Luật sư có được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại không?

Chủ đề   RSS   
  • #583887 30/04/2022

    Luật sư có được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại không?

    Căn cứ Khoản 2, Khoản 3 Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định việc miễn đào tạo nghề Thừa phát lại như sau:

    2. Miễn đào tạo nghề Thừa phát lại đối với người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên; luật sư, công chứng viên đã hành nghề từ 05 năm trở lên; giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật; người đã là thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên chính, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; người đã là thanh tra viên cao cấp, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật; người đã là thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành thi hành án dân sự.

    3. Người được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại quy định tại khoản 2 Điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp. Hồ sơ đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại được lập thành 01 bộ bao gồm: Giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại để đối chiếu.

    Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.

    Như vậy, theo quy định hiện hành thì trong trường hợp bạn đã hành nghề Luật sư từ 05 trở lên thì sẽ được miễn đào tạo nghề Thừa lát lại. Tuy nhiên mặc dù không đào tạo nghề Thừa phát lại nhưng luật sư vẫn sẽ cần tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp.

     
    419 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #596064   28/12/2022

    Luật sư có được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại không?

    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn. Qua đây mình xin đưa thêm một vài thông tin có liên quan như sau. Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định, trong đó: Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật; Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vantrinh4120@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/12/2022)