Tư Vấn Của Luật Sư: Linh Huỳnh - linh_ht

  • Xem thêm     

    02/12/2022, 09:58:52 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    linh_ht
    linh_ht

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:24/11/2021
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 40 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Việc công ty bạn đã thực hiện (xuất hóa đơn cho Công ty A) là hành động đúng theo quy định tại điểm d khoản 7 điều 5 của Thông tư 219/2013/TT-BTC như trích dẫn bên dưới.

    Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế trong các trường hợp sau:

    a) Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có: biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết; biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

    b) Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp; điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.

    Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một cơ sở kinh doanh thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển phải xuất hóa đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 6 Điều này.

    c) Thu đòi người thứ 3 của hoạt động bảo hiểm.

    d) Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh.

    đ) Doanh thu hàng hóa, dịch vụ nhận bán đại lý và doanh thu hoa hồng được hưởng từ hoạt động đại lý bán đúng giá quy định của bên giao đại lý hưởng hoa hồng của dịch vụ: bưu chính, viễn thông, bán vé xổ số, vé máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu thủy; đại lý vận tải quốc tế; đại lý của các dịch vụ ngành hàng không, hàng hải mà được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; đại lý bán bảo hiểm.

    e) Doanh thu hàng hóa, dịch vụ và doanh thu hoa hồng đại lý được hưởng từ hoạt động đại lý bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT.

    Theo quan điểm của mình, bạn nên trao đổi lại với phía Công ty B về phương án giải quyết thích hợp hơn. Trên thực tế, nếu thực hiện theo đề xuất của Công ty B thì xét về mức độ rủi ro thì Công ty B có khả năng gánh chịu hậu quả nặng nề nhất (bị ghi nhận doanh thu từ Công ty A trong khi chi phí thanh toán cho công ty của bạn bị loại) và tiếp đến là Công ty A (chi phí thanh toán cho Công ty B bị loại).
  • Xem thêm     

    02/12/2022, 09:37:22 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    linh_ht
    linh_ht

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:24/11/2021
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 40 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Bạn lưu ý cần thực hiện thủ tục xin cấp phép hoạt động cơ sở khám, chữa bệnh.

    Việc thông báo lập địa điểm kinh doanh trong trường hợp của bạn là không cần thiết, và trên thực tế nếu muốn lập địa điểm kinh doanh tại trụ sở chính cũng không thể thực hiện được, theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP như trích dẫn bên dưới.

    2. Thông báo lập địa điểm kinh doanh

    a) Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh; 

    b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh;

    c) Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

  • Xem thêm     

    04/12/2021, 10:16:52 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    linh_ht
    linh_ht

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:24/11/2021
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 40 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trên phương diện pháp luật thì hành vi bán phá giá sản phẩm có thể được xác định là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, và bị xử phạt hành chính, nếu rơi vào trường hợp theo quy định tại Điều 45.6 của Luật Cạnh tranh 2018: "Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó".

    Hiện nay, Luật Cạnh tranh 2018 chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về hành vi nêu trên, tuy nhiên theo quy định tại Điều 23.1 của Nghị định 116/2005/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2004 (đã hết hiệu lực, chỉ để tham khảo) thì giá thành toàn bộ bao gồm chi phí cấu thành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ hoặc giá mua hàng hóa để bán lại và chi phí lưu thông hàng hóa.

    Tuy nhiên, trong trường hợp như bạn trình bày thì khó có khả năng vận dụng các quy định trên để thu lại kết quả nhanh chóng và hiệu quả. 

    Theo quan điểm của tôi, bên cạnh việc tiếp tục yêu cầu đơn vị vận hành sàn thương mại điện tử (như Shopee) thực hiện các biện pháp theo quy chế hoạt động của sàn, bạn có thể nghiên cứu hướng xây dựng và thỏa thuận với các đại lý về chính sách bán hàng (ví dụ như giá sàn) và các biện pháp chế tài trong trường hợp vi phạm.