Luật vui đó đây

Chủ đề   RSS   
  • #17566 12/07/2008

    haphong
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2008
    Tổng số bài viết (164)
    Số điểm: 2565
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Luật vui đó đây

    Luật là gì? Ai ra luật? Chúng ta có thể biết. Nhưng có những bộ luật nói ra nghe có vẻ mắc cười, ra rồi bỏ, ra rồi không thực thi do chưa hợp lý, chưa thuyết phục thì không phải ai cũng biết. không chỉ ở nước ta, mà cả ở nước ngoài. Vào cùng xem, cùng biết, cùng chia sẻ, cùng cười.
     
    7003 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #17567   12/07/2008

    pH___1
    pH___1
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 2490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Quyền của cá nhân bắt đầu từ khi nào? ( Bộ luật Dân sự)

    Trong luật quy định: Từ khi cá nhân được sinh ra.
    Nhưng cũng chính trong Luật đó lại quy định : khi còn trong bào thai đã có quyền thừa kế, nếu được sinh ra và sống sót.
    Như vậy quyền của cá nhân bắt đầu khi nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #17568   13/07/2008

    kevotinh
    kevotinh

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    quyền dc hưởng thừa kế của bào thai chỉ dc thừa nhận khi đứa trẻ dc sinh ra thôi.
    tức là phải còn sống.
    do vậy, cũng không có gì là sai sót đâu anh.
    xem thêm 635, 685 BLDS
     
    Báo quản trị |  
  • #17569   14/07/2008

    pH___1
    pH___1
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 2490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Tiếp nè ,hehehehe

    Vấn đề về tuổi (Trong Hình sự)

    - Nữ được kết hôn từ đủ 18t.
    Khi 1 người giao cấu với nữ từ đủ 16t đến 18t thì sao: Có nhiều trường hợp
    * Xin hỏi cưới không được (lý do chưa đủ tuổi)
    * Quan hệ "ăn bánh trả tiền" : Phạm tội Mua dâm trẻ vị thành niên.
    * Không hỏi cưới, không trả tiền: Không có tội?

    Về Hôn nhân:

    Một người đã có vợ có chồng, nay quan hệ với 1 người khác:
    - Nếu: Chung sống 1 nhà, có đóng góp --> Vi phạm chế độ 1 vơ một chồng.
    - Nếu: Lén lút đi lại, tạt ngang rồi đi, không vi phạm?

     
    Báo quản trị |  
  • #17570   16/07/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Không biết trong này có được phép "ý kiến ý cò" không nhẩy? Ý kiến ý cò ở nơi bà con đang vui chơi giải trí (thư giãn) thì hơi zô ziên, mà không ý kiến thì trong bụng ấm ức

    Đánh liều vậy:
    Bạn pH___1 nói về quyền của cá nhân, theo tôi là đúng đó. Tất nhiên, các quy định ở điều 635, 685 BLDS không có gì sai, nhưng rõ ràng trong trường hợp này thai nhi đã có chút quyền dân sự, đó là quyền... xí phần: Nếu các bác các chú, các anh các chị muốn chia di sản thừa kế thì xin hãy để riêng cho tui 1 phần, dù tui chưa thèm sinh ra!

    Ti nhiên, khi bạn pH___1 nói về tuổi kết hôn thì bạn đang lầm lẫn luật HNGĐ mới và cũ. Nếu theo Luật HNGĐ 1987 thì bạn đúng. Nhưng theo Luật hiện hành (2000) thì bạn sai. Luật 2000 cho phép nam "từ 20 tuổi trở lên", nữ "từ 18 tuổi trở lên" là OK. (Trong khi đó, luật cũ có thêm chữ "đủ", đủ 20, đủ 18.)


     Do vậy, tôi xin sửa đoạn mà bạn đã viết như sau:

    Khi 1 người giao cấu với nữ từ đủ 16t đến 18t thì sao: Có nhiều trường hợp:
    * Xin hỏi cưới OK, nếu nữ đã 17 tuổi + 1 ngày. Nếu nữ mới 16 tuổi hay 16 tuổi + 365 ngày thì ráng chờ chút xíu!
    * Quan hệ "ăn bánh trả tiền" : Phạm tội Mua dâm trẻ vị thành niên.
    * Không hỏi cưới, không trả tiền: Không có tội nếu nữ đồng ý.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #17571   16/07/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Còn chiện đã có vợ hoặc đã có chồng mà đôi khi "thèm phở" thì xin mời, miễn là biết cách "ăn vụng phải chùi sạch mép". Hình như chiện "thèm phở" bi giờ không phải chỉ là "sản phẩm độc quyền" của cánh đàn ông. Chị em phụ nữ nay cũng đã "vùng lên" đòi nam nữ bình quyền rùi!
     
    Báo quản trị |  
  • #17572   30/08/2008

    mimi_2008
    mimi_2008

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2008
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Theo tôi, bình quyền ở đây nghĩa là chị em phụ nữ muốn được chồng san sẻ công việc gia đình, muốn được giao tiếp, kinh doanh và thậm chí giữ được những chức vụ cao trong xã hội chứ ko phải trong quan hệ nam nữ vì tôi nghĩ người phụ nữ Việt Nam vẫn còn nguồn gốc "công, dung, ngôn, hạnh".
     
    Báo quản trị |  
  • #17573   03/09/2008

    pH___1
    pH___1
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 2490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Ðào cốc lục tiên: Luật sư đoàn nghộ nghĩnh

    Thầy cãi là cách gọi dân dã để chỉ các vị luật sư. Khi đọc Tiếu Ngạo Giang Hồ ký của nhà văn Kim Dung tôi thấy khái niệm thầy cãi thật xứng đáng với nhóm Ðào cốc lục tiên. Câu chuyện Tiếu Ngạo Giang Hồ ký xảy ra vào khoảng đời Tống bên Trung Hoa mà thời ấy làm gì đã có trường luật đào tạo ra các vị luật sư, làm gì có tòa án được thiết lập dân chủ như thời đại chúng ta để các vị luật sư đứng ra biện hộ cho các bị cáo. Tuy nhiên, tôi vẫn mạnh dạn gọi sáu vị trong Ðào cốc lục tiên là một luật sư đoàn bởi vì họ rất thích cãi, cãi suốt ngày trong khi bị thương gần chết, cãi cho sướng miệng, vừa bảo vệ cho những người đáng bảo vệ lại vừa làm trò vui cho thiên hạ và chính vì thế mà tôi gọi họ là một luật sư đoàn ngộ nghĩnh.

    Ðào cốc lục tiên xuất hiện khá đột ngột từ quyển thứ ba bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ ký : cả nhóm lên Ngọc Nữ Phong phái Hoa Sơn bắt cóc chàng Lệnh Hồ Xung về cho cô nữ ni Nghi Lâm phái Hằng Sơn thỏa lòng mong nhớ. Ðó là sáu anh em ruột thịt, xếp thứ tự từ lớn đến nhỏ như sau: Ðào Cán Tiên, Ðào Căn Tiên, Ðào Chi Tiên, Ðào Diệp Tiên, Ðào Hoa Tiên, Ðào Thực Tiên. Nghe đến khái niệm Ðào cốc, ta cũng chỉ biết đó là núi hoa đào, còn núi đó ở địa phương nào, tác giả không hề thuật qua. Tuy nhiên, tên tuổi của luật sư đoàn này khá thú vị bởi vì nó khởi đi từ dưới lên trên: Cán (thân cây), Căn (rễ cây), Chi (nhánh cây), Diệp (lá cây), Hoa (bông của cây) và Thực (trái cây); từ lớn đến nhỏ, từ gốc đến ngọn, từ có trước đến có sau. Riêng giữa Ðào Chi Tiên và Ðào Diệp Tiên thì hai vị này không phân biệt được ai là lão tam, ai là lão tứ; cả cha mẹ của họ cũng quên béng vì hai gã được đẻ sinh đôi và thời ấy cũng chưa có ai làm giấy khai sinh. Nói chung, xét ở khía cạnh lý lịch bản thân , đó là một việc khá hồ đồ nhưng vì Ðào Chi Tiên cãi quá, đòi đứng thứ ba nên Ðào Diệp Tiên đành chịu lép vế làm em thứ tư. Tướng mạo các vị này được Kim Dung mô tả là xấu xa như quỷ sứ ; riêng Ðào Hoa Tiên có khuôn mặt đỏ hồng đúng như màu hoa đào và Ðào Thực Tiên có khuôn mặt dài như mặt ngựa. Vì Ðào cốc lục tiên ưa giỡn cợt, cãi chày cãi cối và ngoài năm mươi tuổi nhưng vẫn bị người đời chê bai là hạng non nớt, đơn bạc nên khi Lệnh Hồ Xung nịnh: tên các vị hay quá; giả tỷ tại hạ có được cái tên hay như vậy thì sướng chết đi được thì sáu lão đều vui mừng, cho chàng Lệnh Hồ Xung là con người tốt nhất trong thiên hạ.

    Thế nhưng, ta chớ được phép coi thường sáu vị. Dù họ ham cãi chày cãi cối nhưng về mặt võ công, họ là những hảo thủ đứng hàng đệ nhất: nội công thâm hậu, kinh công cao cường, tâm ý tương thông. Họ có một chiêu thức rất độc đáo: túm tứ chi của kẻ địch giơ bổng lên . Trong thiên hạ, họ chỉ chịu thua một người là chàng Lệnh Hồ Xung.

    Từ ngàn xưa, người Trung Hoa đã ca ngợi môn thiệt chiến ( đánh võ lưỡi) tức cãi lộn. Tam Quốc Chí của nhà văn La Quán Trung có thuật đoạn Gia Cát Lượng thiệt chiến quần nho ở Ðông Ngô cứng họng, hổ thẹn. Tài thiệt chiến của Ðào cốc lục tiên còn xuất sắc hơn cả nhà nho Gia Cát Lượng của Tây Thục ngày trước, chỉ tiếc rằng nội dung thiệt chiến hơi tào lao. Thí dụ khi Lệnh Hồ Xung bị thương nặng, Ðào Thực Tiên và Ðào Hoa Tiên cứ cãi nhặng xị lên. Ðào Thực Tiên: Rõ ràng là gã sống mà sao ngươi cứ nói đánh chết gã? . Ðào Hoa Tiên: Ta có bảo nhất định là gã chết đâu, mà chỉ nói là gã có thể chết được . Ðào Thực Tiên: Gã đã sống lại thì không thể nói là gã có thể chết .

    Vốn tính sáu vị hồ đồ nhưng lại rất hiếu sự, sợ Lệnh Hồ Xung chết đi thì sáu vị bị Nghi Lâm mắng cho là sáu con mèo vô dụng cho nên họ tranh nhau dùng công lực thượng thừa chữa bệnh ngay cho Lệnh Hồ Xung. Gã này cho là Lệnh Hồ Xung bị thương ở Túc thiếu âm thận kinh; gã khác lại cãi là bị thương ở Túc thái âm tỳ kinh. Cho nên đào Căn Tiên phóng công lực chữa các huyệt Dương dao, Dương quang, Phong thị, Hoàn khiêu của Lệnh Hồ Xung thì Ðào Chi Tiên lại đưa chân khí vào Tam tiêu chữa tim; Ðào Căn Tiên phóng chân khí vào các huyệt Trung phủ, Xích trạch, Khổng tố, Thái Uyên .Âm dương lộn xộn như vậy nhưng Ðào Hoa Tiên vẫn cố làm ra nhà bác học, lý luận: âm sinh ra dương, đó là hai mặt của một vật. Hợp lại là một, phân là thành hai, khác nào Thái cực sinh Lường nghi, Lưỡng nghi hợp thành Thái cực. Thiếu dương và thiếu âm nương tựa nhau như mặt trong mặt ngoài vậy ! Họ vừa cãi vã vừa chữa bệnh khiến Lệnh Hồ Xung đau đớn chịu không nổi, phải chết giấc.

    Tôi nghĩ rằng khi xây dựng nhóm nhân vật Ðào cốc lục tiên, Kim Dung đã cho ta thấy được một hội chứng thâm căn cố đế của người Trung Hoa: ưa cãi. Hội chứng đó có trong tư tưởng của AQ, nhân vật của Lỗ Tấn với phép thắng lợi tinh thần . Mà AQ là đại biểu lớn của con người Trung Hoa qua 3000 năm quân chủ; không cãi lớn được thì cãi thầm; không chửi to được thì chửi nhỏ; thậm chí chỉ nghĩ ra lời chửi để một mình mình nghe cho hả dạ, coi như đã chửi được nó . Lý luận của anh em Ðào cốc lục tiên đứng giữa danh học (nominalisme) và ngụy biện (sophisme), nghe ra khá thú vị. Ta có thể nghe đoạn cãi vã của sáu vị khi đi viếng Dương tướng quân miếu ở trấn Chu Tiên phủ Khai Phong.

    Gã này: ta bảo miếu Dương tướng quân nhất định thờ Dương Tái Hưng .

    Gã kia: Trong thiên hạ có nhiều tướng quân họ Dương, sao cứ nhất định là Dương Tái Hưng? .

    Ðào Diệp Tiên: có lẽ Dương Tứ Lang .

    Ðào Chi Tiên: Dương Tứ Lang đầu hàng Phiên Bang, chẳng lẽ muốn mạt sát ta ? .

    Ðào Hoa Tiên: ngươi thứ tư kệ ngươi liên quan gì đến Dương Tứ Lang? .

    Ðào Diệp Tiên: còn ngươi đứng hàng thứ năm. Dương Ngũ Lang xuất gia tu ở Ngũ đài Sơn, sao ngươi chẳng làm hoà thượng? .

    Ðào Hoa Tiên: Hễ ta làm hoà thượng thì ngươi đầu hàng Phiên bang .

    Ðại để, lý luận của họ lòng vòng như vậy, càng nghe càng cảm thấy hoạt kê, càng thấy câu chuyện xa lơ xa lắc.

    Có một lần, cả luật sư đoàn đào cốc lục tiên cùng ra trước tòa án , cãi vã để bảo vệ cho quyền tồn tại của bốn phái trong Ngũ nhạc kiếm phái. Nguyên đất nước Trung Hoa có năm ngọn núi danh tiếng: Hoa Sơn, Thái Sơn, Hàng Sơn, Hành Sơn và Tung Sơn; trong đó, ngọn Tung Sơn (thuộc tỉnh Hồ Nam) đóng ở vị trí trung tâm. Mỗi ngọn núi là một kiếm phái riêng và họ đứng chung trong một tổ chức chung gọi là Ngũ nhạc kiếm phái. Chưởng môn phái Tung Sơn là Tả Lãnh Thiền nuôi tham vọng hợp nhất cả bốn phái kia để chỉ còn Ngũ nhạc phái (bỏ chữ kiếm) và lão lên ngôi Ngũ nhạc phái. Ðào cốc lục tiên quyết phá hỏng âm mưu của Tả Lãnh Thiền. Mỗi người trong bọn đều tự xưng mình là đại anh hùng, đại hào kiệt, xứng đáng làm chưởng môn năm phái; người còn lại được gọi là tổng chưởng môn. Rồi họ làm chuyện dời năm trái núi đó lại gần nhau để anh em họ được ở gần nhau. Nhưng núi lớn quá, dời không xong .

    Ðào Thực Tiên giả bộ khóc hu hu: từ ngày sinh ra, anh em chúng ta không rời nhau nữa bước. Nay chia lìa mỗi người một nơi tiểu đệ không chịu . Cả sáu anh em đều mồm năm miệng mười, phản đối cuộc hợp nhất . Khi một lão ở phái thái Sơn (đã ăn tiền của Tả Lãnh Thiền phái Tung Sơn) đứng ra đề nghị chọn một người đạo cao chức trọng làm chưởng môn Ngũ nhạc phái thì Ðào cốc lục tiên đề nghị bầu Phương Chứng đại sư, trụ trì chùa Thiếu Lâm. Lý luận của họ không phải là cưỡng biện: chùa Thiếu Lâm ở trên ngọn Thiếu Thất; phái Tung Sơn ở trên ngọn Thái Thất, cùng torng núi Tung Sơn tỉnh Hồ Nam. Mà xét giữa Phương Chứng và Tả Lãnh Thiền thì Phương Chứng mới xứng đáng với bốn chữ " đạo cao chức trọng ". Cái lý luận đó khiến Tả Lãnh Thiền căm hậm bầm gan tím ruột, chỉ mong có ngày bắt được sáu của nợ này băm ra làm mắm mới hả giận. Cuối cùng thấy không thể phá được Tả Lãnh Thiền anh em Ðào cốc lục tiên bèn rủ ni cô phái Hằng Sơn xuống núi, không tham dự đại hội Ngũ nhạc kiếm phái nữa. Tả Lãnh Thiền sợ quá, phải xuống nước năn nỉ. Lý do: âm mưu của lão là lên làm minh chủ Ngũ nhạc phái. Nếu phái Hằng Sơn rút đi thì dẫu lão có làm minh chủ chỉ là minh chủ Tứ nhạc phái. Mà có khái niệm Tứ nhạc phái ra đời thì chỉ bỏ làm trò cười cho thiên hạ.

    Người Trung Hoa đã phải trải qua 3000 năm quân chủ, chịu áp bức bóc lột đã quen. Cho nên nụ cười, chuyện cười đối với họ là một phản ứng vừa để giảo tỏa ẩn ức, vừa thể hiện phép thắng lợi tinh thần chống áp bức bất công. Kim Dung xây dựng nhón nhân vật Ðào cốc lục tiên hay cãi không đi ra ngoài mô thức đó. Luật sư đoàn ấy cãi suốt, cãi từ khi lên ba cho đến lúc già mà vẫn còn ham cãi. Những nội dung cãi của họ làm vui cho tác phẩm tiểu thuyết, biến những chương căng thẳng nhất tràn đầy tiếng cười lạc quan. Ðào cốc lục tiên cũng là những con người biết bảo vệ cái đúng, bảo vệ công lý. Bề ngoài họ xấu xí nhưng tâm hồn bên trong lại thật sự trong sáng. Ðiều thực sự thú vị là họ chỉ mặc một màu áo đen, màu áo của luật sư ra trước tòa án Hong Kong. Những lý luận ngô nghê của Ðào cốc lục tiên chỉ có thể có được trong gôn ngữ trẻ con. Người Trung Hoa vẫn thường ví sự trong sáng ở trên đời bằng cụm từ Xích tử chi tâm (trong sáng như trái tim trẻ con mới sinh). Phải chăng Kim Dung muốn mọi đồng bào ông được sống và đối xử với nhau nhân hậu, chân tình, trong sáng như những trái tim trẻ con chưa hề biết đến hận thù, chia rẽ, nghi kỵ ?

    - Vũ Đức Sao Biển -

     
    Báo quản trị |