Luật sửa đổi 5 Luật về thuế GTGT, TTĐB, TNCN, TNDN và tài nguyên

Chủ đề   RSS   
  • #464765 16/08/2017

    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Luật sửa đổi 5 Luật về thuế GTGT, TTĐB, TNCN, TNDN và tài nguyên

    Ngày 08/8/2017, sau khi nghe lãnh đạo Bộ Tài chính báo cáo và ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã có kết luận rằng sẽ sửa đổi 5 Luật về thuế gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế tài nguyên.

    Chi tiết sửa đổi các loại thuế nêu trên như sau:

    1. Thuế GTGT

    - Không phải kê khai nộp thuế đối với mặt hàng nông sản ở khâu thương mại.

    - Chuyển phân bón, máy móc thiết bị chuyên dùng cho nông nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT;

    - Bổ sung quy định DN sản xuất hàng hoá, cung ứng dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5% nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết sau 12 tháng hoặc 4 quý thì được hoàn thuế GTGT;

    - Bỏ quy định “sản phẩm xuất khẩu là hàng hoá được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản (TNKS) có tổng giá trị TNKS cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên” không chịu thuế GTGT

    - Bỏ quy định “Dự án đầu tư khai thác TNKS được cấp phép từ ngày 1/7/2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hoá mà tổng giá trị TNKS cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư” không được hoàn thuế GTGT;

    - Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào là có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hoá, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần từ mức dưới 20 triệu đồng xuống mức dưới 10 triệu đồng.

    - Giảm nhóm hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và nhóm hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 5%

    - Nâng mức thuế suất thuế GTGT từ mức 10% lên mức 12%.

    2. Thuế TTĐB

    - Tăng thuế TTĐB với thuốc lá ngoài mức thuế suất tương đối 70% hiện nay lên 75% vào năm 2019,

    - Bổ sung thêm mức tuyệt đối 1.000 đồng/bao thuốc lá 20 điếu và 1.500 đồng/điếu xì gà áp dụng từ ngày 1/1//2020.

    - Xe ô tô vừa chở người vừa chở hàng  áp dụng thuế suất thuế TTĐB bằng 60% mức thuế xe con cùng dung tích xi lanh.

    - Sửa đổi giá tính thuế TTĐB với ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống (là giá do cơ sở sản xuất bán ra trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước).

    - Mặt hàng nước ngọt được bổ sung vào đối tượng chịu thuế TTĐB với thuế suất 10% từ năm 2019.

    3. Thuế TNDN

    - DN siêu nhỏ (doanh thu dưới 3 tỷ đồng/năm) được áp dụng thuế suất 15%.

    - DN nhỏ và vừa (số lao động bình quân không quá 200 người, tổng doanh thu từ 3-50 tỷ đồng/năm) được áp dụng thuế suất 17%.

    - Quy định phương pháp nộp thuế GTGT và thuế TNDN đơn giản cho DN siêu nhỏ;

    - Tỷ lệ thu thuế đối với nhà thầu nước ngoài;

    - Bù trừ thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

    4. Thuế TNCN

    - Thay đổi biểu thuế lũy tiến từng phần đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công.

    Bậc

    Hiện hành

    Đề xuất

     

    Thu nhập tính thuế/tháng

    Thuế suất

    Thu nhập tính thuế/tháng

    Thuế suất

    1

    Đến 5

    5%

    Đến 10

    5%

    2

    Trên 5 đến 10

    10%

    Trên 10 đến 30

    10%

    3

    Trên 10 đến 18

    15%

    Trên 30 đến 50

    20%

    4

    Trên 18 đến 32

    20%

    Trên 50 đến 80

    28%

    5

    Trên 32 đến 52

    25%

    Trên 80

    35%

    6

    Trên 52 đến 80

    30%

     

     

    7

    Trên 80

    35%

     

     

     

    - Bổ sung quy định không thu thuế TNCN đối với thu nhập từ lợi tức cổ phần của thành viên Hợp tác xã nông nghiệp, cá nhân là nông dân ký kết hợp đồng với DN tham gia “Cánh đồng lớn”;

    - Miễn thuế TNCN với một số đối tượng đặc biệt đang thực hiện tại các nghị định, quyết định để đảm bảo tính hệ thống, thống nhất;

    - Bổ sung chính sách giảm thuế TNCN cho một số đối tượng là nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực CNTT, nông nghiệp, chế biến nông sản.

    - Sửa đổi, bổ sung tỷ lệ thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn của cá nhân (sửa đổi mức thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân ở mức 1% trên giá chuyển nhượng cho tương thích với tỷ lệ % thuế TNDN trên doanh thu với hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài).

    - Sửa đổi mức thuế suất với thu nhập từ trúng thưởng.

    - Bổ sung quy định thu nhập từ bản quyền gồm cả thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng tài nguyên Internet theo quy định của Luật Viễn thông thuộc đối tượng chịu thuế.

    5. Thuế tài nguyên

    - Sửa đổi quy định về người nộp thuế tài nguyên trong trường hợp khai thác nhỏ, lẻ để phù hợp Luật Khoáng sản, phù hợp thực tế;

    - Sửa đổi, bổ sung quy định về sản lượng tài nguyên tính thuế đối với nước thiên nhiên (trừ nước cho thuỷ điện);

    - Sửa đổi, bổ sung quy định về giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên cho sản xuất thuỷ điện và giá tính thuế tài nguyên với tài nguyên khai thác xuất khẩu để phù hợp với quy định pháp luật khác.

    Chi tiết Luật sửa đổi 5 Luật về thuế GTGT, TTĐB, TNCN, TNDN và tài nguyên sẽ được cập nhật sớm nhất có thể đến các bạn!

     
    18567 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #464932   18/08/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Định hướng sửa đổi các Luật về thuế

    Giảm thuế thu nhập cá nhân – Lương cao được hưởng lợi

    Bộ Tài chính đề xuất sửa biểu thuế lũy tiến từng phần đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công nhằm phù hợp với thực tế, đơn giản, dễ tính toán, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.

    Do đó Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ cho sửa đổi Biểu thuế lũy tiến từng phần theo hướng giảm số bậc thuế chỉ còn 5 bậc đồng thời quy định khoảng cách rộng ở các bậc thấp; Điều chỉnh thu nhập tính thuế ở từng bậc theo số chẵn. Với cách tính thuế mới này, nhiều người có thu nhập trong khoảng 10 – 80 triệu được hưởng lợi hơn do thuế giảm.

    Cụ thể, với thu nhập từ 10 triệu đồng trở xuống, người dân phải nộp thuế 5%. Còn thu nhập trên 10-30 triệu đồng, thuế suất 10% (hiện nay mức thu nhập này phải đóng thuế 15-20%). Người dân thu nhập trên 30-50 triệu đồng, thuế suất 20% (hiện nay mức đóng khoảng 25%); trên 50-80 triệu đồng, thuế suất 28% (mức thuế hiện hành khoảng 30%); trên 80 triệu đồng, thuế suất 35% (không thay đổi so với mức thuế hiện hành).

    Ngoài ra, Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ cho bổ sung quy định giảm 50% thuế Thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân là nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nông nghiệp, chế biến nông sản thuộc: dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.

    Tăng thuế giá trị gia tăng – Hàng triệu người bị ảnh hưởng.

    Tuy nhiên, Bộ Tài chính muốn tăng thuế Giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% lên 12% vì thuế GTGT đang thấp hơn các nước và nợ công cao.

    Trong bối cảnh nợ công tăng cao tại các quốc gia kể cả các nước đã phát triển, các quốc gia có xu hướng cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng tăng cường nguồn thu từ thuế gián thu, cụ thể để tăng nguồn thu bù đắp cho nguồn thu giảm do giảm thuế thu nhập (Thu nhập doanh nghiệp và Thu nhập cá nhân), các nước chuyển hướng sang tăng thuế tiêu dùng (Giá trị gia tăng và Tiêu thụ đặc biệt).

    Theo Ngân hàng Thế giới qua thống kê mức thuế suất của 112 nước, có 88 nước có mức thuế suất từ 12% đến 25% (trong đó 56 nước có mức thuế suất từ 17% đến 25%), còn lại 24 nước phổ biến ở mức hơn 10%. Các nước xung quanh như Lào, Indonesia, Campuchia cũng có mức thuế suất phổ biến là 10%; Trung Quốc có mức thuế suất phổ thông là 17% và mức ưu đãi là 13%. Philippines có mức thuế suất 15%.

    Theo Chiến lược Cải cách thuế giai đoạn 2011 - 2020 thì thuế GTGT được “Sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng; giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%; bổ sung quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trường; nghiên cứu đến năm 2020 áp dụng cơ bản một mức thuế suất (không kể mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu);”

    Vì vậy, để phù hợp với thông lệ và xu hướng cải cách thuế GTGT quốc tế, Bộ Tài chính đề nghị nâng mức thuế suất 10% theo một trong hai phương án.

    Phương án 1: Tăng từ 10% lên 12% kể từ ngày 01/01/2019.

    Phương án 2: Tăng theo lộ trình lên 12% kể từ ngày 01/01/2019 và 14% từ ngày 01/01/2021.

    Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc phương án 1, tức tăng thuế GTGT từ 10% lên 12%. Thời gian thực hiện từ 1/1/2019.

    Dự kiến, hơn nửa triệu doanh nghiệp và hầu hết người dân sẽ chịu tác động từ việc tăng mức thuế GTGT này.

    Theo con số công bố mới nhất, hiện nợ công của Việt Nam ở mức gần 2,6 triệu tỷ đồng.

     
    Báo quản trị |  
  • #464936   18/08/2017

    Luật về giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến triển đến đâu rồi bác, vẫn họp và dự thảo ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #464982   18/08/2017

    ChuTuocLS
    ChuTuocLS
    Top 150
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (581)
    Số điểm: 44833
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 1148 lần
    SMod

    Toàn văn dự thảo Luật sửa đổi 5 Luật về thuế GTGT, TTĐB, TNCN, TNDN và tài nguyên

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

     

    LUẬT

    SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT, THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP, THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ THUẾ TÀI NGUYÊN  

     

    Dự thảo đề cương Luật kèm công văn số 10958/BTC-CST ngày 17/8/2017


     

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và Luật số 106/2016/QH13, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 70/2014/QH13 và Luật số 106/2016/QH13, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13 và Luật số 71/2014/QH13, Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 và Luật số 71/2014/QH13, Luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12.

     

    Điều 1

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2013/QH13 và theo Luật số 106/2016/QH13:

              1. Các khoản 3a và khoản 23 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    • 3a. Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác.”.

    “23. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.”.

    2. Bãi bỏ khoản 6 Điều 5.

    3. Bãi bỏ điểm h khoản 1 Điều 7.

    4. Khoản 2 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “2. Mức thuế suất 6% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây:

    a) Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;

    b) Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp;

    c) Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;

    d) Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế;

    đ) Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;

    e) Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;

    g) Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo;

    h) Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm máy cày, máy bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt, máy gặt đập liên hợp, máy thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, máy hoặc bình bơm thuốc trừ sâu; tàu đánh bắt xa bờ;

    i) Máy nội soi, máy siêu âm, máy chụp X-quang, máy chụp cộng hưởng từ, máy chụp cắt lớp; máy móc, thiết bị, dụng cụ dùng để khám, gây mê, mổ, khâu, băng, bó, tiêm, hô hấp; bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;

    k) Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa;

    l) Đồ chơi cho trẻ em;

    m) Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ;

    n) Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở.”

    5. Khoản 3 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “3. Mức thuế suất 12% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”

    6. Khoản 2 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    “2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau:

    a) Có hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu;

    b) Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hóa, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới mười triệu đồng trừ một số trường hợp được coi là thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của Chính phủ;

    c) Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này còn phải có: hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu.

    Việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán không dùng tiền mặt.”.

    7. Khoản 1 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    • 1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.

    Trường hợp cơ sở kinh doanh có sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật này có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết lũy kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc ít nhất sau bốn quý tính từ quý đầu tiên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế đối với hàng hóa do cơ sở sản xuất ra. Việc hoàn thuế này không áp dụng đối với cơ sở kinh doanh khâu thương mại; trường hợp vừa sản xuất, vừa kinh doanh khâu thương mại, cơ sở kinh doanh thực hiện hạch toán riêng để được hoàn thuế cho hàng hóa chịu thuế GTGT 6% của cơ sở sản xuất.

    Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.

    Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo đối với các trường hợp:

    a) Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký;

    b) Kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.

    Chính phủ quy định chi tiết khoản này.”.

    Điều 2

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 70/2014/QH13 và Luật số 106/2016/QH13:

    1. Bổ sung điểm l vào khoản 1 Điều 2 như sau:

    “l) Nước ngọt bao gồm loại có ga, không ga, tăng lực, thể thao, trà, cà phê uống liền được đóng gói theo dây chuyền sản xuất công nghiệp, trừ: nước trái cây, nước rau quả 100% tự nhiên, sữa và các sản phẩm sữa”.

    2. Sửa đổi Điều 5 như sau:

    Điều 5. Căn cứ tính thuế

    1. Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.

    2. Đối với mặt hàng hàng thuốc lá điếu và xì gà ngoài việc xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thuốc lá thực hiện nộp thuế tiêu thụ bặc biệt ở khâu nhập khẩu và khâu sản xuất trong nước theo mức: 1.000 đồng/bao thuốc lá 20 điếu; 1.500 đồng/điếu xì gà”.

    3. Sửa đổi khoản 1 Điều 6 như sau:

    “1. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra. Đối với mặt hàng xe ô tô từ 9 chỗ ngồi chở xuống, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được trừ đi phần giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước.

    Trường hợp hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán cho cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối quan hệ liên kết thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn tỷ lệ phần trăm (%) so với giá bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực tiếp của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra theo quy định của Chính phủ.”.

    4. Mục I Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    STT

    Hàng hoá, dịch vụ

    Thuế suất (%)

    I

    Hàng hoá

     

    1

    Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá

    75

    2

    Rượu

     

     

    a)     Rượu từ 20 độ trở lên

    65

     

    b) Rượu dưới 20 độ

    35

    3

     Bia

    65

    4

    Xe ô tô dưới 24 chỗ

     

     

    a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại các điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này

     

     

    - Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống

    35

     

    - Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3

    40

     

    - Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3

    50

     

    - Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3

    60

     

    - Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3

    90

     

    - Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3

    110

     

    - Loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3

    130

     

    - Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3

    150

     

    b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại các điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này

    15

     

    c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại các điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này

    10

     

    d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại các điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này

    Bằng 60% mức thuế suất áp dụng cho xe từ 9 chỗ trở xuống cùng loại dung tích xi lanh quy định tại điểm 4a, 4đ và 4e Điều này.

     

    đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện (xe nạp điện bằng hệ thống sạc điện riêng), năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng.

    Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định tại Điều này.

     

    e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học

    Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các điểm 4a, 4b, 4c và 4d  của Biểu thuế quy định tại Điều này

     

    g) Xe ô tô chạy bằng điện

     

     

    - Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống

    15

     

    - Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ  

    10

     

    - Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ

    5

     

    - Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng

    10

     

    h) Xe mô-tô-hôm (motorhome) không phân biệt dung tích xi lanh

    75

    5

    Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3

    20

    6

    Tàu bay

    30

    7

    Du thuyền

    30

    8

    Xăng các loại

     

     

    a) Xăng

    10

     

    b) Xăng E5

    8

     

    c) Xăng E10

    7

    9

    Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

    10

    10

    Bài lá

    40

    11

    Vàng mã, hàng mã

    70

    12

    Nước ngọt

    10

     

    Điều 3

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13 và Luật số 71/2014/QH13:

    1. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 và khoản 10 Điều 4 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 như sau:

    “7. Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam. Khoản hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước”.

    “10. Phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hoá khác để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của luật chuyên ngành về lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hoá khác; phần thu nhập hình thành tài sản không chia của hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã.

    Việc miễn thuế quy định tại khoản này chỉ áp dụng trong trường hợp cơ sở thực hiện xã hội hoá để lại tối thiểu là 25% phần thu nhập từ hoạt động xã hội hóa để đầu tư phát triển cơ sở xã hội hóa.

    Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này”.

    2. Sửa đổi Khoản 3 Điều 7 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 như sau:

    “3. Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế. Lãi từ chuyển nhượng dự án đầu tư, lãi từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, lãi từ chuyển nhượng bất động sản của doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh đang được hưởng ưu đãi thuế phải xác định riêng để kê khai nộp thuế; doanh nghiệp chỉ được bù trừ lãi của hoạt động chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng bất động sản với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế.”.

    3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 và khoản 3 Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 như sau:

    “1. Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

    a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

    b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ mười triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.

    c) Thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ hết nhưng không đủ điều kiện hoàn thuế thì được tính vào chi phí được trừ”.

    4. Bổ sung điểm q vào khoản 2 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 như sau:

    “q) Chi phí trả lãi tiền vay vốn tương ứng với khoản vay vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu (5:1) đối với lĩnh vực sản xuất, vượt quá 4 lần vốn chủ sở hữu (4:1) đối với các lĩnh vực còn lại, riêng các tổ chức tín dụng, ngân hàng thì tỷ lệ này không quá 12 lần vốn chủ sở hữu; đối với một số ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp đã có quy định của pháp luật về tỷ lệ tối thiểu vốn chủ sở hữu trên tổng vốn đầu tư thì thực hiện theo quy định đó.”.

    5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 10 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 như sau:

    “2. Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm dưới ba tỷ đồng áp dụng thuế suất 15%.

    Doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người; đồng thời đáp ứng điều kiện có tổng doanh thu năm từ ba tỷ đồng đến năm mươi tỷ đồng áp dụng thuế suất 17%.

    Doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 17% và 15%  tại khoản này là tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm.

    Mức thuế suất 17% và 15% quy định tại khoản này không áp dụng đối với doanh nghiệp là các công ty tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con mà công ty mẹ nắm giữ từ 25% vốn chủ sở hữu của công ty con trở lên.

    Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này”.

    6. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 11 và bổ sung khoản 3 vào Điều 11 Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 như sau:

    “2. Đối với doanh nghiệp quy định tại các điểm c, d khoản 2 Điều 2 Luật này, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam, cụ thể như sau:

    a) Dịch vụ, hoạt động tư vấn, giám sát: 5%, riêng dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino: 10%; Trường hợp cung ứng dịch vụ có gắn với hàng hóa thì hàng hóa được tính theo tỷ lệ 1%; Trường hợp không tách riêng được giá trị hàng hoá với giá trị dịch vụ: 2%;

    b) Cung cấp và phân phối hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ: 0,5%; Cung cấp và phân phối hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức khác hoặc theo các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms): 1%;

    c) Tiền bản quyền: 10%;

    d) Thuê tàu bay (kể cả thuê động cơ, phụ tùng tàu bay), tàu biển: 2%;

    đ) Thuê giàn khoan, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải (trừ quy định tại điểm d khoản này): 5%;

    e) Lãi tiền  vay: 5%;

    g) Chuyển nhượng chứng khoán, tái bảo hiểm ra nước ngoài: 0,1%;

    h) Dịch vụ tài chính phái sinh: 2%;

    i) Xây dựng, vận tải và hoạt động khác: 2%;

    k) Chuyển nhượng vốn (trừ dầu khí): 1%.

    3. Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới ba tỷ đồng (trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng) có hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này hạch toán được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ theo quy định của Chính phủ.

    Doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng tỷ lệ thuế trên doanh thu quy định tại khoản này được áp dụng ổn định cho mỗi giai đoạn hai năm, kể từ năm áp dụng.

    Các trường hợp nộp thuế theo tỷ lệ phần trăm (%) trên doanh thu quy định tại khoản này không phải quyết toán thuế khi giải thể, phá sản.

    Trường hợp đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới ba tỷ đồng xác định được doanh thu và thuế giá trị gia tăng đầu vào thì đăng ký với cơ quan thuế để thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % tính trên doanh thu tính thuế”.

    7. Bãi bỏ Điều 12 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12.

    8. Sửa đổi điểm a, điểm b, điểm c, điểm d và điểm e khoản 1 Điều 13 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 và Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 như sau:

    “1. Áp dụng thuế suất 10% trong thời gian mười lăm năm đối với:

    a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khu kinh tế (trừ khu kinh tế thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi theo quy định của pháp luật);

    b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới, bao gồm:  ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển theo quy định của Luật công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển theo quy định của Luật công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước theo quy định của pháp luật; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học; bảo vệ môi trường; hoạt động cung cấp một số dịch vụ phần mềm quan trọng và sản xuất sản phẩm nội dung thông tin số cần ưu tiên phát triển theo quy định của Chính phủ;

    c) Thu nhập của doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ;

    d) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (không bao gồm dự án sản xuất ô tô), dự án khai thác khoáng sản) đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

    - Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu sáu nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá ba năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và có tổng doanh thu tối thiểu đạt mười nghìn tỷ đồng/năm chậm nhất sau ba năm kể từ năm có doanh thu.

    - Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu sáu nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá ba năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và sử dụng trên ba nghìn lao động.

     e) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (không bao gồm dự án sản xuất ô tô) và dự án khai thác khoáng sản, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu mười hai nghìn tỷ đồng, sử dụng công nghệ phải được thẩm định theo quy định của Luật công nghệ cao, Luật khoa học và công nghệ, thực hiện giải ngân tổng vốn đầu tư đăng ký không quá 5 năm kể từ ngày được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư”.

    9. Bổ sung điểm g vào khoản 2 Điều 13 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 và Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 như sau:

    “g) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ thuộc sở hữu Nhà nước đã bán cho người đang thuê, bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sụp đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo quy định của Luật Nhà ở”.

    10. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 13 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 như sau:

    “a) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên.”.

    11. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 13 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 và Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 như sau:

    “6. Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại Điều này được tính từ năm đầu tiên dự án đầu tư mới của doanh nghiệp có doanh thu; đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ được tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ; đối với dự án ứng dụng công nghệ cao được tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận dự án ứng dụng công nghệ cao.”.

    12. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 14 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 và Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 như sau:

    “2. Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 3 Điều 13 của Luật này, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp (trừ khu công nghiệp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi theo quy định của pháp luật), thu nhập từ việc thực hiện hoạt động tài chính vi mô của tổ chức tài chính vi mô hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật và thu nhập của cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung thành lập theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 được miễn thuế tối đa không quá hai năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá bốn năm tiếp theo”.

    13. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 14 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 và Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 như sau:

    “3. Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư, trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư. Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 của Luật này được tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ”.

    14. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 như sau:

    “2. Doanh nghiệp có lỗ từ hoạt động chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản được chuyển lỗ sang năm sau vào thu nhập tính thuế của hoạt động chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản. Thời gian chuyển lỗ theo quy định tại khoản 1 Điều này.”

    15. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 2 Luật số 32/2013/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 như sau:

    “3. Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm cấp phép hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trường hợp pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp có thay đổi mà doanh nghiệp đáp ứng điều kiện ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật mới được sửa đổi, bổ sung thì doanh nghiệp được quyền lựa chọn hưởng ưu đãi về thuế suất và về thời gian miễn thuế, giảm thuế theo quy định của pháp luật tại thời điểm được phép đầu tư hoặc theo quy định của pháp luật mới được sửa đổi, bổ sung cho thời gian còn lại kể từ khi pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thi hành.

    Doanh nghiệp có dự án đầu tư mà tính đến hết kỳ tính thuế năm 2018 còn đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả trường hợp dự án đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với dự án đầu tư trong nước gắn với việc thành lập doanh nghiệp mới có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện) nhưng chưa được hưởng ưu đãi theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp trước thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành và các trường hợp không thuộc diện hưởng ưu đãi theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp trước đây nhưng đáp ứng điều kiện ưu đãi theo Luật số 71/2014/QH13 và Luật này thì được chuyển sang hưởng ưu đãi theo Luật này cho thời gian còn lại từ kỳ tính thuế năm 2019. Trường hợp đang hưởng ưu đãi theo đầu tư mở rộng thì tiếp tục hưởng ưu đãi theo đầu tư mở rộng; trường hợp đang hưởng ưu đãi theo đầu tư mới thì tiếp tục hưởng ưu đãi theo đầu tư mới; trường hợp mức ưu đãi tại Luật này cao hơn mức ưu đãi đang hưởng (kể cả trường hợp thuộc diện nhưng chưa được hưởng) thì được chuyển sang áp dụng ưu đãi theo Luật này cho thời gian còn lại.

    Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này”.

    Điều 4

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 và Luật số 71/2014/QH13:

    1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 3 của Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 như sau:

    “ 3. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:

           a) Tiền lãi cho vay;

              b) Lợi tức cổ phần; trừ lợi tức được chia theo vốn góp của nông dân theo mô hình hợp tác liên kết giữa nông dân, các tổ chức đại diện của nông dân, doanh nghiệp với nhau được thực hiện bằng các hợp đồng cung cấp dịch vụ đầu vào gắn với sản xuất tiêu thụ và chế biến nông sản thuộc các dự án cánh đồng lớn được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

              c) Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.”.

    2. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 như sau:

    “7. Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:

    a) Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ;

    b) Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.

    c) Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng tài nguyên Internet theo quy định của Luật Viễn thông.”.

    3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 như sau:

    Điều 5. Giảm thuế

    1. Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.

    2. Giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân là nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin; thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân là nhân lực công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản thuộc: dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.

    Giao Chính phủ quy định chi tiết cá nhân là nhân lực công nghệ cao được giảm 50% thuế thu nhập cá nhân quy định tại khoản này.

    3. Thu nhập của chuyên nước ngoài làm việc tại chương trình, dự án tài trợ bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); chuyên gia nước ngoài làm việc tại chương trình, dự án phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; cá nhân là người Việt Nam làm việc tại cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc Hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.”.

    4. Sửa đổi Điều 7 Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 như sau:

    “Điều 7. Kỳ tính thuế

    1. Kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú được quy định như sau:

    a) Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công;

    b) Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng.

    2. Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.”.

    5. Sửa đổi Điều 8 Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 như sau:

    “Điều 8. Quản lý thuế

    Việc đăng ký thuế, kê khai, khấu trừ thuế, nộp thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế và các biện pháp quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.”.

    6. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 2 Luật số 71/2014/QH13 như sau:

    “Điều 13. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn

    1. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn là giá chuyển nhượng từng lần.

    Đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập chịu thuế được  xác định là giá chuyển nhượng từng lần.

    2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành theo quy định của pháp luật.

    Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.”.

    7. Sửa đổi Điều 22 Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 như sau:

    “Điều 22. Biểu thuế luỹ tiến từng phần

    1. Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và thu nhập tính thuế từ trúng thưởng.

    2. Biểu thuế luỹ tiến từng phần đối với thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công được quy định như sau:

    Bậc thuế

    Phần thu nhập tính thuế/tháng

    (triệu đồng)

    Thuế suất (%)

    1

    Đến 10

    5

    2

    Trên 10 đến 30

    10

    3

    Trên 30 đến 50

    20

    4

    Trên 50 đến 80

    28

    5

    Trên 80

    35

     

     

     

     

     

    3. Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập tính thuế từ trúng thưởng được quy định như sau:

    Bậc thuế

    Thu nhập tính thuế

    (tỷ đồng)

    Thuế suất (%)

    1

    Đến 5

    10

    2

    Trên 5 đến 10

    20

    3

    Trên 10

    30

     

    8. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 23 Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 2 Luật số 71/2014/QH13 như sau:

    “2. Biểu thuế toàn phần được quy định như sau:

    Thu nhập tính thuế

    Thuế suất (%)

    a) Thu nhập từ đầu tư vốn

    5

    b) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại

    5

    c) Thu nhập từ thừa kế, quà tặng

    10

    d) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này

    Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này

    1

     

    0,1

    đ) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

    2”

     

    9. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2004/QH12, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật số 26/2012/QH13 như sau:

    “Điều 24. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú

    1. Trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế được quy định như sau:

    a) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào ngân sách nhà nước đối với các loại thu nhập chịu thuế trả cho đối tượng nộp thuế.

    Tổ chức chi trả thu nhập có trách nhiệm tạm tính thuế thu nhập cá nhân hàng tháng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công cho cá nhân theo biểu thuế lũy tiến. Cuối năm tổ chức chi trả có trách nhiệm tính lại theo thu nhập bình quân 12 tháng để xác định cá nhân phải nộp thêm hoặc nộp thừa và tự bù trừ cho cá nhân.

    b) Cá nhân có thu nhập chịu thuế có trách nhiệm kê khai, nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

    2. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm cung cấp thông tin về thu nhập và người phụ thuộc của đối tượng nộp thuế thuộc đơn vị mình quản lý theo quy định của pháp luật.

    3. Chính phủ quy định mức khấu trừ thuế phù hợp với từng loại thu nhập quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và việc quyết toán thuế quy định tại khoản 1 Điều này.”.

    10. Sửa đổi, bổ sung Điều 28 Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 như sau:

    “Điều 28. Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn

    Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng giá chuyển nhượng phần vốn tại tổ chức, cá nhân Việt Nam từng lần nhân với thuế suất 1%, không phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài.”.

    Đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thuế được xác định bằng giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần nhân với thuế suất 0,1%.”.

    Điều 5

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12:

    1. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 5 như sau:

    “5. Đối với nước thiên nhiên (trừ nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện) thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định bằng mét khối (m3) hoặc lít (l) theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam.”

    2. Sửa đổi, bổ sung điểm a và điểm c khoản 3 Điều 6 như sau:

    “3. Giá tính thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:

    a) Đối với nước thiên nhiên dùng sản xuất thủy điện là giá bản lẻ điện bình quân do Bộ chuyên ngành quy định”.

    “c) Đối với tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu là trị giá hải quan của tài nguyên khai thác xuất khẩu theo quy định của Luật Hải quan; ”

    Điều 6. Điều khoản thi hành

    1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, trừ khoản 2 Điều này.

    2. Khoản 2 Điều 2 Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

    3. Bãi bỏ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12;

    4. Bãi bỏ các quy định về quyết toán thuế tại Điều 24 Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 26/2012/QH13.

    5. Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.

     

    Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày      tháng     năm 2017.

                                                                         CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ChuTuocLS vì bài viết hữu ích
    sinhei (22/08/2017) anprao123 (10/09/2017)
  • #466511   01/09/2017

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Thuế giá trị gia tăng "tăng" và cuộc sống của người dân

    Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. VAT là một loại thuế gián thu, tiền thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế, người nộp thuế chỉ là người  thay thế người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.

    Thuế giá trị gia tăng có phạm vi tác động rộng, đánh vào hầu như tất cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường, từ những hàng hóa thiết yếu nhất như sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi đã qua chế biến, quần áo, dày dép, đến các hàng hóa dịch vụ khác....

    Theo quy định hiện hành, thì thuế suất của thuế giá trị gia tăng gồm: 0%, 5%, và 10%, tùy vào loại hàng hóa dịch vụ.Tuy nhiên,Tại buổi họp báo chuyên đề chiều ngày 15/08/2017, Bộ Tài chính đã có báo cáo định hướng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), và thuế tài nguyên. Bộ Tài chính đã đề nghị nâng mức thuế suất thuế GTGT theo 2 phương án. Theo phương án 1, Bộ Tài chính đề xuất tăng từ 10% lên 12% kể từ ngày 1/1/2019. Phương án 2, đề nghị tăng theo lộ trình lên 12% từ ngày 1/1/2019 và 14% từ ngày 1/1/2021. Trong đó, Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc phương án 1.

    Nếu đề xuất này được đi vào thực tế, thì mọi hàng hóa, dịch vụ sẽ tăng cao, người ảnh hưởng trực tiếp là người tiêu dùng. Vì thuế giá trị gia tăng luôn hiện hữu trong những sản phẩm, hàng hóa dịch vụ của cuộc sống của mỗi gia đình, từ nhà giàu sang đến người nghèo khó, từ những vật dụng nhỏ nhất như chén nước mắm chấm trong nỗi bữa ăn hằng ngày. Trong khi đó, cuộc sống của người dân ngày càng gặp nhiều khó khăn, đồng tiền mất giá thu nhập không tăng lên điều này lại trái ngược với với những chi tiêu hằng ngày. Cho nên việc tăng thuế ảnh hưởng không hề nhỏ đến cuộc sống người dân.

    Thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước.Theo Bộ Tài chính, qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy, trong bối cảnh nợ công tăng cao tại các quốc gia kể cả các nước đã phát triển, các quốc gia có xu hướng cơ cấu lại thu ngân sách Nhà nước theo hướng tăng cường nguồn thu từ thuế gián thu.

    Cụ thể để tăng nguồn thu bù đắp cho nguồn thu giảm do giảm thuế thu nhập (TNDN và TNCN), các nước chuyển hướng sang tăng thuế tiêu dùng (GTGT và TTĐB). Số lượng quốc gia áp dụng thuế GTGT/thuế hàng hoá và dịch vụ ngày càng tăng, từ khoảng 140 nước năm 2004 tăng lên 160 nước năm 2014, 166 nước năm 2016. (Báo Dân Trí)

    Theo mình nghĩ mặc dù thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước để xây dựng và phát triển đất nước. Nhưng khi đưa ra những chính sách mới cũng cần xem xét kỹ lưỡng tình hình kinh tế, tình hình xã hội để đưa ra những quyết định phù hợp để tối thiểu sự ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

     

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn yenlinh2010 vì bài viết hữu ích
    anprao123 (10/09/2017) thanhdatvo95 (02/09/2017) DT_DA (04/09/2017)
  • #485356   23/02/2018

    Nên cân nhắc việc giảm thuế TNDN

    Nhằm khắc phục các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy giảm kinh tế, thời gian gần đây, nhiều quốc gia đã thực hiện giảm mức thuế suất phổ thông thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nhằm nâng cao sức cạnh tranh và hấp dẫn đầu tư.

    Các nước OECD giảm mức thuế suất thuế TNDN trung bình từ 32% năm 2000 xuống 26% năm 2008 và 25% năm 2015. Năm 2017, một loạt các quốc gia thuộc khu vực châu Âu đã cắt giảm thuế suất thuế TNDN như Slovakia giảm thuế suất từ 22% xuống 21%; Ý từ 27,5% xuống 24%; Na Uy từ 25% xuống 24%…

    Tại khu vực châu Á, Nhật Bản giảm mức thuế suất từ 25,5% xuống 23,9% từ 01/4/2015. Bangladesh giảm thuế suất từ 27,5% xuống 25% từ 01/7/2015. Malaysia giảm thuế suất từ 25% xuống 24% từ năm 2016. Irasel giảm thuế suất từ 25% xuống 24% năm 2016 và 23% năm 2017…

    Ngoài việc giảm thuế suất thuế TNDN phổ thông, một số nước còn thực hiện chủ trương khuyến khích, thúc đẩy một số lĩnh vực ưu tiên đầu tư, khuyến khích hoạt động nghiên cứu đổi mới và phát triển khoa học và công nghệ... thông qua một số chính sách ưu đãi thuế TNDN.

    Từ 01/01/2014, Bồ Đào Nha mở rộng ưu đãi thuế đối với các hoạt động nghiên cứu và phát triển đến năm 2020 và giảm thuế đối với lợi nhuận để lại phục vụ cho việc tái đầu tư. Thái Lan thực hiện miễn thuế TNDN đối với DNNVV có lợi nhuận đạt được tối đa là 300.000 Bạt Thái áp dụng từ 1/1/2017 đến hết 31/12/2017.

    Bên cạnh đó, một số quốc gia còn tăng tỷ lệ chi phí được trừ nhằm hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và các DNNVV. Ví dụ: Thổ Nhĩ Kỳ tăng tỷ lệ chi phí được trừ đối với hoạt động R&D lên 100% áp dụng đến 31/12/2023.

    Ngược lại với xu hướng chung của nhiều quốc gia là giảm thuế suất thuế TNDN để thu hút đầu tư nêu trên, trong những năm qua một số ít quốc gia thực hiện tăng thuế suất thuế TNDN và mở rộng cơ sở thuế nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách. Chi Lê tăng thuế suất thuế TNDN từ 24% lên 25% năm 2017; Hy Lạp tăng từ 26% lên 29% từ tháng 7/2015; Pê ru tăng từ 28% lên 29,5% năm 2017; Algeria tăng từ 23% lên 26% từ năm 2016; Áo tăng mức thuế suất đối với thu nhập phát sinh từ giao dịch bất động sản từ 25% lên 30% từ 01/01/2016... (Nguồn baomoi.com)

    Hiện tại mức thuế suất ở Việt Nam là 20% thấp hơn so với mức trung bình của các nước trên thế giới, tuy nhiên đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở trong nước, mức thuế suất 20% được xem là khá cao, rất nhiều cá nhân, hộ kinh doanh muốn chuyển hình thức kinh doanh lên thành lập doanh nghiệp nhưng vẫn rất e ngại do mức thuế TNDN hơi cao. Còn lại các doanh nghiệp hiện tại đang tìm mọi cách để giảm mức thuế phải đóng bằng nhiều hình thức khác nhau, kể cả trốn thuế là biện pháp số đông doanh nghiệp đang sử dụng. Thiết nghĩ để giảm tình trạng trốn thuế, làm thất thoát nguồn thu ngân sách, cũng như tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn, mở rộng đầu tư sản suất, nhà nước nên có chính sách điều chỉnh giảm mức thuế đồng thời gia tăng biện pháp phòng ngừa trốn thuế theo như xu thế của thế giới.

     
    Báo quản trị |