Luật sư móc nối chạy án, phải xử lý nghiêm !

Chủ đề   RSS   
  • #513930 19/02/2019

    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Luật sư móc nối chạy án, phải xử lý nghiêm !

    Trong ngành nghề nào cũng phát sinh những tiêu cực mà người ta phải che giấu, mua chuộc nên gọi chung là “chạy án”. Thế nhưng ở ngành tư pháp, việc “chạy án” đúng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Việc này dẫn đến bỏ lọt tội phạm hoặc giảm nhẹ hình phạt với người phạm tội. Khi những người cầm cán cân công lý mà không có cái tâm, bị tha hóa biến chất thì hệ lụy thật khôn lường!

    Vấn nạn “chạy án” không chỉ xuất hiện trong các cơ quan tiến hành tố tụng mà một số luật sư cũng là người cầm đầu các đường dây “chạy án” cho thân chủ. 

    Có rất nhiều vụ việc, trong quá trình tiến hành các thủ tục bào chữa, ngoài chi phí theo thỏa thuận một số Luật sư chủ động gặp gia đình thân chủ hứa hẹn sẽ tác động với cơ quan tiến hành tố tụng bỏ tội danh hoặc giảm nhẹ chỉ nhận mức án thấp nhất. Đổi lại, gia đình thân chủ phải chi rất nhiều tiền.

    Có 2 dạng “chạy án”, dạng thứ nhất là bỏ tiền ra để “chạy án”, còn dạng thứ hai là vừa bỏ tiền vừa kết hợp với chuyện “gửi gắm” từ những vị có vai vế cao hơn cấp tòa đang thụ lý vụ việc. Đối với dạng thứ nhất, nếu có phương pháp bảo vệ quyền lợi tốt thì vẫn còn hy vọng không bị xử oan, nhưng đối với dạng thứ hai thì dù có chứng cứ mạnh như thế nào cũng phải “chịu”. Tòa có thể bỏ hết chứng cứ có lợi ra ngoài, chỉ đưa vào những chứng cứ bất lợi, còn bên được “gửi gắm” thì ngược lại.

    Ngay cả khi có luật sư làm người đại diện hay bào chữa, nếu có sự “gửi gắm” từ cấp có quyền lực rằng bằng mọi cách phải “xử thắng” cho bên kia, thì luật sư tha hồ trình bày, tranh luận, hội đồng xét xử sẵn sàng bỏ nhiều giờ ngồi nghe, cuối cùng tòa vẫn tuyên theo ý của người “gửi gắm”.

    Trước thực trạng trên, nhiều người tỏ ra bức xúc vì niềm tin của người dân vào pháp luật, lẽ công bằng xã hội vốn không còn đúng bản chất nữa. Có thể thấy đây là sự yếu kém về công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật, công tác truy tố, xét xử và thi hành án. Bên cạnh đó là bệnh quan liêu, thành tích vẫn còn nặng nề nên không ít người đứng đầu vẫn còn bao che, dung túng cho hành vi tham nhũng của cán bộ do mình quản lý.

    Việc xử lý hành vi tham nhũng đượcnêu cụ thể tại điều 92, 93 Luật phòng, chống tham nhũng 2018. Cụ thể:

    Điều 92. Xử lý người có hành vi tham nhũng
     
    1. Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.
     
    2. Người có hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
     
    3. Trường hợp người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.
     
    4. Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng thì được xem xét giảm hình thức kỷ luật, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
     
    5. Người bị kết án về tội phạm tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên bị buộc thôi việc đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
     
    Điều 93. Xử lý tài sản tham nhũng
     
    1. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật.
     
    2. Thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
    Cập nhật bởi anhkhoayentam ngày 19/02/2019 09:49:12 CH
     
    1506 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #513931   19/02/2019

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Với quan điểm của cá nhân thì mình thấy những hành vi này cần phải được xử lý thật mạnh tay. Việc luật sư đứng ra chạy án sẽ dẫn đến những hệ lụy rất xấu cho ngành tư pháp, làm mất đi sự cân bằng của cán cân công lý, khiến cho việc thực thi pháp luật trở nên khó khăn.

     
    Báo quản trị |