Tư Vấn Của Luật Sư: TS. LS. Nguyễn Bình An - LS_NguyenAnBinh

18 Trang «<161718
  • Xem thêm     

    13/08/2008, 08:32:45 CH | Trong chuyên mục Lao động

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 436 lần
    Lawyer

    Căn cứ theo khoản 3, Điều 37, BLLĐ, Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày; người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu tháng liền thì phải báo trước ít nhất ba ngày.

    Chiểu theo khoản này, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ sau khi đã thông báo đủ số ngày quy định mà không cần có sự đồng ý của chủ sử dụng lao động.

    Do đó, doanh nghiệp không thể căn cứ vào khoản 3, Điều 36 để từ chối việc chấm dứt hợp đồng lao động.

    Thân.
  • Xem thêm     

    08/08/2008, 11:36:45 SA | Trong chuyên mục Lao động

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 436 lần
    Lawyer

    Xin chào bạn,

    Tiền thưởng là một loại trợ cấp nhằm khuyến khích tinh thần làm việc và hỗ trợ một phần đời sống vật chất của nhân viên. Pháp luật không có quy định cụ thể về tiền thưởng. Bạn nên tìm hiểu các quy định về tiền thưởng trong thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động của công ty. Ngoài ra, bạn có thể trực tiếp kiến nghị với công ty về phần tiền thưởng của mình.

    LS Nguyễn Bình An
  • Xem thêm     

    11/07/2008, 03:11:41 CH | Trong chuyên mục Lao động

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 436 lần
    Lawyer

    Giả thiết công ty của bạn chấm dứt HĐLĐ theo đúng quy định của pháp luật.

    Công ty A và công ty B là hai pháp nhân độc lập, nên việc chấm dứt HĐLĐ với ông An cần được tiến hành song song, không phụ thuộc vào nhau và không bên nào có quyền quyết định thay cho bên kia.

    Đối với công ty B, do ông An chưa làm đủ 1 năm nên không được hưởng trợ cấp thôi việc. Công ty A sẽ phải thanh toán trợ cấp thôi việc là 1,5 năm x lương trên hợp đồng x 1/2.

    Hy vọng giúp ích được cho bạn.

    LS Nguyễn Bình An
  • Xem thêm     

    30/06/2008, 01:45:13 CH | Trong chuyên mục Lao động

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 436 lần
    Lawyer

    1. Nếu công ty bạn đã đăng ký thang, bảng lương của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tăng lương cho người lao động của mình thì không phải làm thêm thủ tục gì khác.

    2. Nếu công ty bạn tăng lương cho người lao động mà không theo thang, bảng lương đã đăng ký thì công ty bạn nên đăng ký lại thang, bảng lương mới điều chỉnh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    3. Nguyên tắc chung khi xây dựng thang bảng lương là (i) Mức lương bậc 1 của thang, bảng lương phải cao hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định; (ii) Mức lương của nghề hoặc công việc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn mức lương của nghề hoặc công việc có điều kiện lao động bình thường.

    Bạn có thể tham khảo thêm tại Nghị dịnh số 114/2002/NĐ-CP ban hành ngày 31/12/2002.

    LS Nguyễn Bình An

  • Xem thêm     

    07/06/2008, 04:41:50 CH | Trong chuyên mục Lao động

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 436 lần
    Lawyer

    Nếu bạn có thể chứng minh được rằng từ tháng 1 đến tháng 8, với công sức đóng góp của bạn, bạn sẽ nhận được lương doanh thu, hiệu quả là từng này, thì khi chấm dứt hợp đồng, bạn có quyền đề nghị công ty thanh quyết toán.

    Các khoản chi về khen thưởng, phúc lợi sẽ được thanh toán theo quy chế của công ty.
  • Xem thêm     

    05/06/2008, 11:49:36 SA | Trong chuyên mục Lao động

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 436 lần
    Lawyer

    Căn cứ theo Mục III.3, Thông tư số 21/2003/TT-BLDTBXH, cách tính và chi trả tiền trợ cấp thôi việc được thực hiện như sau:

    Công thức tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh nghiệp:

    Tiền trợ cấp thôi việc

    =

    Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp

    x

    Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc

    x

    1/2

    Trong đó:

    - Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp là số năm người lao động làm việc tại doanh nghiệp được làm tròn theo nguyên tắc qui định tại khoản 5 Điều 14 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP.

    - Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) qui định tại Điều 15 của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ.

    Như vậy, nếu lương hiệu quả của bạn là một trong các loại tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ thì bạn sẽ được tính vào tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc.

  • Xem thêm     

    28/05/2008, 02:59:02 CH | Trong chuyên mục Lao động

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 436 lần
    Lawyer

    Căn cứ theo Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT-BNV-BTC ban hành ngày 24/09/2007 về chính sách tinh giản biên chế, thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc theo Mục II.2 được quy định: số năm công tác để tính trợ cấp là số năm được tính hưởng bảo hiểm xã hội và số năm có đóng bảo hiểm xã hội (theo sổ bảo hiểm xã hội của mỗi người). Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là ½ năm; từ trên 6 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 1 năm.

     Trường hợp những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách nhà nước, được hưởng các khoản trợ cấp sau:

    a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng.

    b) Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng).

     Sau này, nếu thôi việc tại doanh nghiệp đó, anh sẽ được tính trợ cấp thôi việc theo quy định của Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.

  • Xem thêm     

    20/05/2008, 10:26:22 CH | Trong chuyên mục Lao động

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 436 lần
    Lawyer

    Khi chấm dứt HĐLĐ, anh sẽ được công ty thanh toán tiền lương còn thiếu cũng như trợ cấp thôi việc. Nếu công ty cố tình không thanh toán, anh có thể gửi đơn khiếu nại đến giám đốc công ty hoặc khởi kiện ra tòa để bảo vệ quyền lợi của mình.

    Việc công ty không cho anh chấm dứt HĐLĐ vì lý do đi học là sự từ chối không hợp pháp và hợp lý. Quan hệ lao động của anh và công ty có thể được chấm dứt theo quy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của Bộ luật lao động. Ngay cả khi anh có cam kết đào tạo với công ty để ràng buộc trách nhiệm thì anh vẫn có quyền đề nghị chấm dứt HĐLĐ theo quy định nhưng anh phải bồi thường chi phí đào tạo theo cam kết.
  • Xem thêm     

    13/05/2008, 10:16:31 CH | Trong chuyên mục Lao động

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 436 lần
    Lawyer

    Việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ thuộc về quan hệ lao động, không thuộc quan hệ về bảo hiểm xã hội. Theo quy định của Điều 15, Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động có quyền nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc; và Điều 18, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc. Đây là hành vi vi phạm pháp luật đã được ghi tại khoản 2, Điều 135, Luật Bảo hiểm xã hội.

    Do đó, bạn có thể làm đơn khiếu nại đến thanh tra bảo hiểm xã hội để được giải quyết nếu công ty không trả sổ BHXH cho bạn.

    Luật sư Nguyễn Bình An

    an.nguyen@nlvlaw.com

  • Xem thêm     

    02/05/2008, 09:29:01 CH | Trong chuyên mục Lao động

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 436 lần
    Lawyer

    1. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 27, Bộ luật lao động, Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

    Hợp đồng lao động (HĐLĐ) mà bạn đã ký tuy có vi phạm quy định về số năm (5 năm) nhưng có xác định thời điểm chấm dứt, nên theo quan điểm của tôi, nếu hình thức và các nội dung khác không vi phạm quy định của Bộ luật lao động, thì đây là HĐLĐ có hiệu lực và là HĐLĐ xác định thời hạn. Do đó, khi bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng, theo quy định tại Khoản 1, Điều 37, Bộ luật lao động, bạn phải có nghĩa vụ chứng minh rằng mình đã:

    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng;

    b) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thỏa  thuận trong hợp đồng;

    c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

    d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

    e) Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc;

    g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ba tháng liền đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

    2. Thời gian báo trước cho người sử dụng lao động: Ít nhất 30 ngày làm việc kể từ ngày muốn chấm dứt HĐLĐ (Khoản 2, Điều 37, Bộ luật lao động).

    3. Nếu bạn đã thực hiệm đầy đủ các thủ tục đã nêu ở trên (mục 1 & mục 2), người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có (Điều 42, Bộ luật lao động).

    Luật sư Nguyễn Bình An
    Email: an.nguyen@nlvlaw.com
    Website: www.nlvlaw.com

  • Xem thêm     

    25/04/2008, 12:06:07 CH | Trong chuyên mục Lao động

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 436 lần
    Lawyer

    Theo quy định tại điều 62, Bộ luật lao động, trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

    (i) Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;

    (ii) Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương.

    Do vậy, nếu anh/chị chứng minh lỗi của người sử dụng lao động, thì anh/chị được nhận đủ tiền lương của mình.

18 Trang «<161718