Luật Thủ đô: Bổ sung việc phân cấp, ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng

Chủ đề   RSS   
  • #614313 20/07/2024

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1703 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Luật Thủ đô: Bổ sung việc phân cấp, ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng

    Ngày 28/6/2024, Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với 462/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.

    Ngày 28/5, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Tại phiên họp, có 26 lượt ý kiến phát biểu và 7 vị đại biểu Quốc hội gửi ý kiến tham gia bằng văn bản.

    Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua gồm 7 Chương với 54 Điều, quy định rõ vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 54 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.

    Theo đó, Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội. Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là thành phố trực thuộc Trung ương, là đô thị loại đặc biệt, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế của cả nước.

    Trong đó, Luật quy định chính quyền địa phương ở thành phố Hà Nội, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố, xã, thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND; chính quyền địa phương ở phường tại Hà Nội là UBND phường. 

    Như vậy, Luật đã luật hóa quy định không tổ chức HĐND cấp phường được quy định trong Nghị quyết 97/2019/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.

    (1) Biện pháp bảo đảm trật tự an toàn xã hội

    Theo Điều 33 Luật Thủ đô nêu rõ về biện pháp bảo đảm trật tự an toàn xã hội, cụ thể:

    HĐND thành phố được quy định mức tiền phạt cao hơn nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, an toàn thực phẩm, giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố. 

    Người có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định trong các lĩnh vực quy định tại điểm a khoản này có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn do Hội đồng nhân dân Thành phố quy định đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đó.

    Trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có giấy phép hoặc sai giấy phép xây dựng; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt.

    (2) Phân cấp, ủy quyền giữa các cấp chính quyền của thành phố Hà Nội

    Đồng thời, cùng với quy định về việc phân cấp, ủy quyền giữa các cấp chính quyền của thành phố Hà Nội, Luật đã bổ sung quy định về việc phân cấp, ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành cho các cơ quan của thành phố Hà Nội để cụ thể hóa chủ trương đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền tại Điều 49, Điều 50 Luật Thủ đô.

    Xem thêm chi tiết tại Luật Thủ đô có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025. Riêng khoản 2 Điều 54 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.

     
    313 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận