Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi sẽ làm rõ các Quyền tài sản của tác giả

Chủ đề   RSS   
  • #563018 20/11/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi sẽ làm rõ các Quyền tài sản của tác giả

    Quyền tài sản của tác giả

    Các quyền tài sản của tác giả - Ảnh minh họa

    Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi có những nội dung đáng chú ý quy định chi tiết về Quyền sở hữu tài sản năm trong khái niệm “Quyền tác giả” và bổ sung các trường hợp Sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả, không phải trả tiền bản quyền.

    Cụ thể, Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy Quyền tài sản (trong nội dung của quyền tác giả) bao gồm:

    - Làm tác phẩm phái sinh

    - Biểu diễn tác phẩm trước công chúng

    - Sao chép tác phẩm

    - Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm

    - Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

    - Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

    Tại Khoản 4 Điều 1 Dự thảo Luật quy định chi tiết những nội dung này như sau:

    Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

    - Làm tác phẩm phái sinh;

    - Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

    Biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào mà công chúng có thể tiếp cận được ngoại trừ tại gia đình;

    - Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật hay hình thức nào.

    Trường hợp sao chép tạm thời là một phần thiết yếu không thể tách rời của một quy trình công nghệ, diễn ra trong quá trình hoạt động bình thường của các thiết bị được sử dụng và bản sao bị tự động xoá bỏ, không có khả năng phục hồi lại thì không áp dụng quyền này;

    - Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua việc bán hoặc hình thức chuyển giao khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình.

    Quyền này không áp dụng trong lần phân phối tiếp theo đối với bản gốc, bản sao tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối, nhập khẩu để phân phối;

    - Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn;

    - Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

    Quyền cho thuê chương trình máy tính không áp dụng trong trường hợp bản thân chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê.

    Ngoài ra, Khoản 6 Điều 1 của Dự thảo bổ sung vào Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Điều này đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sở hữu trí tuệ 2009) quy định một số trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả, không phải trả tiền bản quyền như sau:

    - Thêm Điểm a1: Sao chép tác phẩm để có thông tin hoặc làm tài liệu dùng trong hoạt động nội bộ của các cơ quan nhà nước và không nhằm mục đích thương mại;

    - Làm rõ Điểm đ: Sao chép tác phẩm trong hoạt động thư viện, bao gồm:

    (i) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện để bảo quản, không nhằm mục đích thương mại. Bản sao này phải được đánh dấu là bản sao lưu trữ và và giới hạn đối tượng tiếp cận theo quy định của Chính phủ;

    (ii) Sao chép hợp lý một phần tác phẩm cho người khác phục vụ nghiên cứu, học tập không nhằm mục đích thương mại. Trong trường hợp này, thư viện thực hiện việc sao chép tác phẩm phải kèm theo thông báo về quyền tác giả;

    (iii) Sao chép hoặc truyền tải tác phẩm được lưu giữ để sử dụng trong các thư viện liên quan thông qua mạng máy tính, với điều kiện số lượng người sử dụng tại cùng một thời điểm không vượt quá số lượng bản sao của tác phẩm do các thư viện nói trên nắm giữ, trừ trường hợp được chủ sở hữu quyền cho phép. Quy định này không áp dụng trong trường hợp tác phẩm đã được cung cấp dưới dạng kỹ thuật số.

    Trường hợp thư viện sao chép hoặc truyền đạt tác phẩm dưới dạng kỹ thuật số theo quy định tại điểm này phải áp dụng các biện pháp để ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền tác giả;

    Hiện tại Luật vẫn đang được dự thảo, xem chi tiết tại file đính kèm dưới đây.

    Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 20/11/2020 04:47:48 CH
     
    1425 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/11/2020) enychi (20/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận