Luật sư tư vấn ly hôn phải đáp ứng những nguyên tắc nào khi tư vấn?

Chủ đề   RSS   
  • #606782 11/11/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Luật sư tư vấn ly hôn phải đáp ứng những nguyên tắc nào khi tư vấn?

    Tư vấn ly hôn mà một dịch vụ đòi hỏi chuyên môn cao, đặc biệt là các Luật sư có nhiều kinh nghiệm xử lý nhiều vấn đề trong hôn nhân. Vậy, Luật sư khi tư vấn ly hôn phải đáp ứng những nguyên tắc nào?
     
    luat-su-tu-van-ly-hon-phai-dap-ung-nhung-nguyen-tac-nao-khi-tu-van
     
    1. Tư vấn ly hôn là gì?
     
    Tư vấn ly hôn là một dịch vụ pháp lý của Luật sư bao gồm tham gia tố tụng tại Tòa án với thân chủ, tư vấn pháp luật thủ tục tiến hành ly hôn, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng trong quá trình giải quyết ly hôn và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của thân chủ được quy định tại Điều 4 Luật Luật sư 2006.
     
    Ngoài ra, Điều 22 Luật Luật sư 2006 còn quy định phạm vi hành nghề luật sư bao gồm:
     
    - Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
     
    - Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
     
    - Thực hiện tư vấn pháp luật.
     
    - Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
     
    - Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này.
     
    2. Nguyên tắc khi tư vấn ly hôn của Luật sư
     
    Căn cứ Điều 5 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bởi Luật Luật sư 2012) Luật sư khi hành nghề tư vấn ly hôn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
     
    - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, cụ thể, Luật sư khi tư vấn phải tuân thủ Hiến pháp nước Việt Nam và pháp luật về các quy định liên quan đến hôn nhân, gia đình, tố tụng khi ly hôn,...
     
    - Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, Luật sư là một nghề nghiệp bán dịch vụ cho khách hàng vì thế đạo đức và ứng xử cũng phải đặt lên hàng đầu.
     
    - Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan. Bên cạnh các nguyên tắc trên thì Luật sư phải trung thực và có tính khách quan không vì thân chủ mà xử dụng chiêu trò, bảo vệ vô căn cứ.
     
    - Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng. Luật sư phải áp dụng quy định pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dân chủ, không được hời hợt làm cho qua.
     
    - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư. Đây là một ngành nghề khó yêu cầu cẩn thận cao trong từng câu nói, chữ viết nên sai sót thì phải chịu trách nhiệm.
     
    3. Những hành vi nào Luật sư bị nghiêm cấm khi tư vấn ly hôn?
     
    Căn cứ Điều 9 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bởi Luật Luật sư 2012) nghiêm cấm các Luật sư, tổ chức Luật sư thực hiện các hành vi sau đây khi tư vấn ly hôn:
     
    - Nghiêm cấm luật sư thực hiện các hành vi sau đây:
     
    + Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);
     
    + Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;
     
    + Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
     
    + Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;
     
    + Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;
     
    + Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;
     
    + Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
     
    + Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật;
     
    + Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng;
     
    + Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.
     
    - Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động hành nghề của luật sư.
     
    4. Luật sư có được tiết lộ thông tin ly hôn của khách hàng?
     
    Khi tư vấn ly hôn hay bất kỳ nội dung nào cho khách hàng thì Luật sư phải giữ bí mật về thông tin của khách hàng theo Điều 25 Luật Luật sư 2006 như sau:
     
    - Luật sư không được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
     
    - Luật sư không được sử dụng thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
     
    - Tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm bảo đảm các nhân viên trong tổ chức hành nghề không tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng của mình.
     
    Do đó, Luật sư phải bí mật các thông tin liên quan đến yêu cầu của thân chủ từ thông tin vụ việc đến thông tin cá nhân, trừ trường hợp phải tiết lộ theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự chấp thuận của thân chủ.
     
    586 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (30/12/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận