Luật PPP: Có giải quyết được các vấn đề bất cập của các dự án BOT?

Chủ đề   RSS   
  • #551825 15/07/2020

    yuhcudd
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/06/2020
    Tổng số bài viết (257)
    Số điểm: 1475
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 24 lần


    Luật PPP: Có giải quyết được các vấn đề bất cập của các dự án BOT?

    Những năm gần đây, Nhà nước tập trung rất nhiều nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn ngân sách để rót vào các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

     

    Theo như các chuyên gia kinh tế, một đồng vốn ngân sách đổ vào để đầu tư hạ tầng sẽ thu hút được ba đồng vốn từ khối tư nhân. Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội của chúng ta rất lớn, tuy nhiên nguồn lực ngân sách lại rất hạn hẹp.

    Chính vì thế, thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ đã cụ thể hóa bằng Nghị định 63/2018/NĐ-CP đã quy định chi tiết và cũng chính thức đưa hình thức đầu tư theo phương thức đối tác công tư thành hiện thực.

    Sự hợp tác giữa Nhà nước và Doanh nghiệp những năm gần đây đã mang lại hiệu quả rất lớn, chứng minh sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước và sự điều hành hiệu quả của Chính phủ, thay đổi tích cực một cách rõ rệt bộ mặt cơ sở hạ tầng đất nước.

    Tuy nhiên quy định chi tiết cho hoạt động PPP mới chỉ dừng ở cấp Nghị định, đồng thời do nhiều Luật khác nhau điều chỉnh như Luật ngân sách nhà nước, Luật đầu tư, Luật đầu tư công, Luật bảo vệ môi trường, Luật doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật xây dựng, Luật quản lý nợ công... Quy định tại các Luật này được xây dựng hướng tới dự án đầu tư công hoặc đầu tư tư nhân thuần túy. Quy định đối với đầu tư PPP tại cấp Nghị định không thể trái Luật. Việc không thể phản ánh bản chất của mối quan hệ đối tác công và tư dẫn đến quá trình triển khai dự án PPP còn nhiều khó khăn, bất cập.

    Trong khi đó, việc thay đổi quy định tại các Luật nêu trên hoặc các Nghị định dưới Luật đều có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến việc tuân thủ hợp đồng dự án PPP. Trong bối cảnh này, việc ban hành một đạo luật riêng để đảm bảo tính đặc thù của đầu tư PPP, tránh tình trạng “vay mượn” quy định của các pháp luật khác trong quá trình áp dụng là cần thiết.

    Chính vì thế, để có khung pháp lý ổn định cho các hợp đồng PPP dài hạn, nhiều rủi ro, quy mô lớn, sau nhiều lần chỉnh lý dự thảo, ngày 18/6/2020, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã  chính thức thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14 với 92,75% đại biểu tán thành tại nghị trường.

    Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) kế thừa những quy định tốt đã và đang thực hiện, đồng thời bổ sung các nội dung mới, quan trọng, bảo đảm tính đặc thù của đầu tư PPP, tạo môi trường pháp lý ổn định hơn cho các dự án PPP trong thời gian tới.

    Theo nhiều nhà đầu tư, Luật PPP đã tháo gỡ nhiều vướng mắc, rào cản đối với dự án PPP, tháo cởi cả những gánh nặng về tâm lý, củng cố niềm tin để giới đầu tư mạnh dạn hơn khi tham gia đầu tư vào các dự án hạ tầng lớn của đất nước. 

    Hạ tầng vẫn là một trong ba trọng tâm ưu tiên, nếu Việt Nam muốn thu hút làn sóng mới về FDI, vấn đề hạ tầng phải đi trước một bước. Nguồn lực của Nhà nước có hạn, nhất là sau tác động của dịch Covid-19. Vì thế càng cần bổ sung nguồn lực từ khu vực tư nhân đầu tư cho hạ tầng trong thời gian tới.
     
    Việc Việt Nam xây dựng Luật PPP đã thể hiện một nỗ lực quyết tâm chính trị rất lớn, nhìn nhận được sự cần thiết của PPP đối với phát triển, là tín hiệu tốt với nhà đầu tư quốc tế. Luật được Quốc hội thông qua thời điểm này là rất thuận lợi để Việt Nam đón đầu giai đoạn phát triển mới với một tư duy mới, cách nhìn mới - làm sao huy động được tất cả các nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững./.
     
    1906 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #553038   28/07/2020

    Thời gian qua đã xảy ra rất nhiều xung đột giữa người dân xung quanh dự án BOT giao thông với chủ đầu tư, xung đột giữa người tham gia giao thông với chủ đầu tư dự án, dẫn đến những tình hình bất ổn trong xã hội. Cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn trong quản lý nhà nước đối với các dự án BOT.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daisy1009 vì bài viết hữu ích
    yuhcudd (28/07/2020)
  • #553054   28/07/2020

    maithithuyvan97
    maithithuyvan97
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/03/2020
    Tổng số bài viết (251)
    Số điểm: 1641
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 19 lần


    Mình thấy nước ta nên có những quy định để giải quyết cụ thể các vấn đề liên quan tới các dự án BOT. Và cần đẩy mạnh các cách giải quyết để tháo gỡ các vướng mắc và niềm tin của các nhà đầu tư trước khi đầu tư và lên các dự án đầu tư hạ tầng vào Việt Nam 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn maithithuyvan97 vì bài viết hữu ích
    yuhcudd (28/07/2020)
  • #553116   28/07/2020

    yuhcudd
    yuhcudd
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/06/2020
    Tổng số bài viết (257)
    Số điểm: 1475
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 24 lần


    Để giải quyết được những vấn đề bất cập BOT, cần tạo ra cơ chế minh bạch, công khai từ khi bắt đầu triển khai dự án cho đến quá trình hoạt động. Việc thu phí hằng ngày bao nhiêu cần công khai rõ ràng hơn cho người dân. Nếu trường hợp dự án BOT thất thu, thua lỗ thì nhà đầu tư phải chấp nhận, chứ không phải kiểu "lời ăn lỗ có Nhà nước mua lại"...

     
    Báo quản trị |