Chào mọi người !
Tôi xin tóm tắt ý kiến của 2 bên : ủng hộ và phản đối
ủng hộ: Vì lợi ích của thân chủ
- luật sư phải bảo vệ thân chủ một cách tốt nhất trong khuôn khổ pháp luật.
-Việc bào chữa một hướng hay hai hướng là kỹ thuật của mỗi luật sư. Đâu có trường nào dạy bào chữa một hay hai hướng, luật không cấm, quy chế không cấm, đạo đức cũng không đề cập.
-Tùy thẩm định của luật sư về tài liệu, chứng cứ. Nếu chứng cứ bảo vệ cho thân chủ còn mỏng và yếu, “năm ăn năm thua” thì mới sử dụng cách bào chữa nhiều hướng. Ý thức chủ quan của luật sư là bị cáo không phạm tội nhưng quan điểm của tòa có tội thì sao. Khi đó, nếu không trình bày những tình tiết giảm nhẹ thì thân chủ sẽ bị thiệt thòi”.
-không thuyết phục được tòa đồng ý với việc bị cáo vô tội thì có thể chuyển sang đề nghị tòa xem xét theo hướng giảm nhẹ. Nếu bản chất vụ án là oan thì phải theo hướng này tới cùng chứ không thể sao cũng được.
Phản đối: Bào chữa phải rõ ràng
-luật sư có đưa ra quan điểm bào chữa rõ ràng thì công tố viên mới biết đường mà tranh luận, nhất là khi ta đang hướng tới một nền tố tụng tranh tụng”.
-Chân lý thì chỉ có một.
-Chỉ luật sư nghiên cứu không kỹ mới bào chữa nhiều hướng hay nước đôi.
- Ngành luật là một ngành khoa học, Đã là khoa học thì đúng là đúng, sai là sai. Nhiệm vụ của luật sư là ngoài việc bảo vệ cho thân chủ còn góp phần bảo vệ sự thật, bảo vệ công lý.
- Quan điểm chính thức của Luật sư sẽ được ghi trong bút ký phiên tòa thể hiện nhãn quan nghề nghiệp, bản lĩnh và chất của luật sư với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ.
Là người ủng hộ tôi xin có ý kiến với các ý kiến phản đối :
1-luật sư có đưa ra quan điểm bào chữa rõ ràng thì công tố viên mới biết đường mà tranh luận, nhất là khi ta đang hướng tới một nền tố tụng tranh tụng”.
Luật sư không có trách nhiệm giúp công tố viên “biết đường” tranh luận, họ có trách nhiệm phải tranh luận với tất cả các ý kiến của LS.
Thực tế thì KSV ít muốn tranh luận vì bản án bỏ túi đã có, khó lòng thay đổi có thành không (tất nhiên nếu chứng cứ vô tội có đầy đủ thì phải đấu tới cùng)
2) -Chân lý thì chỉ có một :
Chân lý chỉ có một và thường thuộc về kẻ mạnh (thắng làm vua, thua làm giặc), không bào chũa "nước đôi" có chắc là đạt được công lý hay không ?
3) -Chỉ luật sư nghiên cứu không kỹ mới bào chữa nhiều hướng hay nước đôi :
Nếu nghiên cứu không kỹ thì một nước họ tính còn không nỗi, nói gì 2 nước.
4) - Ngành luật là một ngành khoa học, Đã là khoa học thì đúng là đúng, sai là sai. Nhiệm vụ của luật sư là ngoài việc bảo vệ cho thân chủ còn góp phần bảo vệ sự thật, bảo vệ công lý :
Chúng ta không phải đang nghiến cứu khoa học mà nhận thù lao để bảo vệ thân chủ. Bào chửa “nước đôi” không phải là hành vi làm sai lệch sự thật, cũng góp phầm bảo vệ công lý.
5) - Quan điểm chính thức của Luật sư sẽ được ghi trong bút ký phiên tòa thể hiện nhãn quan nghề nghiệp, bản lĩnh và chất của luật sư với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ
nhãn quan nghề nghiệp, bản lĩnh và chất của luật sư là những cái mà LS phải có, chính vì có những điều đó nên thân chủ mới tín nhiệm và mời LS bảo vệ cho họ.
Tuy nhiên, thân chủ không nhờ LS ra tòa để chứng minh nhãn quan nghề nghiệp, bản lĩnh và chất của luật sư; Họ yêu cầu luật sư tìm mọi cách giúp họ giảm nhẹ hoặc không phải chịu trách nhiệm hình sư (nếu đúng là họ oan), Bào chữa “nước đôi” là 1 cách để bảo vệ cho thân chủ (dù không phải là cách duy nhất, tốt nhất).
Về mặt lý thuyết, Bên phản đối có nhiều lý lẽ cao đẹp và vững chắc hơn, nhưng thực tế thì cách làm đó chỉ được Thẩm phán và KSV ủng hộ vì có lợi cho họ.
Khi ra Tòa để thực hiện nhiệm vụ, Luật sư nên đặt lợi ích của thân chủ lên trên hết, cá nhân mình phải đặt sau.Thực tế, nhiều HĐXX có thái độ không đúng với LS, thậm chí KSV cũng vậy, nhưng vì không muốn gây ác cảm với những người tiến hành tố tụng mà làm xấu đi tình trạng của thân chủ nên LS đành nhẩn nhịn.
Cập nhật bởi ngocloan1990 ngày 20/09/2013 09:47:16 CH