Luật thương mại sửa đổi: sẽ quy định giao dịch với tài sản ảo, hàng hóa ảo

Chủ đề   RSS   
  • #440960 09/11/2016

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Luật thương mại sửa đổi: sẽ quy định giao dịch với tài sản ảo, hàng hóa ảo

    Đây là một trong những đề xuất về khung chính sách thương mại cho giai đoạnn từ năm 2016 trở đi dự kiến được phê duyệt trong năm nay 2016 với mục tiêu nhằm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch để tạo thông thoáng cho hoạt động kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thống nhất điều chỉnh thương mại đồng với các sửa đổi tại các Luật Đầu tư 2014, Bộ luật dân sư 2015, Luật Quảng cáo 2012. Luật đấu giá tài sản. và hài hòa hóa các nội dung đề phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

    Cụ thể, đề xuất này sẽ sửa đổi một số điều khoản tại Luật thương mại 2005 tồn tại nhiều điều không còn phù hợp với thực tế hiện nay:

    1. Sửa đổi khái niệm “thương nhân”

    Điều 6. Thương nhân

    1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

    Sửa nội dung để đảm bảo tiêu chí mang bản chất của thương nhân đó là có hoạt động thương mại và hoạt động sinh lời.

    2. Sửa đổi khái niệm “nhà đầu tư nước ngoài”, “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài”, “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”

    Đảm bảo đồng bộ, thống nhất với Luật Đầu tư.

    3. Sửa đổi chế định hợp đồng mua bán hàng hóa

    Chỉ giữ lại các quy định mang tính đặc thù, loại bỏ hoặc dẫn chiếu các quy định cùng điều chỉnh về một vấn đề giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại.

    Đồng thời, sửa đổi phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để tương thích với Công ước Viên mà Việt Nam đã gia nhập.

    4. Quy định các trường hợp ngoại lệ liên quan đến việc cấm kinh doanh

    Cụ thể đó là trong hoạt động phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, chữa bệnh, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.

    Quy định tiêu chí xác định các loại hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện tại Luật Thương mại phù hợp với quy định của Hiến pháp và các Luật chuyên ngành để đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của người dân nếu không vì các lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

    5. Sửa đổi quy định về đấu thầu hàng hóa

    Theo hướng đảm bảo quyền tự do, tự nguyện thỏa thuận của thương nhân trong việc lựa chọn các hình thức đầu thầu ngoài quy định của Luật Thương mại.

    Bên cạnh đó, nghiên cứu bổ sung  quy định về địa vị, tư cách pháp lý, điều kiện tham gia của các chủ thể như chủ sở hữu nguồn vốn tổ chức đấu thầu, bên cho vay, nhà tư vấn, các chuyên gia xét thầu… nhằm tránh những tranh chấp xảy ra liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Ngoài ra, cần quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ đấu thầu.

    6. Sửa đổi quy định về đấu giá hàng hóa

    Chỉ giữ lại các quy định đặc thù, loại bỏ hoặc dẫn chiếu các quy định cùng điều chỉnh về một vấn đề giữa Luật thương mại và Luật đấu giá hàng hóa đang được trình Quốc hội.

    7. Loại bỏ những quy định trùng giữa Luật thương mại và Luật Quảng cáo.

    8. Bổ sung quy định về dịch vụ phân phối

    9. Bổ sung quy định về hoạt động mua bán hàng hóa của cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh nhưng phải đảm bảo văn minh thương mại

    10. Bổ sung quy định về thương mại điện tử

    11. Bổ sung quy định về giao dịch với tài sản ảo, hàng hóa ảo và khái niệm sản phẩm có nội dung số

    12. Sửa đổi quy định về dịch vụ logistic

    Đó là một dịch vụ kết nối các hoạt động hỗ trợ đưa hàng hóa từ nhà sản xuất, phân phối đến tay người tiêu dùng, chỉ quy định điều kiện và giới hạn trách nhiệm trong trường hợp pháp luật chuyên ngành chưa có quy định hoặc thương nhân không có thỏa thuận

    13. Sửa đổi, bổ sung quy định về Sở Giao dịch hàng hóa liên quan đến loại hợp đồng

    Cụ thể là sửa đổi, bổ sung các quy định về Sở Giao dịch hàng hóa liên quan đến loại hợp đồng trong giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hoá, thành viên kinh doanh và thành viên môi giới phù hợp với thực tiễn phát triển và thông lệ quốc tế của mô hình Sở nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên trong hoạt động kinh doanh, đồng thời bảo vệ sự phát triển lành mạnh của thị trường.

    14. Sửa đổi quy định về nhượng quyền thương mại

    Bổ sung một số quyền và nghĩa vụ của một số chủ thể như bên nhượng quyền thứ cấp và bên nhận quyền nhằm đảm bảo đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong giao dịch. Rà soát các điều kiện không cần thiết hay không liên quan đến đảm bảo pháp lý cho hoạt động không nhượng quyền như số năm kinh nghiệm của các bên.

    Bổ sung cơ chế minh bạch thông tin về hệ thống nhượng quyền để các bên, người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có thể giám sát, kiểm tra tư cách pháp lý của các bên trong hoạt động nhượng quyền.

    15. Bổ sung các hoạt động xúc tiến thương mại

    Các hoạt động chưa được quy định tại Luật thương mại nhưng đã hình thành và có xu hướng phát triển phổ biến tại Việt Nam hoặc nâng cấp từ các văn bản hướng dẫn Luật thương mại.

    Giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết trong quản lý hoạt động khuyến mại, sẽ xác định hình thức khuyến mại chỉ cần làm thủ tục thông báo và các hình thức khuyến mại phải làm thủ tục đăng ký.

    16. Điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại là dịch vụ phân phối theo phân loại của WTO

    Sửa đổi một số quy định nhằm minh bạch thông tin về hệ thống nhượng quyền để các bên, người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có thể giám sát, kiểm tra, đảm bảo đầy đủ quyền và tư cách pháp lý của các bên nhượng quyền thứ cấp và bên nhận quyền.

    17. Bổ sung cơ chế chính sách đối với các hoạt động thương mại tại khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và hải đảo:

    - Xác định các hoạt động thương mại tại khu vực miền núi và các vùng khó khăn như vùng sâu, vùng xa, hải đảo

    - Xây dựng các ưu đãi, hỗ trợ đối với các hoạt động thương mại tại các khu vực này.

    - Quy định về quản lý và phát triển hạ tầng thương mại chính sáchvà các cơ chế ưu đãi đâu tư, xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại.

    18. Bổ sung khái niệm liên quan đến dịch vụ phân phối theo cách tiếp cận tại Hệ thống phân loại sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên hợp Quốc (PCPC). Điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại, đại lý với tư cách là một dịch vụ phân phối theo phân loại của WTO.

    19. Bổ sung hình thức hiện diện thương mại

    Cụ thể, bổ sung vào khoản 2 Điều 16 hình thức hiện diện thương mại của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam thông qua hình thức thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác Việt Nam.

    20. Điều chỉnh quy định về tự chứng nhận và cơ chế thực hiện xuất xứ hàng hóa

    Đảm bảo phù hợp với cam kết quốc tế cũng như thực tiễn hoạt động

    Mời các bạn xem chi tiết nội dung tại Dự thảo Quyết định về Khung chính sách thương mại từ năm 2016 trở đi tại file đính kèm. Đồng thời, mình sẽ cập nhật Dự thảo Luật thương mại sửa đổi sớm nhất đến các bạn.

     
    6520 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #440985   09/11/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Tài sản ảo, hàng hóa ảo là loại hàng hóa đặc biệt

    Luật thương mại sửa đổi sẽ bổ sung quy định "Chính sách đối với hàng hóa đặc biệt"

    1. Bổ sung khái niệm "hoạt động thương mại các sản phẩm có nội dung số"

    “Hoạt động thương mại các sản phẩm có nội dung số là hoạt động mua bán, trao đổi sản phẩm được sản xuất, phân phối dưới dạng số”.

    Việc quy định khái niệm hoạt động thương mại này là nhằm phân biệt rõ hoạt động thương mại thông thường của các loại hàng hóa có nội dung số như trò chơi điện tử cung cấp dưới dạng đĩa cd hoặc dưới dạng vật chất, đĩa CD nhạc, phim…Sự khác biệt chính nằm tại việc được “sản xuất, phân phối dưới dạng số”.

    2. Sản phẩm có nội dung số được chia làm 02 loại:

    - Sản phẩm có nội dung số có quyền tài sản là quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Đây là những sản phẩm như bài hát, bộ phim, phần mềm…được mua bán, trao đổi trên môi trường mạng, thông qua môi trường mạng hoặc thông qua một môi trường trung gian như một phần mềm.

    - Sản phẩm có nội dung số không có quyền tài sản là các sản phẩm phát sinh từ những sản phẩm có nội dung số có quyền tài sản. Ví dụ như các dụng cụ, đồ vật, nhân vật… trong một trò chơi điện tử trực tuyến hay tiền ảo như bitcoin…Các sản phẩm này được cho là không có quyền tài sản theo nghĩa là các sản phẩm này không thể được mua bán, trao đổi thành quyền trị giá bằng tiền dù cho các sản phẩm này có thể là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ hoặc không.

    3. Tính pháp lý của các sản phẩm có nội dung số:

    Thứ nhất , đối với sản phẩm có quyền tài sản là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ,  hoạt động thương mại thực hiện bình thường theo đó quyền sở hữu trí tuệ được tôn trọng, bảo vệ.

    Hoạt động thương mại thứ cấp (giữa các người tiêu dùng với nhau end user to end user) chỉ được diễn ra với sự cho phép của bên có quyền sở hữu quyền tài sản. Các hoạt động thương mại thứ cấp trong đó quan trọng là việc chuyển quyền sở hữu sẽ được pháp luật công nhận, bảo vệ cũng như các tranh chấp sẽ được giải quyết bởi các cơ chế tài phán. 

    Thứ hai, đối với sản phẩm không có quyền tài sản là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, hoạt động thương mại được thực hiện dưới các hình thức theo thỏa thuận của bên cung cấp sản phẩm với bên tiêu dùng sản phẩm đó.

    Không cho phép hoạt động thương mại thứ cấp bên ngoài phạm vi hợp đồng giữa người cung cấp sản phẩm và người tiêu dùng. (Ví dụ: một trò chơi trực tuyến không cho phép người chơi mua đồ dùng của nhau mà chỉ được mua của nhà phát hành trò chơi thì việc 02 người dùng mua của nhau là trái luật và không được bảo vệ; ngược lại nếu trò chơi cho phép người dùng được mua bán đồ dùng..của nhau thì mọi tranh chấp sẽ được giải quyết theo quy định của nhà cung cấp, cơ quan tài phán không thụ lý các trường hợp tranh chấp này).

    4. Hợp đồng cung cấp sản phẩm nội dung số

    Hợp đồng mẫu hoặc hợp đồng cá nhân hóa: Tăng cường trách nhiệm pháp lý của việc công khai hợp đồng, thời gian hợp lý để chấp thuận hợp đồng…các yêu cầu tương tự như trong thương mại điện tử.

    5. Điều kiện giao dịch chung

    Điều kiện để giao dịch chung: Tương tự như đối với hợp đồng theo mẫu

    6. Các nội dung, biện pháp quản lý

    - Yêu cầu thông báo hoặc đăng ký đối với hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung nếu như có cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan hành chính.

    Nếu như không có quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan hành chính thì không có yêu cầu về quản lý này.

    - Cơ chế quản lý đối với các hoạt động thương mại khác đối với sản phẩm có nội dung số như hoạt động xúc tiến thương mại, trung gian thương mại, quảng cáo…có tương tự như đối với hàng hóa hay dịch vụ không.

    - Các biện pháp cấm, hạn chế

    7.Giải quyết tranh chấp

    Chỉ quy định cơ chế giải quyết tranh chấp trong trường hợp sản phẩm có nội dung số có quyền tài sản. Trường hợp còn lại không quy định.

    8. Quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch

    - Trách nhiệm bảo hành, được hoàn tiền, giảm giá…theo quy định của pháp luật người tiêu dùng. Có 02 phương án đối với nội dung này:

    Phương án 1: Quy định ngay các nội dung này trong Luật Thương mại (sửa đổi).

    Phương án 2: Các quy định này đưa vào sửa đổi tại Luật Bảo vệ người tiêu dùng khi có điều kiện.

     
    Báo quản trị |