mới "học" được vì vợ chồngđều ở quê, chưa phải vào viện lần nào. "Có khi lấy cớ hỏi tình hình bệnh của con, lịch mổ rồi kẹp phong bì vào cuốn sổ, để lên bàn; có lúc phải đưa trước lúc mổ, sau đó quay lên đưa một gói cho điều dưỡng luôn để họ chăm sóc con mình được chu đáo", chị Thanh chỉ dẫn.

    Theo lời chị, tất cả những nhân viên y tế chị gặp chưa ai gợi ý chị phải đưa tiền nhưng cũng chẳng có ai từ chối lúc chị nhét phong bì. "Những người có con cùng nằm cùng phòng với tôi đều làm vậy. Con mình còn đỏ hỏn thế này phải đụng dao kéo vào người, lo lắm chứ, thêm vài đồng cho bác sĩ mà yên tâm hơn thì chẳng ai không làm, dù tiền đó cũng phải chạy vạy ngược xuôi mới có", chị nói.

    "Thậm chí, nếu không đưa phong bì còn thấy ngại, có lỗi. Tôi cũng nghiệm ra là nếu không thêm tiền thì khó mà được chăm sóc cẩn thận, chu đáo bằng người có”, bác Thanh, 57 tuổi (Hưng Yên) đang điều trị xạ tại khoa Ung Bướu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết.

    #4f4f4f;">Dù vậy, không phải ai đút lót cho bác sĩ cũng nhận được sự ưu ái hơn vì số bệnh nhân quá đông. Cách đây không lâu, chị Lan (Hà Nội) đưa em họ ở Lạng Sơn vào Bệnh viện Phụ sản Trung ương mổ cắt khối u xơ tử cung. Vì khối u khá to, sợ biến chứng, chị đã chọn bác sĩ mổ với chi phí 1,5 triệu. Để yên tâm, chị còn gặp trực tiếp bác sĩ phẫu thuật nhờ xếp lịch mổ sớm và làm cẩn thận hơn.

    “Lần đầu gặp, mình đưa cho bác sĩ một triệu đồng. Ấy thế mà 2 hôm sau lên giục thì ông ấy chả nhớ mình là ai. Mình hoảng quá, may mà ca mổ tốt, không thì áy náy mãi”, chị Lan nói.

    Theo một khảo sát nhanh của VnExpress.net với gần 1.000 độc giả, có tới hơn 1/3 ý kiến khẳng định lần nào đi viện cũng bị gợi ý phải đưa phong bì và 1/5 cho biết thỉnh thoảng họ cũng gặp tình huống này. Tuy nhiên, cứ 10 người thì có 3 thừa nhận hoàn toàn tự nguyện khi tặng tiền cho bác sĩ.

    Thực tế, một số bệnh nhân và người nhà cho biết cũng có bác sĩ không nhận khi họ đưa phong bì.

    Có chồng bị gãy xương cổ do tai nạn giao thông, đang đợi mổ tại khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức, chị Nguyễn Thị Sâm (Bắc Ninh) cho biết, vì sốt ruột, gia đình chị đã tìm gặp bác sĩ để "bồi dưỡng", mong họ xếp mổ sớm nhưng không ai nhận phong bì. "Mới đầu tôi cũng lo, sợ mình đưa ít hoặc do đi sai cửa, nhưng sau thấy mấy người đã được mổ tại đây cho biết, họ cũng bị từ chối tiền nhưng các bác sĩ vẫn điều trị rất ân cần".

    Một bác sĩ trong khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức cho biết "không nhận phong bì của bệnh nhân" là một quy định được đưa ra từ lâu tại bệnh viện này, có điều vẫn có cá nhân nào đó không thực hiện đúng. "Ai cũng muốn người nhà mình được ưu tiên và đưa tiền để đạt được điều đó, nhưng chúng tôi chỉ ưu tiên theo mức độ nặng nhẹ, cấp bách của bệnh mà thôi", bác sĩ này nói.

    #4f4f4f;">Tiến sĩ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo, Phát triển cộng đồng cho biết, hiện tượng đưa phong bì cho nhân viên y tế phổ biến trên toàn quốc nhưng hầu như chỉ tập trung ở bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương, đặc biệt là các đơn vị quá tải như bệnh viện chuyên khoa.

    “Tuy nhiên, nếu quy kết trách nhiệm cho cá nhân trong việc nhận phong bì thì không thỏa đáng. Đó là vấn đề của cả hệ thống, cả xã hội. Không chỉ ngành y mà ngành nào cũng có chuyện đút lót”, tiến sĩ Tuấn nói.

    Một lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai thừa nhận, đúng là "nạn" phong bì đã làm xấu đi hình ảnh ngành y và chủ trương nói "không" với phong bì là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, theo ông ý nghĩa thực sự của việc đưa phong bì là tiêu cực hay tích cực còn do cách nhìn nhận ở từng góc độ. Nó sẽ là tiêu cực khi nhân viên y tế vòi vĩnh, ra điều kiện hay tỏ thái độ với bệnh nhân. Nhưng khi nó chỉ là tấm lòng của người bệnh đối với người đã cứu chữa cho mình thì lại hoàn toàn khác.

    "Đối với những bác sĩ chân chính - theo tôi số này là phần lớn, chữ tâm được đặt lên hàng đầu, điều quan trọng nhất là chữa bệnh cứu người và họ không bao giờ ra giá cho việc đó. Tất nhiên, khi đã hoàn thành nhiệm vụ, được nhận một lời tri ân, chia sẻ, người thày thuốc sẽ thấy ấm lòng hơn", ông chia sẻ.

    Theo ông, để chấm dứt phong bì trong bệnh viện rất khó. "Việc này xuất phát từ hai phía, bên cho và bên nhận. Vì thế, chỉ khi cả hai cùng nói 'không' thì mới có thể ngừng hẳn được, mà điều này chẳng dễ", ông nói.

    Tâm sự với VnExpress.net, một bác sĩ có thâm niên 10 năm cho biết, lương của anh hơn 4 triệu đồng một tháng, tiền bồi dưỡng cho mỗi ca mổ loại 1 được 35.000 đồng, loại 2 được 25.000, loại 3 được 20.000, trực một ngày đêm được 35.000.

    Theo anh, hiện đa số nhân viên y tế ở tuyến dưới đều quá chán nản với ngành y, họ còn ở lại bệnh viện chỉ vì cuộc sống, chứ chẳng còn mấy người tâm huyết vì "chế độ tiền lương quá bọt bèo, bệnh nhân còn tệ hơn: chửi mắng, đâm chém, thưa kiện...". Vì thế, bác sĩ cho rằng, trước khi siết chặt vấn đề kỷ luật cần tăng thu nhập chính đáng cho nhân viên y tế, nếu không thì tất cả các quyết sách trước nay cũng không đạt hiệu quả gì.

    Phương Trang - Minh Thùy

    http://vnexpress.net/gl/doi-song/2011/10/nhieu-y-bac-si-van-khong-tu-choi-phong-bi/

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Xmen-8711 vì bài viết hữu ích
    BCTCtax (13/10/2011)
  • #139784   14/10/2011

    BCTCtax
    BCTCtax
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2011
    Tổng số bài viết (622)
    Số điểm: 6123
    Cảm ơn: 385
    Được cảm ơn 282 lần


    Một thiếu nữ tử vong sau khi chích thuốc




    TT - Chiều 12-10, Bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre) đã tổ chức họp kiểm thảo tử vong trường hợp của bệnh nhân Võ Như Hảo (17 tuổi, ngụ xã Tân Thanh, huyện Giồng Trôm, Bến Tre).

    >> Sẽ có ít ngân hàng hơn?
    >> Vũng Tàu: cần xử hình sự hành vi “chặt chém” tái phạm
    >> Giải quyết hậu cần để tăng giá trị cho xuất khẩu


    Bà Thủy thắp nhang cho con gái Võ Như Hảo - Ảnh: M.Thuận

    Bác sĩ Phạm Văn Tuấn, phó giám đốc bệnh viện, cho biết tại cuộc họp này, bác sĩ Trương Thị Dúng (trưởng khoa nội B) và kíp trực hôm đó thừa nhận thiếu sót về giao tiếp, tinh thần thái độ phục vụ và xin chịu mọi hình thức kỷ luật. Theo chẩn đoán ban đầu của bệnh viện, bệnh nhân Võ Như Hảo tử vong do sốc thuốc. Tuy nhiên, kết luận chính thức còn phải chờ kết quả giám định kỹ thuật hình sự của Công an tỉnh Bến Tre.

    Tại xã Tân Thanh, bà Nguyễn Thị Thủy (mẹ bệnh nhân Hảo) cho biết sáng 5-10 bà đưa Hảo đến phòng khám Tâm Đức ở thành phố Bến Tre khám bệnh. Sau khi chụp X-quang, xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán Hảo bị viêm phế quản. Bác sĩ đề nghị bà Thủy đưa con lên tuyến cao hơn để điều trị.

    Chiều cùng ngày, bà Thủy đưa Hảo đến phòng cấp cứu Bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu. Bệnh viện chuyển Hảo đến khoa nội B để điều trị. Tại đây Hảo ăn uống bình thường, sức khỏe ổn định, đến chiều tối thì thấy mệt, khó thở. Bà Thủy chạy đến phòng trực của bác sĩ Trương Thị Dúng thông báo tình trạng của con và đề nghị bác sĩ xuống khám. Bác sĩ Dúng không trả lời và cũng không xuống khám. Năm phút sau, thấy con rất mệt, bà Thủy chạy trở lại phòng trực bác sĩ Dúng năn nỉ.

    Bác sĩ Dúng xuống khám cho Hảo và nói: “Hạ canxi chứ có gì đâu”, rồi đi về phòng. “Một lát sau tôi thấy tình hình không ổn nên tiếp tục chạy lên phòng bác sĩ Dúng cầu cứu. Bác sĩ Dúng nạt: “Biết rồi!”. Nhưng tôi chờ hoài không thấy ai tới khám nên phải cõng con lên phòng bác sĩ Dúng. Tại đây, tôi van xin bác sĩ xem giùm con tôi. Bác sĩ bảo tôi để con tôi nằm trên băng ca chờ” - bà Thủy kể.

    Xót con, bà Thủy xin cho con thở oxy thì bị một y tá nạt: “Bà biết gì mà nói”. Sau đó một y tá lấy kim tiêm định tiêm thuốc gì đó cho Hảo. Bà Thủy ngăn lại và thông báo rằng bác sĩ ở phòng khám Tâm Đức đã nhắc cơ địa của Hảo không tiêm thuốc được. Tuy nhiên y tá phớt lờ lời nói của bà, vẫn tiếp tục tiêm. Vừa tiêm xong thì Hảo tử vong.

    Theo bác sĩ Tuấn, tại cuộc họp chiều qua, bác sĩ Dúng thừa nhận gia đình bệnh nhân có kêu nhiều lần nhưng bác sĩ Dúng đã chậm trễ trong việc khám cho bệnh nhân Hảo. Còn phản ảnh của gia đình cho rằng bà Thủy phải cõng con gái từ phòng bệnh lên phòng trực của bác sĩ, bác sĩ Dúng không thừa nhận điều này. “Hôm nay chỉ mới kiểm thảo tử vong để xác định nguyên nhân cái chết của Hảo. Tới đây chúng tôi sẽ tổ chức làm rõ những chi tiết mà người nhà bệnh nhân phản ảnh” - bác sĩ Tuấn nói.

    M.THUẬN - K.TUYẾN
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BCTCtax vì bài viết hữu ích
    boyluat (14/10/2011)
  • #143572   28/10/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Bỏ tiền lớn chữa mắt, bị BV tráo thủy tinh thể

    (VTC News) – Để có tiền thay nhân thủy tinh thể tại Bệnh viện Mắt Hà Nội, không ít gia đình đã phải “thắt lưng buộc bụng” để phẫu thuật. Tuy nhiên số tiền mà họ bỏ ra để mua nhân mắt chất lượng cao lại bị chính những y bác sỹ đánh tráo bằng nhân thủy tinh thể khác.

    >> Vẫn nuôi hy vọng về tê giác ở Việt Nam
    >> Chính phủ cần tìm giải pháp mạnh hơn chống lạm phát
    >>
    Triều cường dâng cao, nhiều tuyến đường ngập nặng

    Nhập nhằng đánh lận con đen

    Cán bộ đang công tác ở Bệnh viện mắt Hà Nội cho biết, các bệnh nhân khi đến phẫu thuật thay thủy tinh thể ở bệnh viện đều không được tư vấn nên lắp loại nhân nào cho phù hợp với mắt của mình. 

    “Bệnh nhân không được tiếp cận và kiểm chứng nhân thủy tinh thể, kể cả các bác sỹ không có nghiệp vụ chuyên khoa cũng không biết vấn đề này, chỉ phòng mổ Phaco mới biết. Khi mổ, các bác sỹ không tư vấn cho bệnh nhân”, chị Nguyễn Thị Minh Châu (cán bộ bệnh viện) cho hay.

     BV Mắt Hà Nội nơi xảy ra sự việc lùm xùm trong thời gian gần đây

    Chị Châu cũng cho biết thêm, ở Bệnh viện Mắt Hà Nội chỉ quảng cáo mỗi nhân IQ của Mỹ cho các bệnh nhân. Theo đó, tại các khu vực của bệnh viện, các tấm biển quảng cáo cũng chỉ trưng lên những hình ảnh về nhân IQ mà hoàn toàn không có nhân FOCUS và HOYA (có nguồn gốc xuất xứ từ Pháp, Singapor). 

    Để xác thực thông tin này, PV VTC News đã có mục thị sát những tấm pano quảng cáo trưng ở bệnh viện và kiểm chứng đúng như phản ánh của chị Châu. Các tấm biển quảng cáo này đều chỉ giới thiệu nhân thủy tinh thể IQ (còn gọi là Alcon). 

    Chị Đặng Thị Thu (trú ở Phường Sao Đỏ, Thị xã Chí Linh, Hải Dương) nhập viện mắt để phẫu thuật thay thủy tinh thể cho hay, trước khi phẫu thuật, chị không được y bác sỹ tư vấn nên dùng loại thủy tinh thể nào. Chị chỉ biết bác sỹ bảo là giá của 2 loại nhân kia (FOCUS và HOYA) cũng tương đồng với IQ. 

    “Lúc phẫu thuật xong mới đây tôi mới biết nhân thủy tinh thể của mình thay là nhân FOCUS chứ không phải nhân IQ. Khi mới phẫu thuật xong mắt tôi thấy loáng loáng như đèn mờ đi trước ô tô. Nếu so với con mắt tôi phẫu thuật ở bên Bệnh viện Mắt Trung ương thì nó không tốt bằng”, chị Thu nói. 

     Vợ chồng chị Thu tỏ ra lo lắng trước sự việc diễn ra

    Theo lời của chị Thu, sáng ngày 26/10, Bệnh viện Mắt Hà Nội đã cho xe ô tô từ Hà Nội đến tận nhà đón vợ chồng chị xuống bệnh viện để khám lại mắt.

    “Trong lúc khám các bác sỹ cũng đã thừa nhận thay nhân không phải IQ cho tôi, họ nói rằng do lúc đó nhân IQ đã hết nên thay bằng nhân khác”, chị Thu nói.

    Giám đốc bệnh viện: Sơ suất là có

    Để làm rõ sự việc, sáng 26/10, PV VTC News đã có cuộc trao đổi với bà Vũ Thị Thanh, Giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Nội. Bà này liên tục bảo với PV: Cái này chúng tôi đã báo cáo Thanh tra sở Y tế và cái này đã có trong bản giải trình. 

    Tuy nhiên kết thúc buổi làm việc, lãnh đạo bệnh viện lại nói rằng: Chúng tôi thấy không có trách nhiệm làm bản giải trình gửi các anh.

    Theo đó, bà Thanh cho rằng, về cơ bản tác dụng và giá cả của 3 loại nhân (IQ, FOCUS, HOYA) là giống nhau, giá chỉ chênh nhau…3 ngàn đồng. Bà Thanh cũng từ chối cung cấp số liệu cụ thể danh sách những bệnh nhân đã thay thủy tinh thể ở bệnh viện.

     Biển pano này trong BV Mắt HN chỉ giới thiệu nhân IQ

    Giải thích về việc bệnh viện nhập nhân thủy tinh thể của 3 hãng IQ, FOCUS, HOYA nhưng lại chỉ treo áp phích nhân IQ của Mỹ ở bệnh viện mà không giới thiệu 2 nhân thủy tinh thế kia, bà Thanh nói rằng: "Bệnh viện không làm quảng cáo mà chỉ tư vấn cho bệnh nhân. Chúng tôi chỉ làm truyền thông thông tin thường xuyên trên tivi báo đài. Chúng tôi cũng không thường xuyên khuyên bệnh nhân sử dụng nhân IQ".

    “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường hơn việc tuyên truyền các loại nhân thủy tinh thể tại Bệnh viện mắt Hà Nội, không chỉ riêng HOYA và FOCUS mà chúng tôi sử dụng 14-15 loại tập trung chủ yếu của 3 hãng này”.

    Theo bà Thanh, tính đến ngày hôm nay, bệnh viện cũng chưa nhận được bất cứ sự phản ánh nào của bệnh nhân phàn nàn về việc bị thay đổi nhân thủy tinh thể trong quá trình mổ.

    Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc các bệnh nhân phản ánh bác sỹ không tư vấn cho họ thay nhân thủy tinh thể như thế nào cho phù hợp với mắt của mình, bà Thanh nói rằng: “Chị không phủ nhận điều đó. Bác sỹ phẫu thuật giải thích cho người nhà bệnh nhân vì bệnh nhân đang nằm trên bàn mổ. Cái sơ suất của bác sỹ đó là không bảo bệnh nhân ký vào biên bản, không bắt người nhà của bệnh nhân ký vào hồ sơ xác nhận của bệnh án. Ngay sau khi phát hiện chúng tôi đã chấn chỉnh”.

    Về chất lượng của nhân thủy tinh thể phẫu thuật cho các bệnh nhân, ngay cả vị Giám đốc của Bệnh viện Mắt cũng không dám khẳng định cái nào tốt hơn cái nào.

    Xung quanh vụ việc này, Thanh tra sở Y tế đã vào cuộc để làm rõ, tuy nhiên không hiểu vì lý do gì đến thời điểm này, sự việc mới chỉ dừng lại ở biên bản làm việc thừa nhận những sai phạm xảy ra ở BV Mắt Hà Nội giữa Thanh tra Sở Y tế với người đứng đơn tố cáo mà chưa đưa ra kết luận cùng hình thức xử lý. 

    Theo nguồn tin chưa được kiểm chứng của chúng tôi, cả 3 loại nhân IQ, FOCUS, HOYA đều không nằm trong danh mục nhập chính thống qua hải quan. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc xung quanh vụ việc này khi có thêm tình tiết mới. 

    #cacaca; padding: 5px; margin: 5px;">

    #f2f2f2;">

    Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Xuân Nguyên, Bệnh viện mắt kỹ thuật cao Hitech Hà Nội cho biết: Trước khi bệnh nhân được thay thủy tinh thể, bệnh nhân cần được thử thị lực, khám bệnh trên sinh hiển vi, siêu âm nhãn cầu để đánh giá mức độ đục thể thuỷ tinh và các tổn thương phối hợp. Bác sỹ sẽ tư vấn cho bệnh nhân lựa chọn loại thể thuỷ tinh nhân tạo phù hợp nhất với mắt và nhu cầu thị lực sau mổ của bệnh nhân. Thường thì thể thuỷ tinh nhân tạo loại IQ là lựa chọn tốt cho hầu hết các bệnh nhân. 

    Một bác sỹ (xin giấu tên), Bệnh viện mắt quốc tế Hà Nội cho biết: Chất liệu, kiểu dáng, thiết kế của các loại thể thủy tinh nhân tạo cực kỳ quan trọng và là bí quyết của mỗi hãng khác nhau. Ba loại thể thủy tinh IQ Alcon, Hoya và Focus khác nhau cả về chất lượng và cấu tạo. Hai loại thể thủy tinh Hoya và Focus có giá chỉ bằng 1/3 so với IQ Alcon.
     

    #3f3f3f; font-weight: bold;">
    #f2f2f2;">

    Phong Vân


    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    BCTCtax (31/10/2011)
  • #144201   31/10/2011

    BCTCtax
    BCTCtax
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2011
    Tổng số bài viết (622)
    Số điểm: 6123
    Cảm ơn: 385
    Được cảm ơn 282 lần


    Clip: Bác sĩ bỏ mặc bé vỡ ruột thừa vì nghèo?



    (VTC News) – Sự việc gây xôn xao xảy ra tại BV Đặng Thùy Trâm (Quảng Ngãi). Trong lúc bé gái quằn quại đau đớn thì bác sĩ kiên quyết đòi...bảo hiểm? Bé gái ruột thừa bị vỡ, bác sĩ đòi bảo hiểm?

    Bé gái ruột thừa bị vỡ, bác sĩ đòi bảo hiểm?

    Clip được đăng tải trên youtube ngày 23/10/2011 từ một thành viên có tên “duyhoadieuhuyen”.

    Clip này dài khoảng 4 phút, thể hiện cảnh một cô bé chừng 8 tuổi đang ôm bụng, nhăn mặt quằn quại đau trong cơn đau ruột thừa. Một người đàn ông khắc khổ đứng bên cạnh xưng là cha cháu bé đã tỏ ra rất lo lắng và liên tục quát to vào phía trong trạm xá để giục những bác sĩ nhanh chóng điều xe đưa cô bé lên bệnh viện tuyến huyện để mổ trước khi ruột thừa bị vỡ.

    Người bác sỹ tỏ ra vô cảm trước cơn đau của cô bé và nỗi lo lắng của người cha. (Ảnh chụp từ màn hình)

    Người đàn ông này đã chạy đi chạy lại vào phòng khám và kêu người mau giúp cô bé. Một lúc sau, một cô gái mặc áo blue trắng từ trong bước ra nói với một cô gái đang ngồi cạnh cô bé chạy về nhà để lo (…) đưa em đi viện.

    Người đàn ông này nói lại rằng: “Để tôi lo…” thì đã nhận ngay được câu trả lời từ cô gái: “Lo thì chú vào chú thanh toán bảo hiểm đi cho con, bảo hiểm đang hết hạn”. Người đàn ông cố tiếp: “Nhà chú ở gần đây, mai sẽ lên sau giờ cần phải có xe để đưa bé đi bệnh viện gấp. Con nó đau như vậy. Tiền bạc quan trọng gì đâu mà dữ vậy”.

    Trong khi đó một vài nhân viên trạm xá từ trong đi ra lại dửng dưng nhìn cô bé đang đau nhói mà không hề có một hành động cứu giúp.


    Nhiều người sau khi xem xong clip đã tỏ ra vô cùng bức xúc.

    "Không có tiền cũng không ai chữa cho đâu"?

    Chiều 29/10, trao đổi với PV VTC News, P.D.H (một sinh viên ở huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) cho biết, em đã tình cờ quay được đoạn clip này khi vào Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm (ở thị trấn Đức Phổ, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi), thăm chị mình đang nằm viện tại đây.

    “Lúc đó khoảng 14h chiều ngày 22/10, khi em vừa đi đến Khoa Cấp cứu của bệnh viện thì tình cờ bắt gặp cảnh tượng trên. Quá bức xúc, em đã lấy điện thoại để ghi lại những hình ảnh đó rồi nhờ bạn đưa lên mạng để cộng đồng thấy được sự lề mề, thờ ơ của các y bác sĩ ngày hôm đó.

    Lúc đầu, em nghĩ người đàn ông mặt áo trắng đi giày đen nói to tiếng trong đoạn clip là bố của bé gái đang bị vỡ ruột thừa, nhưng đến đoạn cuối, người này nói với đứa chị: 'Về nói ba tìm giấy bảo hiểm', thì H. mới biết ông ta không phải là bố của bệnh nhân".

    Nguyên nhân của sự việc là do thẻ bảo hiểm của bé gái bệnh nhân đã hết hạn, nên khi vào bệnh viện bệnh viện có làm xét nghiệm cho bé gái nhưng hai chị em bé gái và cả người đàn ông tự nhận mình là bố của đứa bé không có tiền trả nên việc chuyển viện bị chậm lại.

    H. cũng cho biết, em rất bức xúc vì còn chứng kiến một nam bác sĩ (xuất hiện sau cô y tá), đang trong giờ làm việc, dù trên tường bệnh viện có bảng ghi cấm hút thuốc nhưng trên tay người này vẫn đang cầm một điếu thuốc đang đốt dở. Sau khi hỏi quấy quá một câu lại lẳng lặng bỏ vào phòng, mặc kệ bệnh nhân quằn quại ở băng ghế bên ngoài phòng cấp cứu của bệnh viện.

    Sau khi thực hiện xong clip thì H. đi vào thăm chị nên không biết sau đó diễn biến của sự việc như thế nào. Nhưng em có nghe thấy người của bệnh viện dặn dò bé gái, về nhà chuẩn bị tiền chứ đi ra đó (bệnh viện tuyến trên), không có tiền cũng không ai chữa cho đâu.

    Nhiều người sau khi xem xong clip đã tỏ ra vô cùng bức xúc, phẫn nộ.

    "Đây chỉ là chuyện hiểu nhầm"?

    Trao đổi với PV VTC News, bác sĩ Võ Thanh Tân, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm cho biết: "Đây chỉ là chuyện hiểu nhầm", và toàn bộ y bác sĩ bệnh viện đã bị sốc vì clip sai sự thật.

    Ngay sau khi xem clip, bệnh viện đã có cuộc họp nhằm làm rõ việc. Bệnh viện xác định cô bé bệnh nhi trong clip là em Lương Thị Kim Thúy, 10 tuổi, ở thôn Tân Mỹ, xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ.

    Theo đó, không có chuyện nữ bác sĩ đòi tiền làm khó dễ, mà nữ bác sĩ này chỉ bảo chị cô bé về lấy bảo hiểm mang đến Bệnh viện để được miễn giảm viện phí. Người đàn ông đi cùng đã không hiểu hết ý bác sĩ nên làm ầm lên chuyện đòi tiền. Bé Thúy đã được phẫu thuật ngay trong chiều cùng ngày tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, hiện sức khỏe bé đã ổn định.

    Bác sĩ Nguyễn Văn Diệp, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm, cho biết, hôm xảy ra sự việc ông đang trực lãnh đạo tại bệnh viện và như trong clip thì ông là người bước ra sau, đứng cạnh cô y tá.

    “Trưa 22/10, ông Cảm nồng nặc men rượu chở bé Thúy đến cấp cứu. Đi theo còn có bà Hòa, mẹ bé gái bị đau ruột thừa. Tuy nhiên, bà Hòa bị bệnh, không được tỉnh táo nên mọi việc đều nhờ cả vào ông Cảm”, bác sĩ Diệp kể lại.

    Qua siêu âm, xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm ruột thừa nhưng đã bị trước đó đến 3 ngày nên vỡ mủ, viêm phúc mạc, cần phẫu thuật gấp. Do chỉ là bệnh viện tuyến huyện không đảm bảo thiết bị y tế và lại đúng vào thứ 7 nên bác sĩ quyết định chuyển bé Thúy lên tuyến trên để phẫu thuật.

    “Thẻ bảo hiểm bé Thúy hết hạn, y sĩ Hà bảo chị gái của em về nhà lấy thẻ bảo hiểm mới để ra Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi được miễn giảm viện phí. Lúc đó, ông Cảm không hiểu, nghĩ là chuyện tiền bạc, viện phí nên kéo bé gái ra ngồi ghế ngoài hành lang rồi làm ầm ĩ lên”, bác sĩ Diệp, khẳng định.

    Khi hỏi về chi tiết mình đang cầm điếu thuốc trên tay xuất hiện trong clip, ông Diệp cho rằng, do bạn bè mời nên phải cầm. Biết hút thuốc trong khi làm việc là không đúng nhưng nếu không cầm thì mất lịch sự.

    “Sau khi xuất hiện clip, bệnh viện đã họp toàn bộ cán bộ nhân viên để kiểm tra sự việc và nhắc nhở anh em. Nếu y bác sĩ trong bệnh viện có sai xót thì sẽ có hình thức xử lý thích đáng. Còn nếu người quay clip này với mục đích để bôi nhọ uy tín của bệnh viện thì lãnh đạo viện sẽ báo cáo với chính quyền để điều tra xử lý người đã tung clip này lên mạng”, ông Diệp quả quyết.
    Tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, ông Lương Văn Thanh (cha bé Thúy) cho chúng tôi biết: Lúc cháu Thúy đau, do không có sẵn tiền trong người nên ông đã nhờ ông Cảm (người đàn ông trong clip) lấy xe máy chở giúp Thúy và chị gái đến bệnh viện trước. Khi mượn được tiền chạy tới thì thấy đã có xe cấp cứu đợi sẵn chở con gái ông ra bệnh viện tỉnh.

    Được biết, Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm vừa mới được xây dựng nâng cấp từ Bệnh viện đa khoa huyện Đức Phổ, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, là công trình trọng điểm chào mừng đại lễ nghìn năm Thăng Long, kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi và huyện Đức Phổ.

    Nghĩa Bình - Dương Lãng Hoàng

     
    Báo quản trị |  
  • #146627   10/11/2011

    BCTCtax
    BCTCtax
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2011
    Tổng số bài viết (622)
    Số điểm: 6123
    Cảm ơn: 385
    Được cảm ơn 282 lần


    Bé 10 tuổi chết tức tưởi, dân bao vây bệnh viện

    (VTC News) – Hàng trăm người dân và người nhà bệnh nhân đang vây quanh xác cháu bé tại Trung tâm y tế huyện Phù Mỹ (huyện Phù Mỹ, Bình Định), để phản đối việc làm tắc trách của y bác sĩ tại đây.

    Trao đổi với PV VTC News, chị Nguyễn Thị Bổn (36 tuổi), ở thôn Đông An, xã Mỹ Chánh (huyện Phù Mỹ), cho biết, con gái chị, cháu Huỳnh Thị Thanh Hằng (10 tuổi), chuyển tới Trung tâm y tế huyện Phù Mỹ khoảng 4 giờ sáng nay (8/11), nhưng đến 13h cùng ngày thì cháu qua đời.

    Người cha khóc ngất bên xác con gái 
    “Khoảng 3h30 sáng, cháu trở đau họng, sốt nên vợ chồng tui đưa đến nhà y tá ở địa phương khám bệnh cho cháu và mua thuốc uống. Thấy cháu mệt, y tá này bảo nên chuyển lên trung tâm y tế huyện”, chị Bổn cho biết.

    Khi đến viện, cháu chỉ ho, đau rát cổ, nên bác sĩ ở đây khám rồi cho uống 4 viên thuốc rồi chuyển lên khoa nhi để theo dõi.

    Người mẹ đau đớn trước cái chết oan uổng của con
    Đến trưa, thấy cháu ho nhiều và mặt mày tím tái, người nhà xin chuyển viện những bác sĩ khám bảo không sao nên vẫn để lại đây.

    Tuy nhiên, mỗi lúc Hằng một mệt hơn nên người nhà cháu tiếp tục tìm bác sĩ xin chuyển viện. Lúc này, thấy cháu bé quá mệt, bác sĩ nói với người nhà đưa cháu xuống lại phòng cấp cứu để thở oxi, nhưng khi người nhà vừa ẵm cháu đến cầu thang thì cháu đã tắt thở, máu trong trong miệng trào ra.

     Rất đông người dân đến chia buồn cùng người nhà và phản đối việc làm tắc trách của bệnh viện
    Theo ghi nhận của PV VTC News, trong lúc căng thẳng này, không hề thấy bóng dáng của một bác sĩ hay lãnh đạo nào của Trung tâm y tế huyện Phù Mỹ có mặt để chia sẻ với người nhà bệnh nhân. Trước sự bức xúc của người nhà bệnh nhân, hàng trăm người bệnh đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Phù Mỹ và người dân xung quanh kéo đến vây quanh để phản đối việc làm tắc trách của y bác sĩ tại đây. Được biết, gia đình chị Bổn có hai người con, Hằng là chị đầu và còn một em trai. Em là một học sinh giỏi của lớp 4 Trường Tiểu học Mỹ Chánh (xã Mỹ Chánh).

    Theo yêu cầu của người nhà bệnh nhân, hiện ngành chức năng huyện Phù Mỹ và tỉnh Bình Định đang tiến hành khám nghiệm tử thi để làm rõ nguyên nhân cái chết của bé Hằng.

    PV VTC sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc vụ việc đang gây bức xúc này.

    Nghĩa Bình


     
    Báo quản trị |  
  • #146645   10/11/2011

    dungabcluat
    dungabcluat
    Top 500
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2011
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2089
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 118 lần


    Lương y như từ mẫu
    "Mẫu" thì chắc chắn là mẹ rồi.
    Còn "từ" là gì ấy nhỉ, chắc là bỏ.
    Những vấn đề không thể quản lý bằng quy định mà phải kêu gọi đạo đức thì phải chấp nhận thôi.
    Hôm trước, tôi bị đau sỏi thận, bác sỹ bảo mổ, nhưng tôi "xin được chết toàn thây". Về lụi cụi uống thuốc nam vậy
    Chúc cho mọi người không ai bị ốm.

    Luật sư. Chuyên Tư vấn doanh nghiệp - Đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp

    ĐT 0916029966 Email: dungtvluat@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #146945   11/11/2011

    BCTCtax
    BCTCtax
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2011
    Tổng số bài viết (622)
    Số điểm: 6123
    Cảm ơn: 385
    Được cảm ơn 282 lần


    Bé gái chết tức tưởi: Bác sĩ đã làm hết trách nhiệm?


    (VTC News) – Lúc đầu, các bác sĩ Trung tâm y tế huyện Phù Mỹ (Bình Định) khăng khăng cháu Hằng chỉ bị viêm họng cấp không đáng lo nhưng khi cháu tử vong lại cho rằng cháu bị phù phổi cấp không rõ nguyên nhân.

    >> Bé 10 tuổi chết tức tưởi, dân bao vây bệnh viện
    >> Rập rình cái chết từ người bán hàng nhẫn tâm
    >> Cuộc chiến để thành... đàn ông

    Sáng nay, trao đổi với PV VTC News về cái chết tức tưởi của cháu Huỳnh Thị Thanh Hằng (10 tuổi, ở thôn Đông An, xã Mỹ Chánh) hôm 8/11, bác sĩ Đỗ Văn Hoàng, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Phù Mỹ (Bình Định) khẳng định, các y bác sĩ của bệnh viện không chủ quan mà đã làm hết trách nhiệm trong quá trình khám và điều trị cho cháu bé.


    Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phù Mỹ khẳng định các bác sĩ đã làm hết trách nhiệm

    “Từ lúc cháu bé đến viện đến khi cháu mất, các bác sĩ đã khám rất kỹ cho cháu bé nhưng không có dấu hiệu gì ngoài bị ho, rát họng, sốt nhẹ nên đã chẩn đoán cháu bị viêm họng cấp, do đó chỉ cần cho uống thuốc và làm một số xét nghiệm thường quy”, ông Hoàng nói. 

    Cũng theo ông Hoàng, khi cháu Hằng tắt thở có trào bọt hồng nên nhiều khả năng cháu đã bị phù phổi cấp. Bệnh này có thể do có bệnh liên quan đến tim, gây ách tắc, ứ trệ tim mạch, ứ máu lên phổi gây ra nên khi đã bộc phát thì không thể cứu chữa.


    Mẹ cháu bé cho biết đã từng bảo con khóc to để bác sĩ cho chuyển viện những vẫn không được 


    Khi được hỏi có khi nào cháu Hằng chết là do tràn dịch màn phổi theo chẩn đoán ban đầu của y sĩ đa khoa tuyến xã không, bác sĩ Tô Quốc Phong, bác sĩ trực đã khám đầu tiên cho bệnh nhân "khen" rằng: "Y sĩ này quá giỏi để có thể chẩn đoán được dịch tràn màn phổi".

    “Chúng tôi đã khám và điều trị rất cẩn thận, hết trách nhiệm, nhưng do cháu phát bệnh quá nhanh nên không thể can thiệp kịp”, bác sĩ Phong khẳng định.

    Còn theo bác sĩ Dương Công Sanh, trưởng khoa nhi thì khi khám cho cháu Hằng vẫn nghe rều rào phế nan, phổi nghe rất rõ, tim không có gì, họng đỏ, abidan nhỏ, sốt nhẹ do bị viêm họng cấp nên khi người nhà bệnh nhân xin chuyển viện thì chưa đủ điều kiện cho đi nên ông đã khuyên người nhà nằm lại để theo dõi kỹ hơn và chờ khi có kết quả xét nghiệm mới quyết định.


    Bác sĩ Phong và bác sĩ Sanh cho rằng mình đã làm hết trách nhiệm

    Trong khi trước đó, người nhà bệnh nhân cho rằng, đã nhiều lần xin chuyển viện nhưng bác sĩ không cho vì cho rằng bệnh nhân chỉ bị viêm họng thì làm sao chuyển viện được. Thậm chí theo chị Bổn (mẹ cháu Hằng), để con được nhanh chóng chuyển viện, chị đã nói con gái khi thấy bác sĩ đến phải khóc lóc rên la như thể đang rất đau để mong bác sĩ cho chuyển đi nhưng vẫn không được.

    Một nguồn tin của VTC News cho hay, chiều hôm qua (9/11), Công an huyện Phù Mỹ (Bình Định) đã mời bác sĩ Tô Quốc Phong và bác sĩ Dương Công Sanh đến làm việc nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết đột ngột của cháu Huỳnh Thị Thanh Hằng. Đây là lần làm việc thứ 3 giữa cảnh sát và hai bác sĩ này từ khi xảy ra vụ việc.
     
    Báo quản trị |  
  • #147574   15/11/2011

    BCTCtax
    BCTCtax
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2011
    Tổng số bài viết (622)
    Số điểm: 6123
    Cảm ơn: 385
    Được cảm ơn 282 lần


    Bé gái chết tức tưởi: Nhiều người đã chết oan?

     
    Báo quản trị |  
  • #148350   18/11/2011

    BCTCtax
    BCTCtax
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2011
    Tổng số bài viết (622)
    Số điểm: 6123
    Cảm ơn: 385
    Được cảm ơn 282 lần


    Bé gái chết tức tưởi: Bệnh án có dấu hiệu chỉnh sửa

    Cập nhật bởi Ketoansk ngày 18/11/2011 09:20:33 SA
     
    Báo quản trị |