Sau phiên họp Quốc hội kỳ này, có lẽ sẽ có thêm 1 số Luật ra đời, trong đó, có nhắc đến Luật tài sản bất minh, để “trị căn bệnh tham nhũng” của cán bộ, công chức hiện nay.
Vậy thì Luật tài sản bất minh có những nội dung chính gì?
- Bất cứ tài sản nào của công chức có biểu hiện bất minh so với thu nhập chính đáng đều bị coi là đối tượng điều chỉnh của Luật này và bị điều tra.
- Luật quy định số tài sản có trước thời hạn điều chỉnh, mà đã thể hiện qua kê khai tài sản theo quy định với cán bộ - công chức, được coi là "tài sản khởi điểm được luật này ghi nhận".
Chỉ những tài sản mới phát sinh sau thời điểm này mới thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Tài sản bất minh.
- Từ sau thời hạn luật này có hiệu lực thi hành, những trường hợp bị phát hiện, tố cáo là có tài sản nghi vấn bất minh, đều phải được làm rõ.
- Tài sản bất minh được bản án có hiệu lực xác định phải bị tịch thu, bán đấu giá. Tiền bán đấu giá tài sản bất minh được dùng để giải quyết thiệt hại tài chính do bị can gây ra cho bên bị hại. Số dư (nếu có), được dùng để tăng lương cho cán bộ, công chức, giảm bớt tình trạng tham nhũng vặt vì lương quá thấp.
- Luật Tài sản bất minh không chỉ nhằm chống tham nhũng, mà còn chống cả tình trạng "làm ăn phi pháp" trong kinh tế nói chung (buôn hàng cấm, buôn lậu, làm hàng giả… đều tạo ra khối lượng lớn tài sản bất minh).
- Luật này cũng có hiệu lực xử lý những trường hợp phát hiện có tài sản bất minh khi điều tra đối với những người phạm tội khác.
- Thẩm quyền điều tra, xét xử phải được mở rộng ngoài phạm vi địa phương cấp tỉnh, TP trực thuộc trung ương, nơi đương sự sinh sống, hoạt động.
Dự thảo Luật tài sản bất minh sẽ được cập nhật sớm đến các bạn.