Luật sư cho tôi hỏi về việc chuyển quyền nuôi con

Chủ đề   RSS   
  • #230457 01/12/2012

    vuthanh0908

    Sơ sinh

    Lạng Sơn, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật sư cho tôi hỏi về việc chuyển quyền nuôi con

    Sau khi ly hôn, vợ tôi giành quyền nuôi con... nhưng nay, người ta đã có cuộc sống riêng và muốn tôi đón cháu về nuôi...

    vậy xin các luật sư cho biết tôi phải làm những thủ tục gì để đón cháu về.

    Tránh các trường hợp sau này người ta nói tôi tự ý đón cháu về mà không được sự đồng ý của phía bên kia...

    xin cám ơn các luật sư..

     
    6807 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #230673   03/12/2012

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Chào bạn!

    Bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án nơi vợ bạn cư trú để yêu cầu giải quyết tranh chấp về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. 

    Sau khi có phán quyết của Tòa án thì bạn có quyền hoặc yêu cầu cơ quan thi hành án thực thi bản án có hiệu lực pháp luật

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
  • #231068   04/12/2012

    phamnhungdhl
    phamnhungdhl

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2012
    Tổng số bài viết (31)
    Số điểm: 392
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 12 lần


    Về vấn đề của bạn tôi xin được trả lời như sau:

    Khoản 2 Điều 92 của Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

    Vợ, chồng thỏa  thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa  thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa  thuận khác”.

    Nếu bạn muốn đón cháu về nuôi thì bạn có hai cách sau

    - Thứ nhất: Thỏa thuận với vợ của bạn vể việc để bạn nuôi con

    - Thứ hai: Bạn có thể khởi kiện ra Tòa nơi vợ bạn cư trú để giành quyền nuôi con. Trong trường hợp này Tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho người con, và bạn phải chứng minh được bạn có khả năng đảm bảo được những điều kiện đó tốt hơn vợ bạn.

    Chúc bạn thành công!

     

     

    Chuyên viên tư vấn Luật:

     
    Báo quản trị |  
  • #231163   05/12/2012

    luathason
    luathason

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/03/2012
    Tổng số bài viết (77)
    Số điểm: 612
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 42 lần


    Chào bạn vuthanh0908:

    Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì

    Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.

    Như vậy, trường hợp của bạn có hai khả năng xảy ra:

    - Nếu hai vợ chồng bạn thỏa thuận được thì 1 trong hai bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc thay đổi người nuôi con.

    - Bạn có thể khởi kiện ra Tòa nơi vợ bạn cư trú để giành quyền nuôi con. Trong trường hợp này Tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho người con, và bạn phải chứng minh được bạn có khả năng đảm bảo được những điều kiện đó tốt hơn vợ bạn.

    Thân! (D)

    CÔNG TY LUẬT TNHH HÀ SƠN.

    Số 156 Lê Đức Thọ (kéo dài), phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

    Email: hasonlaw@gmail.com Website: luathason.com

    Điện thoại: 0169.364.9999

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Nguyễn Đức Chánh - Công ty luật Đức Chánh

Địa chỉ: 91 Nguyễn Văn Thủ, P.Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại tư vấn: 08.66.540.777. Email: luatsuchanh@gmail.com

Website: www.luatducchanh.vn - luatsuchanh.com