Ý đầu tiên mình xin giúp bạn như sau:
Quan hệ giữa hợp đồng tín dụng (Hợp đồng được bảo đảm) và Hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản (giao dịch Bảo đảm) được quy định tại Điều 15 Nghị định 163/2006 ngày 29/12/2006:
#0000ff;">Điều 15#0000ff;">. Quan hệ giữa giao dịch bảo đảm và hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm
#0000ff;">1. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
#0000ff;">2. Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
#0000ff;">3. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
#0000ff;">4. Giao dịch bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
#0000ff;">5. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm không chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình.
- Ý thứ hai mang tính lý luận quá nên mình không có ý kiến.
Thân chào!
anhtuankh21@gmail.com
tuanbui211988@yahoo.com
0933 550 500