Luật sư kiến nghị khởi tố vụ án hình sự mà không ghi tội danh có đúng không?

Chủ đề   RSS   
  • #564646 09/12/2020

    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Luật sư kiến nghị khởi tố vụ án hình sự mà không ghi tội danh có đúng không?

    khởi tố vụ án hình sự

    Khởi tố vụ án hình sự - Ảnh minh họa

    Khởi tố vụ án hình sự là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng xác định có sự việc phạm tội để tiến hành điều tra phát hiện tội phạm. Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng độc lập, mở đầu các hoạt động điều tra. Trong giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền khởi tố tiến hành các hoạt động để xác định dấu hiệu của tội phạm.

    Theo quy định tại Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì Căn cứ khởi tố vụ án hình sự như sau:

    Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

    1. Tố giác của cá nhân;

    2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

    3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

    4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

    5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

    6. Người phạm tội tự thú.

    Về nguyên tắc Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

    Trong một số trường hợp Luật sư kiến nghị khởi tố vụ án hình sự mà không chỉ rõ tội danh thì có đúng không?

    Tại Khoản 3 Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

    3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

    a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

    b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;

    c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

    Giải quyết tin báo tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố là trách nhiệm của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải tổ chức và tiến hành những biện pháp, thủ tục cần thiết để tiếp nhận đầy đủ, kiểm tra xác minh và xử lý theo luật định mọi thông tin về tội phạm.

    Nhiệm vụ giải quyết tin báo tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố là trách nhiệm của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải tổ chức và tiến hành những biện pháp, thủ tục cần thiết để tiếp nhận đầy đủ, kiểm tra xác minh và xử lý theo luật định mọi thông tin về tội phạm do cơ quan, tổ chức và cá nhân gửi đến, nhằm quyết định khởi tố hay quyết định không khởi tố vụ án hình sự, áp dụng các biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn cho người tố giác.

    Để xử lý các thông tin nhận được Điều luật quy định Cơ quan điều tra tiến hành các biện pháp kiểm tra xác minh. Mặc dù luật không quy định cụ thể các biện pháp, nhưng căn cứ vào những quy định trong các văn bản khác nhau, cơ quan giải quyết tin báo tố giác có thể:

    - Tiến hành theo thủ tục hành chính để kiểm tra giấy tờ tuỳ thân, kiểm tra hộ tịch, hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra kinh doanh sản xuất của cá nhân hay tổ chức bị tố cáo… theo những quy định của Luật hành chính.

    - Tiến hành khám nghiệm hiện trường.

    - Thông báo rộng rãi cho quần chúng nhân dân biết để cung cấp tài liệu thông tin cần thiết.

    - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, công dân cung cấp những thông tin tài liệu cần thiết và giải thích những vấn đề có liên quan.

    - Yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan tự thanh tra, kiểm tra hoặc yêu cầu cơ quan thanh tra cùng cấp tiến hành thanh tra làm rõ sự việc.

    Do đó, trong một số vụ án với những tình tiết còn chưa rõ ràng, chứng cứ còn mập mờ, tình tiết chưa rõ ràng thì việc kiến nghị truy tố là điều cần thiết để Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải tổ chức và tiến hành những biện pháp, thủ tục cần thiết để tiếp nhận đầy đủ, kiểm tra xác minh và xử lý theo luật định mọi thông tin về tội phạm.

    Như vậy, việc ghi rõ tội danh trong kiến nghị truy tố chỉ có tính chất tham khảo cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiến hành trong việc xác minh và xử lý thông tin về tội phạm. Đối với việc Luật sư kiến nghị truy tố vụ án hình sự mà không ghi rõ tội danh thì không có gì sai. Theo quan điểm của người viết thì Luật sư nhường lại phần kiểm tra, xác minh tội danh cho cơ quan có chuyên môn là Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát để họ thực hiện hiện nhiệm vụ của mình khách quan và chính xác nhất.

    Nếu qua kiểm tra, xác minh mà thấy đấu hiệu của tội phạm đã rõ ràng thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Nếu thấy không có dấu hiệu của tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

     
    1783 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NgocHoLaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận