Luật sửa đổi các Luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh

Chủ đề   RSS   
  • #435082 01/09/2016

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Luật sửa đổi các Luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh

    Các Bộ, ngành và các cơ quan có liên quan vừa hoàn tất xong Dự thảo Luật sửa đổi các Luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh.

    Luật sửa đổi các Luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh

    Dự kiến Luật này đựơc thông qua trong năm  nay và sẽ có hiệu lực vào năm 2017.

    Có thể nói đây là một dạng siêu Luật, bởi lẽ, 1 Luật sửa đổi, bổ sung đến 12 Luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh, trong số đó, quan trọng là bãi bỏ và bổ sung nhiều ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

    Cụ thể nội dung sửa đổi các Luật như sau:

     

     
    15066 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    Oasisconcept (11/11/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #435083   01/09/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Tên Luật

    Nội dung quy định cũ

    Nội dung quy định mới

    Luật đầu tư 2014

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    5. Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.

     

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    5. Đầu tư là việc bỏ vốn bằng tài sản để kinh doanh.

    5a. Điều kiện kinh doanh là điều kiện cá nhân, tổ chức phải đáp ứng để được kinh doanh trong ngành, nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại Phụ lục 4 của Luật này.

    5b. Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư trong những ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định, điều ước quốc tế về đầu tư.

    Điều 7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

    1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

     

    Điều 7. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

    1. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng và môi trường.

    Điều 13. Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật

    1. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.

    2. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.

     

    Điều 13. Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật

    1. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định quyền lợi và ưu đãi đầu tư cao hơn thì nhà đầu tư được hưởng quyền lợi và ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng quyền lợi và ưu đãi còn lại của dự án.

    2. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định quyền lợi và ưu đãi đầu tư thấp hơn quyền lợi và ưu đãi đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng quyền lợi và ưu đãi đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho thời gian hưởng quyền lợi và ưu đãi còn lại của dự án.

    Đối với dự án không thuộc đối tượng cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và văn bản pháp luật mới được ban hành quy định quyền lợi, ưu đãi đầu tư thấp hơn quyền lợi, ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng quyền lợi và ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng quyền lợi và ưu đãi còn lại của dự án.

    Mục 1: QUY ĐỊNH CHUNG

    MỤC 1. TỔ CHỨC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ ĐẦU TƯ THEO HỢP ĐỒNG

    Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

    1. Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này;

    b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc đầu tư theo hợp đồng.

    3. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

    b) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

    c) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

     

    Điều 22. Thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài

    1. Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập tổ chức kinh tế, tham gia thành lập tổ chức kinh tế nếu đáp ứng các điều kiện sau:

    a) Có sở hữu vốn điều lệ tại tổ chức kinh tế phù hợp quy định tại khoản 3 Điều này;

    b) Hình thức tổ chức kinh tế, phạm vi hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh tế, đối tác Việt Nam tham gia thành lập tổ chức kinh tế phù hợp điều kiện đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.

     2. Nhà đầu tư nước ngoài thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức kinh tế thực hiện thủ tục như sau:

    a) Nhà đầu tư là thành viên, cổ đông của tổ chức kinh tế dự kiến thành lập thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án đầu tư hoặc hoạt động kinh doanh dự kiến thực hiện;

    b) Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế tại cơ quan đăng ký kinh doanh tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;

    c) Cổ đông, thành viên của tổ chức kinh tế dự kiến thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án từ thời điểm cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho đến thời điểm Tổ chức kinh tế được thành lập. Kể từ thời điểm được thành lập, tổ chức kinh tế được thành lập là nhà đầu tư thay cho nhà đầu tư là các thành viên, cổ đông trước đó.

    3. Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

    b) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

    c) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

    Điều 23. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

    1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

    b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

    c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.

    2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

    3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.

    4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

     

    Điều 23. Hoạt động của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

    1. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu chi phối là tổ chức kinh tế thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

    b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

    c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

    2. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu chi phối áp dụng điều kiện và thủ tục đầu tư như nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập tổ chức kinh tế mới; góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế khác hoặc đầu tư theo hợp đồng BCC.

    3. Tổ chức kinh tế nhà đầu tư nước ngoài không sở hữu chi phối là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu chi phối. Tổ chức kinh tế nhà đầu tư nước ngoài không sở hữu chi phối áp dụng điều kiện và thủ tục đầu tư như nhà đầu tư trong nước khi thành lập tổ chức kinh tế mới; góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế khác hoặc đầu tư theo hợp đồng BCC.

    4. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.

    5. Trường hợp sản xuất, kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài thì tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.

    6. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thành lập tổ chức kinh tế và thực hiện hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

    Điều 26. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

    1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:

    a) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

    b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

    2. Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

    a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

    b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

    3. Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

    a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;

    b) Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

    4. Nhà đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

     

    Điều 26. Thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào tổ chức kinh tế

    1. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thực hiện tục tục thay đổi thành viên, cổ đông tại cơ quan đăng ký kinh doanh tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua lại phần vốn góp, cổ phần làm tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;

    b) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua lại phần vốn góp, cổ phần của tổ chức kinh tế dẫn đến tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới 51% lên 51% trở lên;

    c) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua lại phần vốn góp, cổ phần của tổ chức kinh tế dẫn đến tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên trong tổ chức kinh tế;

    d) Doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp có quyền sử dụng đất ở các xã, phường, thị trấn biên giới và hải đảo.

    2. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều này thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư sau đó thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại cơ quan đăng ký kinh doanh tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

    Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm:

    a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;  

    b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

    3. Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

    a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;

    b) Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do, trừ trường hợp quy định tại điểm c Khoản này.

    c) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp kinh doanh trong ngành, nghề đầu tư có điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài mà điều kiện chưa định cụ thể, Sở Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến Bộ quản lý ngành về điều kiện kinh doanh và các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này để thông báo cho nhà đầu tư trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;

    d) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp có quyền sử dụng đất tại địa bàn phường, xã, thị trấn biên giới thì Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về đất đai và thông báo cho nhà đầu tư trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

    đ) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp kinh doanh chuỗi bán buôn, bán lẻ thì Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về Công Thương và thông báo cho nhà đầu tư trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

    Điều 31. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

    Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo pháp luật về đầu tư công và các dự án quy định tại Điều 30 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:

    1. Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;

    b) Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;

    c) Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;

    d) Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí;

    đ) Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược, casino;

    e) Sản xuất thuốc lá điếu;

    g) Phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế;

    h) Xây dựng và kinh doanh sân gôn;

     

    Điều 31. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

    Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo pháp luật về đầu tư công và các dự án quy định tại Điều 30 của Luật này, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:

    1. Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác;

    b) Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không;

    c) Xây dựng và kinh doanh cảng biển loại I;

    d) Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí;

    đ) Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược, casino;

    e) Sản xuất thuốc lá điếu;

    g) Phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế;

    h) Xây dựng và kinh doanh sân gôn;

    ...

    5. Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh thực hiện tại địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

    6. Dự án quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này phù hợp với quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt thì không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. Trong trường hợp này, việc quyết định chủ trương đầu tư được thực hiện như sau:

    a) Ban quản lý quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

    b) UBND cấp tỉnh Quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án thực hiện ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

    Điều 32. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

    1. Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo pháp luật về đầu tư công và các dự án quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:

    a) Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

    b) Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

    2. Dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt không phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

     

    Điều 32. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

    1. Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo pháp luật về đầu tư công và các dự án quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:

    a. Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua một trong các hình thức sau: đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

    b) Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

    c) Dự án sản xuất có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường theo quy định của Chính phủ.

    2. Dự án đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì Ban quản lý cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư (đối với trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) mà không phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

    3. Dự án đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều này do hộ gia đình, cá nhân thực hiện ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định chủ trương đầu tư mà không phải trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.

    Điều 33. Hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

    1. Hồ sơ dự án đầu tư gồm:

    a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

    b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

    c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

    d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

    đ) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

    e) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

    g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

    6. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Nội dung báo cáo thẩm định gồm:

    a) Thông tin về dự án gồm: thông tin về nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án;

    b) Đánh giá việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);

    c) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch sử dụng đất; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

    d) Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);

    đ) Đánh giá căn cứ pháp lý về quyền sử dụng địa điểm đầu tư của nhà đầu tư. Trường hợp có đề xuất giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì thực hiện thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

    e) Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này.

    8. Nội dung quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm:

    a) Nhà đầu tư thực hiện dự án;

    b) Tên, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư của dự án, thời hạn thực hiện dự án;

    c) Địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

    d) Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện từng giai đoạn đối với dự án đầu tư có nhiều giai đoạn;

    đ) Công nghệ áp dụng;

    e) Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có);

    g) Thời hạn hiệu lực của quyết định chủ trương đầu tư.

     

    Điều 33. Hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

    1. Hồ sơ dự án đầu tư gồm:

    a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

    b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

    c) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

    d) Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

    đ) Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

    e) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

    g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

    h. Giấy tờ, tài liệu khác theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).

    ...

    6. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Nội dung báo cáo thẩm định gồm:

    a) Thông tin về dự án gồm: thông tin về nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, địa điểm, tiến độ thực hiện dự án;

    b) Đánh giá việc đáp ứng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);

    c. Đánh giá sự phù hợp của dự án với chiến lược, quy hoạch (nếu có).

    d) Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);

    đ) Đánh giá căn cứ pháp lý về quyền sử dụng địa điểm đầu tư của nhà đầu tư. Trường hợp có đề xuất giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì thực hiện thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

    e) Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này.

    ...

    8. Nội dung quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm:

    a) Nhà đầu tư thực hiện dự án;

    b) Tên, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư của dự án, thời hạn thực hiện dự án;

    c) Địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

    d) Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện từng giai đoạn đối với dự án đầu tư có nhiều giai đoạn;

    đ) Công nghệ áp dụng;

    e) Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có);

    g) Nhà đầu tư có trách nhiệm tuân thủ các nghĩa vụ về thuế, môi trường, lao động; sử dụng công nghệ thích hợp và bảo đảm tiến độ thực hiện dự án đầu tư.

    Điều 35. Hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

    6. Nội dung thẩm tra:

    a) Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;

    b) Sự cần thiết thực hiện dự án;

    c) Sự phù hợp của dự án với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch sử dụng đất, tài nguyên khác;

    d) Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất, phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư, phương án lựa chọn công nghệ chính, giải pháp bảo vệ môi trường;

    đ) Vốn đầu tư, phương án huy động vốn;

    e) Tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội;

    g) Cơ chế, chính sách đặc thù; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).

    Điều 35. Hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

    6. Nội dung thẩm tra:

    a) Việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;

    b) Sự cần thiết thực hiện dự án;

    c. Đánh giá sự phù hợp của dự án với chiến lược, quy hoạch (nếu có)

    d) Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất, phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư, phương án lựa chọn công nghệ chính, giải pháp bảo vệ môi trường;

    đ) Vốn đầu tư, phương án huy động vốn;

    e) Tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội;

    g) Cơ chế, chính sách đặc thù; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có).

     

     

     

    Điều 35a. Điều chỉnh chủ trương đầu tư

    1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư trong các trường hợp sau:

    a) Điều chỉnh mục tiêu, địa điểm, công nghệ chính;

    b) Điều chỉnh tăng quy mô dự án đầu tư từ 10% trở lên so với dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư;

    c) Điều chỉnh thời hạn thực hiện dự án đầu tư;

    d) Điều chỉnh nhà đầu tư do chuyển nhượng khi chưa hoàn thành góp vốn và đưa dự án vào hoạt động;

    đ) Thay đổi điều kiện thực hiện dự án đầu tư (nếu có).

    2. Cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư thẩm định, lấy ý kiến thẩm định đối với các nội dung điều chỉnh để quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư”.

    Điều 36. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

    1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

    a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

    b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

    2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

    a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;

    b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;

    c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

    3. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này thực hiện dự án đầu tư sau khi được quyết định chủ trương đầu tư.

    4. Trường hợp có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này.

     

    Điều 36. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

    1. Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư trong các trường hợp sau:

    a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

    b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu chi phối, trừ dự án của Công ty niêm yết và công ty đại chúng đăng ký giao dịch.

    2. Nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.

    3. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế nhà đầu tư nước ngoài không sở hữu chi phối thực hiện dự án đầu tư sau khi được quyết định chủ trương đầu tư.

    4. Trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này.

    Điều 37. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

    1. Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

     

    Điều 37. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

    1. Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện tương tự thủ tục quyết định chủ trương đầu tư. Cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chấp thuận việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

    Trường hợp dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư và không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhưng nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư kèm theo quyết định chủ trương đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

    Điều 40. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

    4. Đối với các dự án thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, địa điểm đầu tư, công nghệ chính, tăng hoặc giảm vốn đầu tư trên 10% tổng vốn đầu tư, thời hạn thực hiện, thay đổi nhà đầu tư hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có), cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

    Điều 40. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

    4. Đối với các dự án thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, khi điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 35a của Luật này, cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

     

    Điều 42. Bảo đảm thực hiện dự án đầu tư

    1. Nhà đầu tư phải ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

     

    Điều 42. Bảo đảm thực hiện dự án đầu tư

    1. Nhà đầu tư phải ký quỹ hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

     

    Điều 43. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư

     

    Điều 43. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư

    2a. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới 5 tỷ đồng có thời hạn không quá 20 năm.

    Điều 44. Giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ

    ..

    2. Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo thực hiện quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ hoặc để xác định căn cứ tính thuế, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thực hiện giám định độc lập chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ.

    Điều 44. Giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ

    2. Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo thực hiện quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ, môi trường, xác định căn cứ tính thuế hoặc kiểm tra cam kết của nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu nhà đầu tư thực hiện giám định độc lập chất lượng và giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ”.

    3. Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài, cơ quan quản lý nhà nước có quyền trưng cầu tư vấn độc lập, giám định độc lập để xác định giá trị vốn đầu tư của dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

    Đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thẩm quyền trưng cầu tư vấn, giám định độc lập. Đối với các dự án khác, Bộ trưởng Bộ quản lý ngành hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền trưng cầu tư vấn, giám định độc lập trên cơ sở ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

    Chi phí trưng cầu tư vấn, giám định độc lập do Chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm chi trả và được tính vào chi phí đầu tư của dự án.

     

    Điều 54. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài

    2. Trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:

    a) Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;

    b) Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

    Điều 54. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài

    2. Trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:

    a) Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;

    b) Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

    c. Dự án đầu tư ra nước ngoài có phương thức vốn cho vay ra nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú.”

     

    Điều 55. Hồ sơ, trình tự, thủ tục Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài

    1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ gồm:

    a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

    b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

    c) Đề xuất dự án đầu tư gồm: mục tiêu, quy mô, hình thức, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án;

    d) Bản sao một trong các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

    đ) Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;

    e) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật này;

    g) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.

     

    Điều 55. Hồ sơ, trình tự, thủ tục Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài

    1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ gồm:

    a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

    b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

    c) Đề xuất dự án đầu tư gồm: mục tiêu, quy mô, hình thức, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án;

    d) Bản sao một trong các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

    đ) Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư.

    e) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 57 của Luật này.  Đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Quyết định đầu tư ra nước ngoài được thay thế bằng văn bản chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu cho phép nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài, bao gồm các nội dung chủ yếu: Nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, hình thức, địa điểm đầu tư, tổng vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn, tiến độ thực hiện dự án, các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư cần đạt được và kèm theo Báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất dự án đầu tư ra nước ngoài, làm cơ sở cho việc chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu;

    g) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.

    Điều 58. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

    3. Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài; trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên và không thuộc dự án quy định tại Điều 54 của Luật này thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    4. Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật này.

    5. Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.

    Điều 58. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

    3. Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài; trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên và không thuộc dự án quy định tại Điều 54 của Luật này thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    4. Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 57 của Luật này.

    5. Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận tính đến ngày nộp hồ sơ dự án không quá 3 tháng.

     

    Điều 59. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

    2. Đối với dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ gồm:

    c) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật này;

    Điều 59. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

    2. Đối với dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ gồm:

    c) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 57 của Luật này;”

     

    Điều 60. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

    5. Vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư; tiến độ góp vốn, huy động vốn và tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

    Điều 60. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

    5. Vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư; tiến độ góp vốn và tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

     

    Điều 61. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

    1. Khi có nhu cầu thay đổi nội dung dự án đầu tư ra nước ngoài liên quan đến nhà đầu tư thực hiện dự án, địa điểm đầu tư, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, tiến độ đầu tư, ưu đãi đầu tư, việc sử dụng lợi nhuận để thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài, nhà đầu tư nộp hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

    2. Hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gồm:

    e) Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tính đến thời điểm nộp hồ sơ trong trường hợp điều chỉnh tăng vốn đầu tư ra nước ngoài.

    4. Đối với các dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, khi điều chỉnh các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

     

    Điều 61. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

    1. Khi có nhu cầu thay đổi nội dung dự án đầu tư ra nước ngoài liên quan đến nhà đầu tư thực hiện dự án, địa điểm đầu tư, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, ưu đãi đầu tư, việc sử dụng lợi nhuận để thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài, nhà đầu tư nộp hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

    ...

    2. Hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài gồm:

    e) Văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tính đến thời điểm nộp hồ sơ trong trường hợp điều chỉnh tăng vốn đầu tư ra nước ngoài hoặc bổ sung nhà đầu tư Việt Nam.

    ...

    4. Đối với các dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài khi nhà đầu tư có nhu cầu thay đổi nội dung dự án đầu tư ra nước ngoài liên quan đến:

    a) Nhà đầu tư Việt Nam chiếm trên 15% tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư tại nước ngoài;

    b) Mục tiêu chính của dự án;

    c) Vốn đầu tư ra nước ngoài tăng từ 10% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài.

    Điều 62. Chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài

    1. Dự án đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

    a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;

    b) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;

    c) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;

    d) Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;

    đ) Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà dự án đầu tư không được nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận, hoặc quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận mà dự án đầu tư không được triển khai;

    e) Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ đầu tư;

    g) Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư mà nhà đầu tư không có văn bản báo cáo về tình hình hoạt động của dự án đầu tư;

    h) Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

    i) Theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài.

     

    Điều 62. Chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài

    1. Dự án đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

    a) Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;

    b) Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;

    c) Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;

    d) Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;

    đ) Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà dự án đầu tư không được nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận, hoặc quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận mà dự án đầu tư không được triển khai;

    e) Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ đầu tư;

    g) Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư mà nhà đầu tư không có văn bản báo cáo về tình hình hoạt động của dự án đầu tư;

    h) Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

    i) Theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài.

    k) Quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà nhà đầu tư không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Khoản 2 Điều 72 Luật Đầu tư

    Điều 71. Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam

    2. Chế độ báo cáo định kỳ:

    a) Hằng tháng, hằng quý, hằng năm, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn về tình hình thực hiện dự án đầu tư, gồm các nội dung: vốn đầu tư thực hiện, kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý và bảo vệ môi trường và các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động;

    b) Hằng tháng, hằng quý, hằng năm, cơ quan đăng ký đầu tư báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và tình hình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý;

    c) Hằng quý, hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình đầu tư trên địa bàn;

    d) Hằng quý, hằng năm, các bộ, cơ quan ngang bộ báo cáo về tình hình cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương khác thuộc phạm vi quản lý (nếu có); báo cáo về hoạt động đầu tư liên quan đến phạm vi quản lý của ngành và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

    đ) Hằng quý, hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư trên phạm vi cả nước và báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện chế độ báo cáo đầu tư của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này.

    Điều 71. Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam

    Bãi bỏ

     

    Điều 76. Hiệu lực thi hành

    1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.

    2. Luật đầu tư số 59/2005/QH11 và Nghị quyết số 49/2010/QH12 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

    3. Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.

    Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014.

     

    Điều 76. Hiệu lực thi hành

    1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.

    2. Luật đầu tư số 59/2005/QH11 và Nghị quyết số 49/2010/QH12 của Quốc hội về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

    3. Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.

    Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014.

    4. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật này và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài trong một số ngành, nghề và địa bàn vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.

     

    Thay thế Phụ lục 4 bằng Phụ lục ban hành kèm theo Luật này.

     

    Cập nhật bởi trang_u ngày 01/09/2016 04:48:34 CH Cập nhật bởi trang_u ngày 01/09/2016 03:20:28 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #435086   01/09/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Luật doanh nghiệp 2014

    Điều 3. Áp dụng Luật doanh nghiệp và các luật chuyên ngành

    Trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của Luật đó.

     

    Điều 3. Áp dụng Luật doanh nghiệp và các luật chuyên ngành

    Trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về việc tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của Luật đó.

    Điều 4. Giải thích từ ngữ

    11. Giá thị trường của phần vốn góp hoặc cổ phần là giá giao dịch trên thị trường cao nhất ngày hôm trước, giá thỏa thuận giữa người bán và người mua, hoặc giá do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp xác định.

    Điều 4. Giải thích từ ngữ

    11. Giá thị trường của phần vốn góp hoặc cổ phần là giá thỏa thuận giữa người bán và người mua trên cơ sở giá giao dịch trên thị trường tại thời điểm gần nhất hoặc giá do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp xác định.

     

     

    Điều 10a. Doanh nghiệp góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp khác

    1. Doanh nghiệp được góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp để sở hữu vốn điều lệ của doanh nghiệp khác mà không nhất thiết phải có ngành, nghề kinh doanh.

    2. Trường hợp thực hiện hoạt động quản lý quỹ theo quy định của Luật Chứng khoán thì thực hiện theo quy định của Luật Chứng khoán.

    Điều 13. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

    2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

    Điều 13. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

    ...

    2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì mỗi người đại diện theo pháp luật đều có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 điều này

    Điều 41. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

    1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

    2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện.

    3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

    Điều 41. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

    1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải có cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện.

    2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và kèm theo tên doanh nghiệp. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

    3. Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại địa điểm kinh doanh và kèm theo tên doanh nghiệp hoặc tên chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

    Điều 42. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

    1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký

    2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:

    đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;

    e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

    Điều 42. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

    1. Các trường hợp sau đây được coi là tên trùng với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:

    a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

    b) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

    2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:

    đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_” và chữ “và”;

    e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “gốc”, “cũ”, “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

    Điều 44. Con dấu của doanh nghiệp

    4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.

     

    Điều 44. Con dấu của doanh nghiệp

    4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. Thông báo và các văn bản do doanh nghiệp phát hành sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu.

    Điều 78. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu

    3. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, thì chức năng, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của Luật này.

    Điều 78. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu

    ...

    3. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, thì số lượng, cơ cấu, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của Luật này.

    Điều 103. Tiêu chuẩn và điều kiện đối với Kiểm soát viên

    3. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của đối tượng sau đây:

    a) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty;

    b) Thành viên Hội đồng thành viên của công ty;

    c) Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty;

    d) Kiểm soát viên khác của công ty.

    Điều 103. Tiêu chuẩn và điều kiện đối với Kiểm soát viên

    3. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của đối tượng sau đây:

    a) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty;

    b) Thành viên Hội đồng thành viên của công ty;

    c) Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty;

    d) Kiểm soát viên khác của công ty.

     

    Điều 105. Chế độ làm việc của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên

    1. Trưởng Ban kiểm soát làm việc chuyên trách tại công ty; các thành viên khác có thể tham gia Ban kiểm soát của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

     

    Điều 105. Chế độ làm việc của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên

    1. Trưởng Ban kiểm soát làm việc chuyên trách, không kiêm nhiệm các công việc khác tại một công ty. Kiểm soát viên khác có thể tham gia Ban kiểm soát của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

    Điều 114. Quyền của cổ đông phổ thông

    1. Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:

    đ) Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;

    Điều 114. Quyền của cổ đông phổ thông

    1. Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:

    đ) Xem xét, tra cứu và trích lục Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết, bao gồm: tên, địa chỉ liên lạc và tổng số cổ phần và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác của mình;

    Điều 137. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông

    3. Cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu, trích lục và sao danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông; yêu cầu sửa đổi những thông tin sai lệch hoặc bổ sung những thông tin cần thiết về mình trong danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông. Người quản lý công ty phải cung cấp kịp thời thông tin sổ đăng ký cổ đông, sửa đổi, bổ sung thông tin sai lệch theo yêu cầu của cổ đông; đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không cung cấp hoặc cung cấp không kịp thời, không chính xác thông tin sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu. Trình tự, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin trong sổ đăng ký cổ đông thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty.

    Điều 137. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông

    ...

    3. Cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu, trích lục và sao danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông; yêu cầu sửa đổi những thông tin sai lệch hoặc bổ sung những thông tin cần thiết về mình trong danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông. Người quản lý công ty phải cung cấp kịp thời thông tin số đăng ký cổ đông, sửa đổi, bổ sung thông tin sai lệch theo yêu cầu của cổ đông; đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không cung cấp hoặc cung cấp không kịp thời, không chính xác thông tin sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu. Trình tự, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin trong sổ đăng ký cổ đông thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động nội bộ công ty.”

     

    Điều 139. Mời họp Đại hội đồng cổ đông

    3. Thông báo mời họp phải được gửi kèm theo các tài liệu sau đây:

    a) Chương trình họp, các tài liệu sử dụng trong cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp;

    b) Phiếu biểu quyết;

    c) Mẫu chỉ định đại diện theo ủy quyền dự họp.

    Điều 139. Mời họp Đại hội đồng cổ đông

    ...

    3. Thông báo mời họp phải được gửi kèm theo các tài liệu sau đây:

    a) Chương trình họp, các tài liệu sử dụng trong cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp;

    b) Phiếu biểu quyết;

    Điều 140. Thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông

    1. Cổ đông có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp hoặc thông qua một trong các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp cổ đông là tổ chức chưa có người đại diện theo ủy quyền quy định tại khoản 4 Điều 15 của Luật này thì ủy quyền cho người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông.

    Việc ủy quyền cho người đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản theo mẫu do công ty phát hành. Người được ủy quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải xuất trình văn bản ủy quyền khi đăng ký dự họp trước khi vào phòng họp.

     

    Điều 140. Thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông

    1. Cổ đông có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp hoặc thông qua một trong các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp cổ đông là tổ chức chưa có người đại diện theo ủy quyền quy định tại khoản 4 Điều 15 của Luật này thì ủy quyền cho người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông.

    Việc ủy quyền cho người đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản. Người được ủy quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải xuất trình văn bản ủy quyền khi đăng ký dự họp trước khi vào phòng họp. Văn bản ủy quyền phải có các nội dung sau đây:

    a) Họ, tên, địa chỉ liên lạc của cổ đông ủy quyền.

    b) Tổng số người được ủy quyền và thời hạn ủy quyền.

    c) Họ và tên, địa chỉ liên lạc, số chứng minh thư hoặc hộ chiếu và số tổng cổ phần có quyền biểu quyết được ủy quyền đại diện của từng người được ủy quyền.

    d) Họ, tên, chữ ký của cổ đông ủy quyền và người được ủy quyền.

    Điều 146. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông

    1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải được ghi biên bản và có thể ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt, có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài và có các nội dung chủ yếu sau đây:

    d) Họ, tên chủ tọa và thư ký;

     

    Điều 146. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông

    1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải được ghi biên bản và có thể ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt, có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài và có các nội dung chủ yếu sau đây:

     

    d) Trường hợp Nghị Quyết và Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông đã được thông qua theo đúng trình tự quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty mà chủ tọa cuộc họp từ chối ký tên vào văn bản nêu trên thì thì phải có họ, tên và chữ ký của các thành viên Hội đồng quản trị đã tham dự và biểu quyết nhất trí thông qua Nghị Quyết của Hội đồng quản trị.

    ...

    4. Trường hợp chủ tọa cuộc họp, người ghi biên bản từ chối ký tên vào Nghị Quyết và Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thì Nghị quyết, biên bản họp phải có họ, tên và chữ ký của các thành viên Hội đồng quản trị đã tham dự và biểu quyết nhất trí thông qua Nghị Quyết của Đại hội đồng cổ đông đó.

    Điều 154. Biên bản họp Hội đồng quản trị

    1. Các cuộc họp của Hội đồng quản trị phải được ghi biên bản và có thể ghi âm, ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt và có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài, có các nội dung chủ yếu sau đây:

    a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;

    b) Mục đích, chương trình và nội dung họp;

    c) Thời gian, địa điểm họp;

    d) Họ, tên từng thành viên dự họp hoặc người được ủy quyền dự họp và cách thức dự họp; họ, tên các thành viên không dự họp và lý do;

    đ) Các vấn đề được thảo luận và biểu quyết tại cuộc họp;

    e) Tóm tắt phát biểu ý kiến của từng thành viên dự họp theo trình tự diễn biến của cuộc họp;

    g) Kết quả biểu quyết trong đó ghi rõ những thành viên tán thành, không tán thành và không có ý kiến;

    h) Các vấn đề đã được thông qua;

    i) Họ, tên, chữ ký chủ tọa và người ghi biên bản.

    Chủ tọa và người ghi biên bản phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của nội dung biên bản họp Hội đồng quản trị.

    Điều 154. Biên bản họp Hội đồng quản trị

    1. Các cuộc họp của Hội đồng quản trị phải được ghi biên bản và có thể ghi âm, ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt và có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài, có các nội dung chủ yếu sau đây:

    a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;

    b) Mục đích, chương trình và nội dung họp;

    c) Thời gian, địa điểm họp;

    d) Họ, tên từng thành viên dự họp hoặc người được ủy quyền dự họp và cách thức dự họp; họ, tên các thành viên không dự họp và lý do;

    đ) Các vấn đề được thảo luận và biểu quyết tại cuộc họp;

    e) Tóm tắt phát biểu ý kiến của từng thành viên dự họp theo trình tự diễn biến của cuộc họp;

    g) Kết quả biểu quyết trong đó ghi rõ những thành viên tán thành, không tán thành và không có ý kiến;

    h) Các vấn đề đã được thông qua;

    i) Họ, tên, chữ ký chủ tọa và người ghi biên bản.

    Trường hợp chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký tên vào biên bản họp thì phải có họ, tên và chữ ký của các thành viên Hội đồng quản trị đã tham dự và biểu quyết thông qua Quyết định của Hội đồng quản trị. Chủ tọa, người ghi biên bản và người ký tên trong biên bản họp phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của nội dung biên bản họp Hội đồng quản trị.

    ...

    4. Trường hợp Nghị Quyết và Biên bản họp Hội đồng quản trị đã được thông qua theo đúng trình tự quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty mà chủ tọa cuộc họp từ chối ký tên vào văn bản nêu trên thì phải có họ, tên và chữ ký của các thành viên Hội đồng quản trị đã tham dự và biểu quyết nhất trí thông qua Nghị Quyết của Hội đồng quản trị.

    Điều 163. Ban kiểm soát

    ...

    2. Các Kiểm soát viên bầu một người trong số họ làm Trưởng Ban kiểm soát theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.

    Điều 163. Ban kiểm soát

    ...

    2. Các Kiểm soát viên bầu một người trong số họ làm Trưởng Ban kiểm soát theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải đạt yêu cầu trình độ chuyên môn của kế toán viên hoặc kiểm toán viên, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn. Trưởng ban kiểm soát làm việc chuyên trách, không kiêm nhiệm các công việc khác tại công ty.

    Điều 164. Tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm soát viên

    2. Kiểm soát viên công ty cổ phần niêm yết, công ty do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải là kiểm toán viên hoặc kế toán viên.

    Điều 164. Tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm soát viên

    ...

    2. Kiểm soát viên công ty cổ phần niêm yết, công ty do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải đạt yêu cầu trình độ chuyên môn của kiểm toán viên hoặc kế toán viên.

     

    Điều 182a. Tăng, giảm vốn điều lệ công ty hợp danh

    1. Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:

    a) Tăng vốn góp của thành viên;

    b) Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.

    2. Công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:

    a) Rút vốn khỏi công ty theo khoản 2 Điều 180;

    b) Bị khai trừ khỏi công ty theo khoản 3 Điều 180;

    c) Chấm dứt tư cách thành viên theo khoản 4 Điều 180;

    d) Thành viên không góp vốn hoặc không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.

    3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

    a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;

    b) Vốn điều lệ; số vốn dự định tăng hoặc giảm;

    c) Thời điểm, lý do và hình thức tăng hoặc giảm vốn;

    d) Họ, tên, chữ ký của chủ tịch Hội đồng thành viên.

    Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có nghị quyết và biên bản họp của Hội đồng thành viên. 

    Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có nghị quyết và biên bản họp của Hội đồng thành viên và báo cáo tài chính gần nhất. 

    Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.

    Điều 192. Chia doanh nghiệp

    1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới trong một trong các trường hợp sau đây:

    a) Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;

    b) Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới;

    c) Kết hợp cả hai trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

    Điều 192. Chia doanh nghiệp

    1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới trong một trong các trường hợp sau đây:

    a) Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các công ty mới;

    b) Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới;

    c) Kết hợp cả hai trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

    ...

    Điều 193. Tách doanh nghiệp

    ...

    2. Tách công ty có thể thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:

    a) Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chuyển sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;

    b) Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp của họ được chuyển sang cho các công ty mới;

    c) Kết hợp cả hai trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

    Điều 193. Tách doanh nghiệp

    ...

    2. Tách công ty có thể thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:

    a) Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chuyển sang cho các công ty mới;

    b) Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp của họ được chuyển sang cho các công ty mới;

    c) Kết hợp cả hai trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

     

    Điều 212. Hiệu lực thi hành

    1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015. Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật doanh nghiệp số 37/2013/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2013 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực, thời hạn góp vốn thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty;

    b) Các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ vốn điều lệ phải thực hiện tái cơ cấu để bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 189 của Luật này trước ngày 01 tháng 7 năm 2017;

    c) Các công ty không có cổ phần hoặc phần vốn góp do Nhà nước nắm giữ thực hiện góp vốn, mua cổ phần trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 không phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 189 của Luật này nhưng không được tăng tỷ lệ sở hữu chéo.

    2. Hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật này. Hộ kinh doanh có quy mô nhỏ thực hiện đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của Chính phủ.

     

    Điều 212. Hiệu lực thi hành

    1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015. Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật doanh nghiệp số 37/2013/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2013 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập trước ngày Luật này có hiệu lực, thời hạn góp vốn thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty;

    b) Các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ vốn điều lệ phải thực hiện tái cơ cấu để bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 189 của Luật này trước ngày 01 tháng 7 năm 2017;

    c) Các công ty không có cổ phần hoặc phần vốn góp do Nhà nước nắm giữ thực hiện góp vốn, mua cổ phần trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 không phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 189 của Luật này nhưng không được tăng tỷ lệ sở hữu chéo.

    d) Các doanh nghiệp tư nhân đã thực hiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 không phải thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 183 của Luật này.

    2. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, sử dụng dưới 10 lao động, đăng ký kinh doanh và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh thực hiện đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của Chính phủ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #435095   01/09/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Luật đất đai 2013

    Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

    1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

     

    Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

    1. Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:

    a) Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

    b) Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư hoặc đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

    2. Căn cứ giao đất, cho thuê đất:

    a) Đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất: Quyết định phê duyệt kết quả đấu giá quyền sử dụng đất.

    b) Đối với trường hợp đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất: Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất.

    c) Đối với trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất: Thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

    3. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích để thực hiện dự án đầu tư:

    Văn bản quyết định, chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.

    Điều 58. Điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư

    3. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phải có các điều kiện sau đây:

    b) Ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư;

    Điều 58. Điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư

    3. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phải có các điều kiện sau đây:

    b. Bảo đảm đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư

    Điều 73. Sử dụng đất thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh

    1. Việc sử dụng đất để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này mà phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

     

    Điều 73. Sử dụng đất thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh

    1. Việc sử dụng đất để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này mà phù hợp với mục đích sử dụng đất thì tổ chức, cá nhân được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh gắn với chuyển mục đích sử dụng đất thì việc chuyển mục đích sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    Điều 118. Các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất và các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất

    1. Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này:

    a) Đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê hoặc cho thuê mua;

    b) Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê;

    c) Sử dụng quỹ đất để tạo vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng;

    d) Sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;

    đ) Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;

    e) Giao đất, cho thuê đất đối với đất Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước;

    g) Giao đất ở tại đô thị, nông thôn cho hộ gia đình, cá nhân;

    h) Giao đất, cho thuê đất đối với các trường hợp được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

    2. Các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất bao gồm:

    a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất;

    b) Sử dụng đất được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất quy định tại Điều 110 của Luật này;

    c) Sử dụng đất quy định tại các điểm b, g khoản 1 và khoản 2 Điều 56 của Luật này;

    d) Sử dụng đất vào mục đích hoạt động khoáng sản;

    đ) Sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội và nhà ở công vụ;

    e) Giao đất ở cho cán bộ, công chức, viên chức chuyển nơi công tác theo quyết định điều động của cơ quan có thẩm quyền;

    g) Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại xã mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở;

    h) Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại thị trấn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở;

    i) Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

    3. Trường hợp đất đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này mà không có người tham gia hoặc trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá hoặc đấu giá ít nhất là 02 lần nhưng không thành thì Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất mà không phải đấu giá quyền sử dụng đất.

     

    Điều 118. Các trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất và các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất

    1. Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này:

    a) Đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê hoặc cho thuê mua;

    b) Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê;

    c) Sử dụng quỹ đất để tạo vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng;

    d) Sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;

    đ) Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;

    e) Giao đất, cho thuê đất đối với đất Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước;

    g) Giao đất ở tại đô thị, nông thôn cho hộ gia đình, cá nhân;

    h) Giao đất, cho thuê đất đối với các trường hợp được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

    2. Các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất bao gồm:

    a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất;

    b) Sử dụng đất được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất quy định tại Điều 110 của Luật này;

    c) Sử dụng đất quy định tại các điểm b, g khoản 1 và khoản 2 Điều 56 của Luật này;

    d) Sử dụng đất vào mục đích hoạt động khoáng sản;

    đ) Sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội và nhà ở công vụ;

    e) Giao đất ở cho cán bộ, công chức, viên chức chuyển nơi công tác theo quyết định điều động của cơ quan có thẩm quyền;

    g) Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại xã mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở;

    h) Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại thị trấn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà không có đất ở và chưa được Nhà nước giao đất ở;

    i) Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

    3. Trường hợp đất đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này mà không có người tham gia hoặc trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá hoặc đấu giá ít nhất là 02 lần nhưng không thành thì Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất mà không phải đấu giá quyền sử dụng đất.

    4. Ngoài hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất quy định tại Khoản 1 Điều này, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư còn được giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất theo pháp luật đấu thầu hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư theo pháp luật đầu tư.

    Điều 149. Đất khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề

    2. Nhà nước cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất. Đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì người được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất hàng năm; đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì người được Nhà nước cho thuê đất có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền thuê đất hàng năm.

    Điều 149. Đất khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề

    2. Nhà nước cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất.

    Nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất.”

     

    Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

    3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

    a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

    b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

    c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

    d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

     

     

    Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

    3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

    a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

    b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

    c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

    d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

    đ) Ban quản lý quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có thẩm quyền chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất trong khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

    Điều 174. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê

    4. Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    a) Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở mà được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp không được miễn hoặc không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;

     

    Điều 174. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê

    4. Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    a. Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở, kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu chức năng trong khu kinh tế mà được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp không được miễn hoặc không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với loại đất có mục đích sử dụng tương ứng;

    Điều 175. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm

    1. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;

    b) Thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

    c) Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 189 của Luật này; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

    d) Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

    đ) Cho thuê lại quyền sử dụng đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm đối với đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng đối với đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

    Điều 175. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập sử dụng đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm

    1. Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;

    b) Cho thuê tài sản gắn liền với đất thuê, thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

    c) Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 189 của Luật này; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

    d) Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

    đ) Cho thuê lại quyền sử dụng đất đối với đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng đối với đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

    Điều 183. Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam

    4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sử dụng đất được hình thành do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    a) Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hình thành do nhận chuyển nhượng cổ phần là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này tương ứng với hình thức nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;

    b) Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hình thành do nhận chuyển nhượng cổ phần là doanh nghiệp mà bên Việt Nam chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền và nghĩa vụ như tổ chức kinh tế quy định tại Điều 174 và Điều 175 của Luật này.

    Điều 183. Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam

    4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sử dụng đất được hình thành do nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    a) Trường hợp sau khi nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, nhà đầu tư nước ngoài sở hữu chi phối doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư thì doanh nghiệp có các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này tương ứng với hình thức nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;

    b) Trường hợp sau khi nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, nhà đầu tư nước ngoài không sở hữu chi phối doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư thì doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ như tổ chức kinh tế quy định tại Điều 174 và Điều 175 của Luật này.

    Điều 210. Điều khoản chuyển tiếp

    2. Trường hợp nhà đầu tư được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm để đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp khu chế xuất mà đã cho thuê lại đất có kết cấu hạ tầng theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì phải nộp tiền cho Nhà nước theo quy định của Chính phủ; người thuê lại đất có quyền và nghĩa vụ như được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê sau khi chủ đầu tư đã nộp đủ tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước.

    Điều 210. Điều khoản chuyển tiếp

    2. Trường hợp nhà đầu tư được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm để đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất mà đã cho thuê lại đất có kết cấu hạ tầng theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì phải nộp tiền cho Nhà nước đối với diện tích đất đã cho thuê theo quy định của Chính phủ.

     

    Cập nhật bởi trang_u ngày 01/09/2016 05:02:58 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #435096   01/09/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Luật xây dựng 2014

    Điều 18. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng

    3. Khuyến khích lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng thông qua hình thức thi tuyển đối với quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù có quy mô lớn, có ý nghĩa đặc biệt và quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch chi tiết xây dựng các khu vực có ý nghĩa quan trọng trong khu chức năng đặc thù.

    Điều 18. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch xây dựng

    3. Quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù có quy mô lớn, có ý nghĩa đặc biệt và quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch chi tiết xây dựng các khu vực có ý nghĩa quan trọng trong khu chức năng đặc thù thì phải tổ chức thi tuyển ý tưởng quy hoạch kiến trúc và giải pháp thực hiện trước khi lập quy hoạch xây dựng. Khuyến khích việc tổ chức thi tuyển ý tưởng quy hoạch kiến trúc và giải pháp thực hiện đối với các quy hoạch xây dựng khác.”

    4. Đơn vị có ý tưởng quy hoạch kiến trúc và giải pháp thực hiện được tuyển chọn được ưu tiên lựa chọn để lập quy hoạch xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định; trường hợp không đủ năng lực thì được phép liên danh với nhà thầu tư vấn khác.

    5. Bộ Xây dựng quy định chi tiết về thi tuyển ý tưởng quy hoạch kiến trúc và giải pháp thực hiện.

    Điều 24. Đối tượng và trách nhiệm lập quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù

    2. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù được quy định như sau:

    a) Bộ Xây dựng tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù cấp quốc gia;

    b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù, trừ quy hoạch quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và nhiệm vụ, đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù;

    c) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực được giao quản lý hoặc đầu tư.

     

    Điều 24. Đối tượng và trách nhiệm lập quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù

    2. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù được quy định như sau:

    a) Bộ Xây dựng tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù cấp quốc gia;

    b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù, trừ quy hoạch quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và nhiệm vụ, đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù;

    c) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực được giao quản lý hoặc đầu tư.

    d. Đối với quy hoạch xây dựng khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng, trong quá trình lập quy hoạch, cơ quan tổ chức lập quy hoạch có trách nhiệm lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

    Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng

    2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

    a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

    b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

    c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

    d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

    đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

    e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

    g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

    h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

    i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

    k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;

    l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.

    Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng

    2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:

    a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

    b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

    c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

    d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

    d1) Công trình xây dựng thuộc dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở đã có quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt và đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế kỹ thuật/ thiết kế bản vẽ thi công.

    d2) Công trình xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt dưới 20m2; biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt dưới 20m2 kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn; bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt dưới 40m2.

    đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

    e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

    g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

    h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

    i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

    k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;

    l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.

    Điều 91. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị

    2. Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.

     

    Điều 91. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị

    2. Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt, trừ công trình xây dựng có thời hạn, công trình quảng cáo, công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.

    Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới

    6. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo gồm:

    a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này; trường hợp thuê đất hoặc công trình để thực hiện quảng cáo thì phải có bản sao hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng thuê công trình;

    b) Bản sao giấy phép hoặc văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quảng cáo.

     

    Điều 95. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới

    6. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo gồm:

    a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;

    b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;

    c) Bản sao có chứng thực một trong những loại giấy tờ sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với công trình quảng cáo đứng độc lập; hợp đồng thuê địa điểm giữa chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng hợp pháp đối với công trình quảng cáo gắn với công trình xây dựng có sẵn hoặc văn bản thông báo kết quả trúng thầu đối với trường hợp địa điểm quảng cáo trong quy hoạch phải tổ chức đấu thầu;

    d) Trường hợp công trình quảng cáo gắn với công trình đã có trước phải có văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc người được giao quyền quản lý công trình đã có trước;

    đ) Bản vẽ thiết kế của tổ chức thiết kế hợp pháp thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo. Trường hợp công trình quảng cáo gắn vào công trình đã có trước thì bản vẽ thiết kế phải thể hiện được giải pháp liên kết công trình quảng cáo vào công trình đã có trước.

    Điều 102. Quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng

    1. Quy trình cấp giấy phép xây dựng và điều chỉnh giấy phép xây dựng được quy định như sau:

    e) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.

    Điều 102. Quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng

    1. Quy trình cấp giấy phép xây dựng và điều chỉnh giấy phép xây dựng được quy định như sau:

    ...

    e) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 25 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.

     

    Điều 103. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng

    1. Bộ Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt.

    2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân cấp cho Sở Xây dựng, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi quản lý, chức năng của các cơ quan này.

     

    Điều 103. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng

    1. Bãi bỏ

    2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân cấp cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi quản lý, chức năng của các cơ quan này.

    Điều 148. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng

    3. Những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng độc lập phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định gồm an toàn lao động; giám đốc quản lý dự án, cá nhân trực tiếp tham gia quản lý dự án; chủ trì thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; chỉ huy trưởng công trường; giám sát thi công xây dựng; kiểm định xây dựng; định giá xây dựng. Chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng I, hạng II, hạng III.

    Điều 148. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng...

    3. Những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng độc lập phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định gồm giám đốc quản lý dự án, cá nhân trực tiếp tham gia quản lý dự án; chủ trì thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; chỉ huy trưởng công trường; giám sát thi công xây dựng; kiểm định xây dựng; định giá xây dựng. Chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng I, hạng II, hạng III.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #435098   01/09/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Luật bảo vệ môi trường 2014

    Điều 18. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường

    1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường gồm:

    a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

    b) Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;

    c) Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

    Điều 18. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường

    1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường gồm:

    a) Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

    b) Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; trừ các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

    c) Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.

    Điều 25. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

    2. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền thực hiện các việc sau:

    a) Quyết định chủ trương đầu tư dự án đối với các đối tượng quy định tại Điều 18 của Luật này trong trường hợp pháp luật quy định dự án phải quyết định chủ trương đầu tư;

    b) Cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản;

    c) Phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án thăm dò, khai thác dầu khí;

    d) Cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với dự án có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải có giấy phép xây dựng;

    đ) Cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.

    Điều 25. Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

    ...

    2. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cấp có thẩm quyền thực hiện các việc sau:

    a) Quyết định đầu tư đối với dự án sử dụng vốn nhà nước thuộc trường hợp đánh giá tác động môi trường;

    b) Cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản;

    c) Phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án thăm dò, khai thác dầu khí;

    d) Cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với dự án có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải có giấy phép xây dựng;

    3. Đối với dự án thuộc diện đánh giá tác động môi trường, nhà đầu tư chỉ được đầu tư sau khi có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

     

    Luật quản lý thuế 2006

    Điều 93. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

    1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm:

    g) Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

    Điều 93. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

    1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm:

    g) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh.

    Luật quảng cáo 2012

    Điều 7. Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

    4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.

    Điều 7. Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo

    ...

    4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.

    Điều 31. Cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo

    1. Việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có trước phải tuân theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và quy hoạch quảng cáo ngoài trời của địa phương.

    2. Việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có sẵn phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương trong những trường hợp sau đây:

    a) Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) trở lên;

    b) Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông (m2) kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;

    c) Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông (m2) trở lên.

    3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo gồm có:

    a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;

    b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;

    c) Bản sao có chứng thực một trong những loại giấy tờ sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với công trình quảng cáo đứng độc lập; hợp đồng thuê địa điểm giữa chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng hợp pháp đối với công trình quảng cáo gắn với công trình xây dựng có sẵn hoặc văn bản thông báo kết quả trúng thầu đối với trường hợp địa điểm quảng cáo trong quy hoạch phải tổ chức đấu thầu;

    d) Trường hợp công trình quảng cáo gắn với công trình đã có trước phải có văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc người được giao quyền quản lý công trình đã có trước;

    đ) Bản vẽ thiết kế của tổ chức thiết kế hợp pháp thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo. Trường hợp công trình quảng cáo gắn vào công trình đã có trước thì bản vẽ thiết kế phải thể hiện được giải pháp liên kết công trình quảng cáo vào công trình đã có trước.

    4. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo được thực hiện như sau:

    a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương;

    b) Trường hợp địa điểm quảng cáo nằm trong quy hoạch quảng cáo đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

    c) Trường hợp địa phương chưa phê duyệt quy hoạch quảng cáo, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương gửi văn bản xin ý kiến các sở, ban, ngành liên quan. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương, các sở, ban, ngành nêu trên phải có ý kiến trả lời bằng văn bản gửi cho cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương. Trong thời hạn 13 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của các sở, ban, ngành nêu trên, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương phải cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Bãi bỏ

    Luật nhà ở 2014

    Điều 23. Hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại

    1. Sử dụng diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp để xây dựng nhà ở thương mại.

     

    Điều 23. Hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại

    1. Sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sang làm đất ở.

    Điều 171. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở

    1. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 170 của Luật này thì ngoài hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật đầu tư công còn phải có thêm các giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.

    2. Đối với trường hợp quyết định chủ trương đầu tư theo Luật đầu tư thì ngoài hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật đầu tư còn phải có các giấy tờ sau đây:

    a) Văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương dự án xây dựng nhà ở, trong đó nêu rõ cơ sở pháp lý, các nội dung cần chấp thuận và lý do đề nghị chấp thuận;

    b) Bản vẽ quy hoạch chi tiết khu vực có dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    Bãi bỏ

    Luật khoáng sản 2010

     

     

    Điều 31. Sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật trong hoạt động khoáng sản

    1. Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai, trừ trường hợp không sử dụng lớp đất mặt hoặc hoạt động khoáng sản không ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt đất của tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất hợp pháp. Khi Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì hợp đồng thuê đất cũng chấm dứt hiệu lực; khi từng phần diện tích thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản được trả lại thì hợp đồng thuê đất cũng được thay đổi tương ứng. Khi có sự thay đổi tổ chức, cá nhân được phép thăm dò, khai thác khoáng sản thì hợp đồng thuê đất được ký lại.

    Điều 31. Sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật trong hoạt động khoáng sản

    1. Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai, trừ các trường hợp sau:

    a) Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản đang là người sử dụng đất hợp pháp;

    b) Không sử dụng lớp đất mặt;

    c) Hoạt động khoáng sản không ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt đất của tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất hợp pháp.”

    Điều 66. Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản

    2. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản phải có đủ điều kiện được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.

    Điều 66. Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản

    ...

    2. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 53 Luật này.

    Điều 59. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản

    1. Hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm:

    a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;

    b) Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản;

    c) Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    d) Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt và bản sao giấy chứng nhận đầu tư;

    đ) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường;

    e) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

    g) Trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì phải có văn bản xác nhận trúng đấu giá;

    h) Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 53 của Luật này.

    Điều 59. Hồ sơ cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản

    1. Hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm:

    a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản;

    b) Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản;

    c) Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    d) Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt và bản sao giấy chứng nhận đầu tư (nếu có);

    đ) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường;

    e) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

    g) Trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản thì phải có văn bản xác nhận trúng đấu giá;

    h) Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 53 của Luật này.

    Luật điện ảnh 2006

     

    Điều 14. Điều kiện thành lập doanh nghiệp điện ảnh

    1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp điện ảnh thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

    2. Đối với doanh nghiệp sản xuất phim, ngoài việc phải có các điều kiện thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp còn phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Bộ Văn hoá - Thông tin cấp.

    Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bao gồm:

    a) Có vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;

    b) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam.

    3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất phim bao gồm:

    a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;

    b) Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

    c) Bản sao giấy tờ chứng nhận thường trú tại Việt Nam của người được đề nghị làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp sản xuất phim.

    Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải có văn bản nêu rõ lý do.

    Bãi bỏ

     

     

    Điều 30. Xuất khẩu phim, nhập khẩu phim

    2. Doanh nghiệp phát hành phim, doanh nghiệp khác có đăng ký kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu phim phải có rạp chiếu phim để tham gia phổ biến phim.

    3. Doanh nghiệp sản xuất phim được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu phim và mỗi năm số lượng phim nhập khẩu không được vượt quá hai lần số lượng phim do doanh nghiệp sản xuất.

    Điều 30. Xuất khẩu phim, nhập khẩu phim

    2. Doanh nghiệp phát hành phim, doanh nghiệp khác kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu phim phải có rạp chiếu phim hoặc có hợp đồng với đơn vị sở hữu rạp chiếu phim để tham gia phổ biến phim

    3. Bãi bỏ

     

    Luật đấu thầu 2013

     

    Điều 22. Chỉ định thầu

    1. Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

    a) Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;

    b) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;

    c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;

    d) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;

    đ) Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;

    e) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

     

    Điều 22. Chỉ định thầu

    1. Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

    a) Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;

    b) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;

    c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;

    d) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;

    đ) Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;

    e) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

    g) Gói thầu tư vấn lập quy hoạch xây dựng được chỉ định cho đơn vị có ý tưởng quy hoạch kiến trúc và giải pháp thực hiện được tuyển chọn khi đơn vị có đủ điều kiện năng lực theo quy định; trường hợp không đủ năng lực thì được phép liên danh với nhà thầu tư vấn khác có đủ năng lực để được chỉ định thầu.

    Luật quy họach đô thị 2009

    Điều 11. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị

    1. Việc lập quy hoạch đô thị phải do tổ chức tư vấn thực hiện. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị được lựa chọn thông qua hình thức chỉ định hoặc thi tuyển.

    2. Chính phủ quy định cụ thể hình thức chỉ định, thi tuyển để lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị.

     

    Điều 11. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị

    1. Việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị được thực hiện theo quy định pháp luật về đấu thầu.

    2. Quy hoạch chung các đô thị có quy mô lớn, có ý nghĩa đặc thù; quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực có ý nghĩa quan trọng trong đô thị thì phải tổ chức thi tuyển ý tưởng quy hoạch trước khi lập quy hoạch đô thị. Khuyến khích việc tổ chức thi tuyển ý tưởng quy hoạch đối với các quy hoạch đô thị khác.

    3. Đơn vị có ý tưởng quy hoạch kiến trúc và giải pháp thực hiện được tuyển chọn được ưu tiên lựa chọn để lập quy hoạch đô thị khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định; trường hợp không đủ năng lực thì được phép liên danh với nhà thầu tư vấn khác.

    4. Bộ Xây dựng quy định chi tiết về thi tuyển ý tưởng quy hoạch đô thị

     

     
    Báo quản trị |  
  • #435099   01/09/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Mình đã cập nhật xong bảng so sánh sửa đổi giữa Luật sửa đổi Luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh với các Luật doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng, bảo vệ môi trường, nhà ở, điện ảnh, đấu thầu, quy họach đô thị, quản lý thuế, khoáng sản, quảng cáo.

    Mời các bạn xem chi tiết Dự thảo Luật sửa đổi các Luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh tại file đính kèm.

     
    Báo quản trị |  
  • #435362   07/09/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Chào các bạn, còn 1 nội dung cũng không kém phần quan trọng của Luật sửa đổi các Luật liên quan đầu tư, kinh doanh, đó là:

    Danh mục các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mới. Bãi bỏ một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đồng thời bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện nữa. Như vậy, con số không phải là 268 nữa mà là 211. Các bạn có thể xem chi tiết tại đây

     
    Báo quản trị |  
  • #439064   19/10/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Luật sửa đổi các Luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh: giảm từ 12 Luật xuống còn 3 Luật

    Sáng nay, mình mới nhận được tin này, không biết nên vui hay buồn? Điều này có đồng nghĩa với việc sẽ lùi thời hạn thông qua Dự thảo Luật sửa đổi các Luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh:

    Dự án Luật liên quan đến đầu tư kinh doanh phải chuẩn bị thêm

    Tại phiên họp thứ 4 ngày 18-10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV, có nhiều ý kiến băn khoăn về nội dung, tác động của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh. 

    Cần rà soát điều kiện đầu tư kinh doanh

    Theo ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, qua rà soát danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện dự kiến sửa đổi, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhận thấy việc bãi bỏ, hợp nhất, bổ sung một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện cần được cân nhắc kỹ lưỡng. 

    Cụ thể, việc hợp nhất các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cần dựa trên cơ sở thực tiễn, tránh việc chỉ làm giảm đầu mục trên danh mục còn khi hướng dẫn vẫn phải tách ra chi tiết.

    Cụ thể như, điều kiện kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực chất là hợp nhất từ 7 ngành, nghề: kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh; kinh doanh dịch vụ xét nghiệm HIV; kinh doanh dịch vụ hỗ trợ sinh sản, lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi; kinh doanh dịch vụ xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm; kinh doanh dịch vụ tiêm chủng; kinh doanh dịch vụ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; kinh doanh dịch vụ phẫu  thuật thẩm mỹ.

    Bên cạnh đó, dự án luật bổ sung một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như: kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp; kinh doanh dịch vụ tư vấn lập quy hoạch trong lĩnh vực vật liệu xây dựng; kiểm toán năng lượng; tư vấn du học… nhưng chưa chứng minh được sự cần thiết phải bổ sung các ngành, nghề này. 

    Ngoài ra, có ý kiến đề nghị bổ sung sản xuất, lắp ráp và kinh doanh ô tô là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đồng thời có ý kiến đề nghị bãi bỏ điều kiện đầu tư kinh doanh đối với kinh doanh dịch vụ xoa bóp. 

    Theo đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát và giải trình thêm về cơ sở đề xuất bãi bỏ, hợp nhất các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, thống nhất với các bộ, ngành liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của DN nhưng vẫn bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và lợi ích chung của cộng đồng.

    Chưa “cháy nhà chết người”

    Thảo luận tại phiên họp, nhiều ý kiến băn khoăn về việc hồ sơ đề án Luật chưa có báo cáo đánh giá tác động của dự án Luật cũng như đánh giá tác động nếu như dự án Luật này chưa được thông qua tại kỳ họp này. 

    Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, dự án Luật đã chuẩn bị khá công phu, song ông vẫn không khỏi băn khoăn khi hồ sơ không có ý kiến phản hồi của các đối tượng đã được lấy ý kiến. Đây cũng là băn khoăn của Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải. Đề cập báo cáo thẩm tra, bà Hải cho rằng, dự thảo chưa nêu rõ đánh giá tác động nếu chưa thông qua dự án Luật tại kỳ họp này.

    Cho ý kiến về nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, đây chưa phải là những vấn đề “cháy nhà chết người”. Chia sẻ với sức ép của Chính phủ, nóng lòng muốn sửa đổi, cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp, nhưng phân tích những điều được đề nghị sửa đổi chủ yếu là những quy định thủ tục hành chính, không nhất thiết phải sửa luật mới thực hiện được.

    “Dự luật chưa đưa ra được những điều khoản cần thiết sửa. Đọc các điều khoản trong dự án luật tôi chưa thấy là sẽ tạo động lực mới cho đầu tư, kinh doanh. Tôi thấy thực sự không yên tâm khi trình dự Luật này ra Quốc hội với nội dung như hiện nay”, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

    Chủ tịch Quốc hội cho rằng, dự thảo luật thiếu các điều kiện trình Quốc hội, chưa có báo cáo đánh giá tác động, chưa có dự thảo nghị định kèm theo, tính chất của các điều luật cũng chưa rõ là nếu sửa sẽ tạo động lực, do đó, cần phải chuẩn bị thêm. Theo Chủ tịch Quốc hội, cần hết sức cân nhắc một luật sửa nhiều luật, bởi có thể phá vỡ cấu trúc logic của các luật, vì mỗi luật có đối tượng, phạm vi điều chỉnh khác nhau. Đề nghị Chính phủ xem xét, chuẩn bị thêm để chất lượng luật được nâng cao.

    Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng cho rằng, việc ban hành luật nhằm mục đích đem lại môi trường đầu tư thuận lợi, ổn định, khả thi đồng thời giúp cho công tác quản lý Nhà nước thuận lợi, phù hợp hơn, nhưng dự thảo luật chưa đáp ứng kỳ vọng đó. “Môi trường kinh doanh của ta đang đứng trước áp lực phải có chính sách mới nhưng chính sách mới phải tạo thuận lợi, có tính khả thị, tạo động lực cho sản xuất kinh doanh, tuy nhiên một số điều nêu ra cho thấy không tạo động lực này, vì thế cần xem xét lại”. 

    Trước nhiều ý kiến băn khoăn và câu hỏi đặt ra từ các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhắc lại mục đích xây dựng dự thảo Luật xuất phát từ chủ trương của Chính phủ là cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cạnh tranh, cũng như thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài… cho cộng đồng DN. Để ra được dự thảo Luật cuối cùng trình Thường trực Quốc hội, ban soạn thảo đã tổ chức lấy ý kiến phản biện từ cộng đồng DN, hiệp hội…, là những đối tượng chịu tác động chính.

    Thừa nhận với quan điểm của Chủ tịch Quốc hội, rằng “nếu chưa sửa thì cũng không cháy nhà”, song người đứng đầu ngành Kế hoạch và Đầu tư cũng nhấn mạnh, nếu không sửa thì sẽ không tạo thành động lực lớn cho phát triển của doanh nghiệp, kinh tế. “Nếu sửa Luật thì quá tốt với doanh nghiệp, nhưng không sửa cũng chưa chết ai”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

    Kết luận phiên thảo luận Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, Thường vụ Quốc hội thấy rằng, dự án Luật này chưa đảm bảo các điều kiện trình lên kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, chưa kể, 3 luật gồm Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Luật Xây dựng mới có hiệu lực hơn một năm, thực tế thực hiện chưa phát sinh vướng mắc quá lớn. Bên cạnh đó còn có nhiều ý kiến khác nhau về dự án Luật này, nếu các ý kiến này không được xem xét thận trọng có thể gây cản trở mới, gây ra các xung đột pháp lý. Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục chuẩn bị lại, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật. 

     

    Điều chỉnh từ 12 xuống 3 luật

    Theo đó, Dự thảo Luật này có 4 Điều, sửa đổi, bổ sung 18 điều của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Luật Xây dựng (dự thảo trước là 13 điều sửa đổi, bổ sung 89 điều của 12 luật liên quan đến đầu tư kinh doanh).

    Đối với các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, dự thảo Luật bãi bỏ 36 ngành, nghề không cần thiết phải quy định là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; hợp nhất 25 ngành, nghề vào 7 ngành, nghề; chuẩn hóa tên gọi của 36 ngành, nghề và bổ sung 12 ngành, nghề. Như vậy, tổng số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện còn 218 ngành, nghề (giảm 49 ngành, nghề so với Danh mục hiện hành). 

    Đối với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, dự thảo cũng đã sửa đổi các quy định liên quan đến tổ chức, hoạt động, quản trị DN nhằm hoàn thiện cơ chế quản trị DN, tăng quyền tự chủ quyết định hoạt động đầu tư, kinh doanh của DN.

    Theo Báo Hải quan

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    Oasisconcept (11/11/2016)
  • #439192   20/10/2016

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Cập nhật Dự thảo Luật sửa đổi các Luật liên quan đến đầu tư kinh doanh cho các bạn bản mới nhất (chỉ sửa đổi 03 Luật như bài báo bạn trang_u) vừa thông báo trên:

    Dự thảo Luật trình cho ý kiến tại Phiên họp thứ 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV)
    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
    Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh.

    Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13

    1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 7 như sau:

    “6. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật này và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định chi tiết:
    a) Việc công bố và kiểm soát điều kiện kinh doanh;
    b) Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong một số ngành, nghề và địa bàn.”

    2. Sửa đổi Khoản 4 Điều 15 như sau:

    “4. Ưu đãi đầu tư đối với các đối tượng quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này không áp dụng đối với:
    a) Dự án nhà ở thương mại;
    b) Dự án khai thác khoáng sản;
    c) Dự án sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ sản xuất ô tô.”

    3. Sửa đổi Khoản 1 Điều 22 như sau:

    “1. Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật.
    Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục tại Cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến thực hiện dự án đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận thành lập tổ chức kinh tế và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
    a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này;
    b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

    4. Sửa đổi Điều 26 như sau:

    “Điều 26. Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào tổ chức kinh tế
    1. Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
    Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại điểm a và b Khoản 1 Điều 22 Luật này.
    2. Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài thực hiện tại Cơ quan đăng ký đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.
    3. Chính phủ quy định chi tiết thẩm quyền của cơ quan đăng ký đầu tư và điều kiện, thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào tổ chức kinh tế theo quy định tại Điều này.”

    5. Bổ sung Khoản 5 vào Điều 31 như sau:

    “5. Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định việc phân cấp quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án quy định tại Điều này.”
    6. Bãi bỏ chế độ báo cáo tháng tại Khoản 2 Điều 71.
    7. Thay thế Phụ lục 4 bằng Phụ lục ban hành kèm theo Luật này.

    Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13

    1. Sửa đổi Khoản 3 Điều 36 như sau:

    “3. Việc thanh toán hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp và nhận cổ tức của nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản.”

    2. Bổ sung Khoản 4 Điều 146 như sau:

    “4. Trường hợp chủ tọa cuộc họp, người ghi biên bản từ chối ký tên vào Nghị Quyết và Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thì Nghị quyết, biên bản họp phải có họ, tên và chữ ký của các thành viên Hội đồng quản trị đã tham dự và biểu quyết nhất trí thông qua Nghị Quyết của Đại hội đồng cổ đông đó.”

    3. Bổ sung Khoản 4 Điều 154 như sau:

    “4. Trường hợp Nghị Quyết và Biên bản họp Hội đồng quản trị đã được thông qua theo đúng trình tự quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty mà chủ tọa cuộc họp, người ghi biên bản từ chối ký tên thì phải có họ, tên và chữ ký của các thành viên Hội đồng quản trị đã tham dự và biểu quyết nhất trí thông qua Nghị Quyết của Hội đồng quản trị.”

    4. Sửa đổi khoản 2 Điều 163 như sau:

    “2. Các Kiểm soát viên bầu một người trong số họ làm Trưởng Ban kiểm soát theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải đạt yêu cầu trình độ chuyên môn của kế toán viên hoặc kiểm toán viên, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn. Trưởng ban kiểm soát làm việc chuyên trách, không kiêm nhiệm các công việc khác tại công ty.”

    5. Sửa đổi khoản 2 Điều 164 như sau:

    “2. Công ty cổ phần niêm yết, công ty do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải có ít nhất một kiểm soát viên là kiểm toán viên hoặc kế toán viên.”

    Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13

    1. Sửa đổi điểm b, điểm l, bổ sung điểm d1, d2 Khoản 2 Điều 89 như sau:

    “b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;”
    “d1) Công trình xây dựng thuộc dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở đã có quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt và đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế kỹ thuật/ thiết kế bản vẽ thi công.
    d2) Công trình xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt dưới 20m2; biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt dưới 20m2 kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn; bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt dưới 40m2.”
    “l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, d1, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.”

    2. Sửa đổi Khoản 2 Điều 91 như sau:

    “2. Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt, trừ trường hợp cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo, công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.”

    3. Sửa đổi khoản 2, khoản 3 Điều 94 như sau:

    “2. Đối với công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 91 của Luật này.
    3. Đối với nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 93 của Luật này.”

    4. Sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 95 như sau:

    “6. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo gồm:
    a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;
    b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với cá nhân; bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương đối với tổ chức đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;
    c) Bản sao một trong những loại giấy tờ sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với công trình quảng cáo đứng độc lập; hợp đồng thuê địa điểm giữa chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng hợp pháp đối với công trình quảng cáo gắn với công trình xây dựng có sẵn hoặc văn bản thông báo kết quả trúng thầu đối với trường hợp địa điểm quảng cáo trong quy hoạch phải tổ chức đấu thầu;
    d) Trường hợp công trình quảng cáo gắn với công trình đã có trước phải có văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc người được giao quyền quản lý công trình đã có trước;
    đ) Bản vẽ thiết kế của tổ chức thiết kế hợp pháp thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo. Trường hợp công trình quảng cáo gắn vào công trình đã có trước thì bản vẽ thiết kế phải thể hiện được giải pháp liên kết công trình quảng cáo vào công trình đã có trước”.

    5. Sửa đổi Điểm e Khoản 1 Điều 102 như sau:

    “e) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 20 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng công trình, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ và công trình quảng cáo đã có trong quy hoạch quảng cáo. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.”

    6. Bãi bỏ Khoản 1 Điều 103.

    7. Sửa đổi khoản 2 Điều 103 như sau:

    “2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân cấp cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi quản lý, chức năng của các cơ quan này.”

    8. Sửa đổi khoản 3 Điều 148 như sau:

    “3. Những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng độc lập phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định gồm giám đốc quản lý dự án; chủ trì thiết kế quy hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; chỉ huy trưởng công trường; giám sát thi công xây dựng; chủ trì kiểm định xây dựng; chủ trì định giá xây dựng và chức danh khác theo quy định của Chính phủ. Chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng I, hạng II, hạng III.”

    Điều 4. Điều khoản thi hành

    1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày …. tháng … năm 2017.
    2. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao tại Luật này.
    Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ …. thông qua ngày …. tháng …… năm 2016.
      
     
    Báo quản trị |  
  • #441218   11/11/2016

    Có thể có file word bài tổng hợp này không?

    Tôi muốn download xuống để in ra đọc, chứ đọc trên web này dài quá đọc không nổi :(

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Oasisconcept vì bài viết hữu ích
    trang_u (11/11/2016)
  • #441221   11/11/2016

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Oasisconcept viết:

    Có thể có file word bài tổng hợp này không?

    Tôi muốn download xuống để in ra đọc, chứ đọc trên web này dài quá đọc không nổi :(

    Chào bạn Oasisconcept, hiện mình chỉ có file này là mình tổng hợp từ bản dự thảo đầu tiên của Luật sửa đổi, bổ sung các Luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh, đến thời điểm hiện nay, đã có không ít lần sửa đổi rồi.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    Oasisconcept (11/02/2017)