Luật sư có nên gọi bị cáo là“Thân chủ” không?

Chủ đề   RSS   
  • #512870 28/01/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Luật sư có nên gọi bị cáo là“Thân chủ” không?

    Hiện nay, đa số các Luật sư trong giao tiếp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bằng trực tiếp, bằng văn bản, bằng bài viết đều dùng: Thân chủ của tôi, gia đình thân chủ của tôi

    Tác giả cho rằng, cách xưng hô như vậy là chưa hợp lý, bởi những lý do sau đây:

    >>>Thứ nhất, theo Từ điển: Thân chủ, khách hàng của những người làm nghề tự do[1]

    Thân: có quan hệ gần gũi, gắn bó mật thiết. Đôi bạn thân, tình thân. Thân nhau từ nhỏ[2]

    Thân sơ: Cách gọi của cha ông ta: Thân: Bố mẹ, anh chị em, vợ chồng; sơ: Những người khác.

    Như vậy, với luật sư chỉ đúng một tiêu chí theo từ điển: Làm nghề tự do, mà nghề tự do thì rất đa dạng, đó là các nghề làm tư nói chung.

    Nghề luật sư có Luật luật sư, có truyền thống ngay từ những ngày đầu thành lập nước. Những người là luật sư là tri thức, được đào tạo rất cơ bản, đức  hạnh tốt... không ít người là những nhà lãnh đạo cỡ nguyên thủ của đất nước, chúng ta gọi đó là một nghề cao quý.

    Theo Từ điển tôi vừa nêu trên: Muốn là thân phải có thời gian và phải dựa vào huyết thống.

    >>>Thứ hai, theo quy định của pháp luật.

    Trong Luật luật sư và những văn bản dưới luật khác, tôi không thấy quy định Luật sư gọi người mời trong vụ án hình sự là thân chủ. Nếu ở đâu đó có quy định như vậy cần sửa, kể cả văn bản luật nào nếu quy định cũng cần sửa (có thể tôi chưa đọc được hết), thói quen vẫn gọi như thế cần phải thay đổi.

    Theo quy định của pháp luật vị trí ngồi của Luật sư ngang với đại diện Viện kiểm sát. Nó có nhiều ý nghĩa, thể hiện thế và đức hạnh của Luật sư

    >>>Thứ ba, theo thời gian và tiền thuê

    Không ít những Luật sư khi ký xong hợp đồng dịch vụ pháp lý, (tất nhiên người ký hợp đồng dịch vụ pháp lý phải trả phí), thế là luật sư A đã dùng từ: Thân chủ của tôi; gia đình thân chủ của tôi.

    Như vậy, về mặt thời gian không thỏa đáng. Người đại diện ký cho người có thể đang là nghi can giết người, là nghi can của tội phạm đặt biệt có lệnh truy nã toàn quốc hoặc thế giới; là nghi can của tội phạm có thể làm nghèo cho đất nước, lũng loạn bộ máy đất nước; làm sai chính sách pháp luật nhà nước .

    Hóa ra nhìn góc độ vật chất chỉ cần ít tiền những người đó là chủ của Luật sư và vì ít tiền nghiễm nhiên là chủ và chủ thân thiết với Luật sư.

     

    Tóm lại, trong vụ án hình sự tại Việt Nam, theo tôi cần quy định cách  xưng hô của Luật sư với bị cáo người thông qua đại diện ký hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc bị cáo ký hợp đồng dịch vụ pháp lý.

    Nếu gọi là thân chủ, gia đình thân chủ là không hợp lý, nên chăng có thể gọi: Người mời Văn phòng luật sư A; khách hàng mời tôi  bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; hoặc người mời tôi để bảo vệ. Trong quá trình nói, viết có thể dùng cả 3 cụm từ. Có thể nó hơi dài so với từ “Thân chủ”, nhưng dài mà đúng bản chất, thể hiện văn hóa vẫn phải cần dùng, cần sửa lại. Bởi vì, người sơ mà gọi là người thân, chắc người gọi phải có mục đích gì? Mục đích ấy theo tôi thường ít, nhiều không trong sáng, minh bạch.

    [1] Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Năng, tr.923, năm 2002

    [2] Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Sđd 

    Nguồn: TS. LS. Đỗ Ngọc Hải – Kiemsat.vn

     

    Các thành viên Dân luật nghĩ sao về quan điểm trên của  LS. Đỗ Ngọc Hải?

    Mình thấy mặc dù có thể thấy pháp luật hình sự, đặc biệt tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đề cao nguyên tắc suy đoán vô tội, tức không ai bị xem là có tội cho đến khi có bản án kết tội có hiệu lực của tòa án. Chính vì vậy không thể khẳng định rằng người bào chữa trong vụ án hình sự thì tiến hành bào chữa cho tội phạm được. Đơn giản chỉ là bào chữa dựa trên hợp đồng dịch vụ pháp lý để thuê người bào chữa cho bị cáo. Tuy nhiên, đôi khi mọi người có thấy cách gọi “thân chủ” mang tính chủ tớ quá không, mặc dù biết là phần lớn người bào chữa (đa phần là Luật sư) đều tiến hành bào chữa dựa trên hợp đồng được trả phí.

     
    4836 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #514405   26/02/2019

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Cụm từ thân chủ được nhiều Luật sư sử dụng khi bào chữa, bảo vệ đương sự hoặc bị cáo trong phiên tòa. Tuy nhiên, xét về thực tế đối với các vụ tranh chấp kinh tế, dân sự gọi bằng cụm từ “thân chủ” thì không vấn đề gì. Tuy nhiên, đối với những người phạm tội giết người, hiếp dâm hay những tội phạm gây phẫn nộ dư luận, Luật sư dùng cụm từ “thân chủ” với họ thì sẽ rất mất giá trị, xã hội nhìn vào Luật sư bằng một cách nhìn khác, nhất là những người không nắm rõ chức năng của Luật sư.

     
    Báo quản trị |  
  • #514819   28/02/2019

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Theo mình thấy cách gọi khách hàng của luật sư là "thân chủ". Cụm từ này có quan hệ gần gũi, gắn bó thân thiết và gửi gắm sự tin tưởng của khách hàng. Cách xưng hô thân chủ xuất phát từ rất lâu và mọi người đã quen dần với cách gọi này. Như chủ thớt đã phân tích thì cách xưng hô này chưa hợp lý thì mình chưa đồng tình lắm.

     
    Báo quản trị |  
  • #590638   31/08/2022

    maibng
    maibng

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:27/06/2022
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Luật sư có nên gọi bị cáo là“Thân chủ” không?

    Cảm ơn chia sẻ của tác giả. Trong quá trình bảo vệ thân chủ tại phiên Toà, ngoài việc Luật sư chuẩn bị các câu hỏi, lên kịch bản cho toàn bộ quá trình tham gia bào chữa thì Luật sư cần phải chuẩn bị cho mình các trường hợp ngoài kịch bản đã dựng sẵn có thể xảy ra.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #591239   22/09/2022

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Luật sư có nên gọi bị cáo là“Thân chủ” không?

    Theo quy định của pháp luật vị trí ngồi của Luật sư ngang với đại diện Viện kiểm sát. Nó có nhiều ý nghĩa, thể hiện thế và đức hạnh của Luật sư. Tóm lại, trong vụ án hình sự tại Việt Nam, theo tôi cần quy định cách  xưng hô của Luật sư với bị cáo người thông qua đại diện ký hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc bị cáo ký hợp đồng dịch vụ pháp lý.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #591654   28/09/2022

    Luật sư có nên gọi bị cáo là“Thân chủ” không?

    Trong các vụ án hình sự, vai trò của Luật sư rất quan trọng. Họ là người bào chữa, người có trình độ am hiểu sâu sắc về pháp luật, đại diện cho thân chủ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm. Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo không chỉ đơn thuần là thực hiện một công việc, mà còn là trách nhiệm, là đạo đức nghề nghiệp. Người luật sư có tài, có tâm với nghề luôn đặt mục tiêu đem lại những điều tốt đẹp nhất cho thân chủ trên cơ sở tuân thủ những quy định của pháp luật. Vị trí, vai trò của luật sư ở các nước phát triển đã được khẳng định, việc nhờ luật sư bảo vệ cho mỗi người dân giống như một biện pháp an toàn tất yếu trong đời sống hàng ngày đối với họ.

     
    Báo quản trị |  
  • #591769   29/09/2022

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Luật sư có nên gọi bị cáo là“Thân chủ” không?

    Theo quan điểm của mình thì việc gọi "thân chủ" không có vấn đề gì cả. Thứ nhất, cách gọi như trên đã trở thành thói quen trong quá trình tố tụng tại Việt Nam từ trước đến giờ, không vi phạm quy định nào cả và được các bên tham gia tố tụng hiểu và chấp nhận. Thứ hai, cách gọi như trên giúp xác định vai trò của Luật sư trong quá trình tố tụng đang bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ai. Cách gọi này không những thể hiện mối quan hệ giữa Luật sư và bị cáo mà còn có cảm giác gần gũi hơn so với các cách khác.

     
    Báo quản trị |