Tư Vấn Của Luật Sư: LS NHÂM LAN - LSNHAMLAN

Luật sư đã tư vấn:

2 Trang <12
  • Xem thêm     

    24/07/2024, 12:22:09 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    LSNHAMLAN
    LSNHAMLAN

    Luật sư địa phương


    Tham gia:13/06/2024
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Hành vi chở bạn đi mua ma túy có thể được xem là hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt thấp nhất là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm theo quy định tại điều 250 BLHS.

    Trong trường hợp của bạn, bạn cần chứng minh việc bạn có biết người bạn chở đang muốn đi mua ma túy hay không. Nếu bạn biết nhưng vẫn chở người này đi thì bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như quy định trên.

    Trường hợp bạn có ông ngoại là liệt sĩ thì cần nộp giấy tờ chứng minh ông ngoại bạn là liệt sĩ và bạn được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2, điều 51 BLHS. Ngoài ra, bạn có thể có các tình tiết giảm nhẹ khác quy định tại khoản 1, điều 51 BLHS (ví dụ như: thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải...) để được hưởng mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc có thể được hưởng án treo khi có các điều kiện theo quy định của pháp luật.

    Việc quyết định hình phạt là do hội đồng xét xử quyết định nên Luật sư không thể trả lời chính xác cho bạn được.

     

    Trên đây là phản hồi của LS. Nhâm Lan về vấn đề bạn thắc mắc.

    Trường hợp cần tư vấn, giải đáp vui lòng liên hệ qua email: luathoangphat@gmail.com hoặc SĐT: 0875 198 555/ 0388 272 928.

    Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    24/07/2024, 12:02:10 CH | Trong chuyên mục Kế toán, Thuế

    LSNHAMLAN
    LSNHAMLAN

    Luật sư địa phương


    Tham gia:13/06/2024
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    1/. Hồ sơ đăng ký người phụ thuộc của bố (trong độ tuổi lao động, bị khuyết tật):

    - Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.

    - Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp, giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn..).

    2/. Hồ sơ đăng ký người phụ thuộc của bác (trong độ tuổi lao động, bị khuyết tật):

    2.1. Bác ruột là người không nơi nương tựa được coi là người phụ thuộc để tính giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế khi:

     

    - Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

    + Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

    + Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

    - Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

    2.2. hồ sơ chứng minh người phụ thuộc đối với bác ruột bao gồm:

    - Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Giấy khai sinh;

    - Các giấy tờ hợp pháp để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

    Trong đó, các giấy tờ hợp pháp xác định trách nhiệm nuôi dưỡng là bất kỳ giấy tờ pháp lý nào xác định được mối quan hệ của người nộp thuế với người phụ thuộc như:

    + Bản chụp giấy tờ xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật (nếu có);

    + Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp;

    + Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nộp thuế cư trú về việc người phụ thuộc đang sống cùng;

    + Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang cư trú về việc người phụ thuộc hiện đang cư trú tại địa phương và không có ai nuôi dưỡng (trường hợp không sống cùng).

    - Trường hợp người phụ thuộc trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh không có khả năng lao động như:

    + Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động;

    + Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn....).

    3/. Trình tự, thủ tục

    Bạn có thể ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập thực hiện hoặc tự thực hiện đăng ký giảm trừ gia cảnh (người phụ thuộc) thì người nộp thuế cần thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 10 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC.

    Trường hợp tự đăng ký thuế cho người phụ thuộc, nộp hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế tương ứng theo quy định tại Khoản 9 Điều 7 Thông tư số 105/2020/TT-BTC. Các bước thực hiện kê khai giảm trừ gia cảnh như sau:

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký người phụ thuộc. Hồ sơ đăng ký thuế đối với người phụ thuộc gồm:

    - Tờ khai đăng ký thuế Mẫu số 20-ĐK-TCT.

    - Đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên bổ sung bản sao thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực.

    - Đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi bổ sung bản sao Giấy khai sinh hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.

    - Đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài bổ sung bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực.

    Lưu ý đối với trường hợp cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân đã nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh trước thời điểm Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính có hiệu lực nhưng chưa đăng ký thuế cho người phụ thuộc thì nộp hồ sơ đăng ký thuế như trên để được cấp mã số thuế cho người phụ thuộc.

    Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc. Người lao động phát sinh thuế TNCN phải nộp, nộp hồ sơ kê khai giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc tương ứng sau:

    - Tại Cục Thuế nơi cá nhân làm việc đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam chi trả những tổ chức này chưa thực hiện khấu trừ thuế.

    - Tại Cục Thuế nơi phát sinh công việc tại Việt Nam đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài.

    - Tại Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú) đối với những trường hợp khác.

    - Tại Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực nơi cá nhân có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước đối với cá nhân đăng ký thuế thông qua hồ sơ khai thuế.

    Bạn có thể tham khảo nộp online hồ sơ tại trang: thuedientu.gdt.gov.vn

     

    Trên đây là phản hồi của LS. Nhâm Lan về vấn đề bạn thắc mắc.

    Trường hợp cần tư vấn, giải đáp vui lòng liên hệ qua email: luathoangphat@gmail.com hoặc SĐT: 0875 198 555/ 0388 272 928.

    Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    24/07/2024, 11:25:09 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LSNHAMLAN
    LSNHAMLAN

    Luật sư địa phương


    Tham gia:13/06/2024
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mẹ bạn đã dùng để thế chấp trong ngân hàng (Giấy chứng nhận này do ngân hàng đang giữ bản gốc) nên bạn không thể tự ý bán được. Mặt khác, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn (ông ngoại, bà ngoại, cha dượng, bạn, em trai bạn) đều phải ký hồ sơ hoặc ủy quyền cho bạn ký hồ sơ liên quan đến việc rút tài sản thế chấp, chuyển nhượng....

    Nếu bạn muốn bán thì có thể liên hệ ngân hàng để rút tài sản thế chấp, điều này đồng nghĩa với việc phải trả các khoản nợ mà Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã dùng để thế chấp.

    Bạn và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của mẹ bạn có thể phối hợp với ngân hàng để thỏa thuận về việc trả nợ, bán tài sản thế chấp để trả nợ, nếu thực hiện sớm thì số lãi phát sinh từ khoản vay vì thế cũng ít hơn nếu để ngân hàng thực hiện theo quy định và phát mãi tài sản.

    Trường hợp quyền sử dụng đất của mẹ bạn sau khi bán/phát mãi phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng, án phí (Tòa án), chi phí liên quan đến việc thi hành án (kê biên, đấu giá, cưỡng chế....).... Khi đó, nếu tiền (từ việc bán/phát mãi đất của mẹ bạn) còn thì mới được chia cho những người thừa kế thứ nhất của mẹ bạn (và ngược lại).

    Trên đây là phản hồi của LS. Nhâm Lan về vấn đề bạn thắc mắc.

    Trường hợp cần tư vấn, giải đáp vui lòng liên hệ qua email: luathoangphat@gmail.com hoặc SĐT: 0875 198 555/ 0388 272 928.

    Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    24/07/2024, 10:45:32 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LSNHAMLAN
    LSNHAMLAN

    Luật sư địa phương


    Tham gia:13/06/2024
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết” (điều 624 BLDS 2015). Theo đó, chồng bạn có thể lại di chúc để định đoạt phần tài sản của chồng bạn khi chết đi.

    Di sản chồng bạn để lại trong trường hợp này là phần tài sản của chồng bạn trong khối tài sản chung với bạn: 420mđất : 2 = 210 m2 đất và ½ căn nhà.

    Trường hợp di chúc chồng bạn để lại là hợp pháp thì cần được tôn trọng và thực hiện.

    Tại khoản 1 điều 644 và điểm a, khoản 1 điều 651 BLDS 2015 quy định:

    - “Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

    a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”.

    - “Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”;

    Theo đó: Bạn, con B (dưới 18 tuổi của vợ chồng bạn) là những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Do đó, bạn và con B được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.

    - Đối với di sản là đất:

    Khi di sản chồng bạn để lại: 210m2 đất được chia theo pháp luật thì hàng thừa kế thứ nhất của chồng bạn gồm: bạn, con A, con B, con C được chia như sau: 210m2 : 4 = 52,5m2 (*).

    Do chồng bạn để lại di chúc (giả sử di chúc này hợp pháp), thì bạn và con B là những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, mỗi người được hưởng 2/3 của một suất thừa kế nếu chia theo pháp luật (*): 52,5 x 2/3 = 35 m2.

    Khi đó, phần di sản C được hưởng là: 210m2 – 35m2 – 35m2 = 140m2.

    - Đối với di sản chồng bạn để lại là: ½ căn nhà.

     Chồng bạn không để lại di chúc đối với 1/2 căn nhà nên sẽ được chia theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chồng bạn: Bạn = A = B = C mỗi người một phần như nhau. Do là tài sản không thể phân chia thì sẽ tính giá trị để chia, ai quản lý sử dụng căn nhà có nghĩa vụ thanh toán chênh lệch cho những người còn lại.

    Bạn và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chồng bạn có thể thỏa thuận đối với di sản chồng bạn để lại, trường hợp không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết.

    Trên đây là phản hồi của LS. Nhâm Lan về vấn đề bạn thắc mắc.

    Trường hợp cần tư vấn, giải đáp vui lòng liên hệ qua email: luathoangphat@gmail.com hoặc SĐT: 0875 198 555/ 0388 272 928.

    Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    24/07/2024, 09:37:32 SA | Trong chuyên mục Lao động

    LSNHAMLAN
    LSNHAMLAN

    Luật sư địa phương


    Tham gia:13/06/2024
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Theo quy định tại điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân…”.

    Tại điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, quy định:

    “Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

    1. Tài sản chung của vợ chồng gồm .... tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

    .... 3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.

    Do đó, cần xác định việc bố mẹ chồng bạn tặng cho mảnh đất đứng tên bạn ở sổ đỏ trong thời kỳ hôn nhân là tặng cho riêng bạn hay tặng cho hai vợ chồng bạn (bạn chỉ đại diện đứng tên Giấy chứng nhận cho hai vợ chồng). Có thể xác định dựa trên hợp đồng/văn bản/tài liệu thể hiện nội dung tặng cho mà của bố mẹ chồng bạn đã ký, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận QSDĐ….

    Khi đó có hai trường hợp xảy ra:

    - Trường hợp 1: bố mẹ chồng bạn tặng cho riêng bạn thì chồng (cũ) của bạn không có quyền đối với mảnh đất đó (nếu bạn và chồng không có thỏa thuận khác).

    - Trường hợp 2: bố mẹ chồng bạn tặng chung hai vợ chồng bạn thì chồng (cũ) của bạn có quyền đối với mảnh đất đó.

    Trên đây là phản hồi của LS. Nhâm Lan về vấn đề bạn thắc mắc.

    Trường hợp cần tư vấn, giải đáp vui lòng liên hệ qua email: luathoangphat@gmail.com hoặc SĐT: 0875 198 555/ 0388 272 928.

    Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    14/06/2024, 04:09:35 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    LSNHAMLAN
    LSNHAMLAN

    Luật sư địa phương


    Tham gia:13/06/2024
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Năm 2016: Bố bạn chết (không để lại di chúc) thì di sản bố bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật (điều 675 Bộ luật Dân sự 2005) cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 676 Bộ luật Dân sự 2005). Theo đó, bà nội bạn là người được hưởng thừa kế đối với di sản mà bố bạn để lại. Trường hợp bà nội bạn không nhận di sản thừa kế do bố bạn để lại thì cần lập văn bản từ chối nhận di sản (công chứng/chứng thực).

    Năm 2020: Bà nội bạn chết (không để lại di chúc) thì di sản bố bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật (điều 650 Bộ luật Dân sự 2015) cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 651 Bộ luật Dân sự 2015). Theo đó, hai chú của bạn là người được hưởng thừa kế đối với di sản mà bà bạn để lại. Trường hợp hai chú bạn không nhận di sản thừa kế do bà bạn để lại (do bà bạn được hưởng từ bố bạn) thì cần lập văn bản từ chối nhận di sản (công chứng/chứng thực).

    Do đó, bạn có thể trao đổi hoặc thỏa thuận với hai chú (lập văn bản từ chối di sản nếu hai chú bạn đồng ý) để thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế đối với thửa đất do bố bạn để lại.

    Trên đây là phản hồi của LS. Nhâm Lan về vấn đề bạn thắc mắc.

    Trường hợp cần tư vấn, giải đáp vui lòng liên hệ qua email: luathoangphat@gmail.com hoặc SĐT: 0875.198.555

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    13/06/2024, 02:59:06 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    LSNHAMLAN
    LSNHAMLAN

    Luật sư địa phương


    Tham gia:13/06/2024
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 8 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Văn bản về tài sản riêng thường thể hiện qua các tên gọi: Văn bản cam kết tài sản riêng vợ chồng (cả vợ và chồng cùng ký tên); Văn bản cam đoan tài sản riêng (của vợ/chồng ký tên thể hiện tài sản là của bên kia); Văn bản thỏa thuận tài sản riêng của vợ chồng (vợ và chồng cùng ký).

    Việc lập văn bản về tài sản riêng được chia thành 02 trường hợp như sau:

    (i) Trước khi nhận chuyển nhượng tài sản: nội dung là nguồn tiền nhận chuyển nhượng tài sản là tài sản riêng và tài sản sắp nhận chuyển nhượng là tài sản riêng (theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 “Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng”).

    (ii) Sau khi nhận chuyển nhượng: nội dung thể hiện tài sản là của người đứng tên trên giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu/quyền sử dụng; khẳng định tài sản không có liên quan gì đến người còn lại; khẳng định người sở hữu, hoặc sẽ sở hữu bất động sản có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt với bất động sản đó.

    Ngoài nội dung trên, văn bản về tài sản riêng của vợ chồng còn thể hiện: người không phải là chủ sở hữu/sử dụng không có bất kỳ sự đóng góp nào vào sự hình thành tài sản riêng; vợ chồng không có thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

    Do đó, khi văn bản có nội dung thể hiện cam kết của người chồng “đây là tài sản riêng của vợ” thì người vợ được sử dụng, định đoạt tài sản trên.

    Trên đây là phản hồi của LS. Nhâm Lan về vấn đề bạn thắc mắc.

    Trường hợp cần tư vấn, giải đáp vui lòng liên hệ qua email: luathoangphat@gmail.com hoặc SĐT: 0875198555

    Trân trọng!

     

2 Trang <12