Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mới

Chủ đề   RSS   
  • #384154 20/05/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mới

    Đến nay, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 1999 đã đi vào thực tiễn hơn 10 năm, quá trình thực hiện bộc lộ nhiều thiếu sót, bất cập. Vì thế, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ VN) mới được dự thảo và chờ thông qua tại phiên họp Quốc hội kì này để hoàn chỉnh các thiếu sót và tháo gỡ các bất cập này.

    Luật này có một số nội dung mới sau:

    1. Ngày 18/11 hàng năm là ngày truyền thống của MTTQ VN và là ngày hội đại đoàn kết dân tộc.

    2. Phương thức tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

    - Tuyên truyền, vận động Nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc.

    - Đoàn kết, hợp tác với các tổ chức hợp pháp của Nhân dân.

    - Phát huy tính tích cực của các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo để thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    - Kết nạp, phát triển thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; hội viên, đoàn viên của tổ chức thành viên.

    - Tuyên truyền, vận động người Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết cộng đồng, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, tôn trọng luật pháp nước sở tại; giữ gìn bản sắc văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    - Thông qua các hoạt động liên quan đến quyền, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    3. MTTQ VN có trách nhiệm tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí và góp ý với Nhà nước

    Bao gồm các hoạt động sau:

    - Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và giám sát việc thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

    - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí, xác minh vụ việc tham nhũng, lãng phí, xử lý người có hành vi tham nhũng, lãng phí.

    - Kiến nghị Nhà nước có hình thức bảo vệ, khen thưởng đối với người có công phát hiện, tố cáo những hành vi tham nhũng, lãng phí.

    - Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm xem xét, trả lời kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo thời hạn luật định.

    - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp ý, kiến nghị về chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức.

    Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    4. Quy định mới về hoạt động phản biện xã hội

    Với các hình thức phản biện sau:

    - Tổ chức hội nghị phản biện xã hội.   

    - Gửi văn bản cần phản biện đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến phản biện xã hội.

    - Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội với cơ quan, tổ chức có văn bản cần phản biện xã hội trong trường hợp cần thiết.

    Xem thêm nội dung dự thảo Luật MTTQ VN tại đây.    

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 21/05/2015 09:08:04 SA Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 20/05/2015 03:40:38 CH
     
    7873 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận