Luật lao động cho người nước ngoài nghị định số 02/2013/NĐ-CP

Chủ đề   RSS   
  • #370763 07/02/2015

    khach156

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/02/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật lao động cho người nước ngoài nghị định số 02/2013/NĐ-CP

    Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
     
    Văn bản mới giải đáp một số điều khoản trong Nghị định số 102/2013/NĐ-CP dành cho người lao động nước ngoài
     
    Căn cứ theo Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, ngày 16/5/2014 vừa qua, Sở Lao Động – Thương Binh và Xã hội ban hành văn bản số 6107/SLĐTBXH-VL nhằm giải đáp một số thắc mắc của các doanh nghiệp, cá nhân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh về giấy phép lao động (GPLĐ) cho người lao động nước ngoài, với nội dung như sau:
     
    1. Theo khoản 3 Điều 19 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2013 của Chính phủ quy định:
     
    “Đối với GPLĐ đang còn hiệu lực tính đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không phải đổi GPLĐ mới”. Đối chiếu theo quy định này, những GPLĐ đã được cấp theo Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 và Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 mà đang còn hiệu lực tính đến ngày 01/11/2013 (ngày có hiệu lực của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP) không phải đổi GPLĐ mới và tiếp tục có hiệu lực cho đến ngày được quy định cụ thể trên Giấy phép.
     
    2. Đối với những GPLĐ đã được cấp theo quy định tại Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 và Nghị định số 46/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 mà hết thời hạn thì phải thực hiện cấp mới theo quy định tại mục 3 của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP.
     
    Văn bản này được gửi đến các Doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
     
    Nguồn: www.nhigia.vn
    Cập nhật bởi khach156 ngày 07/02/2015 11:34:12 SA
     
    4747 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #371112   11/02/2015

    khach156
    khach156

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/02/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo nghị định 02/2013/NĐ-CP lao động nước ngoài không giấy phép sẽ bị trục xuất

    Theo nghị định 02/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 1/11/2013, hàng năm người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính. Trường hợp cần sử dụng lao động nước ngoài có chuyên môn phù hợp với gói thầu thì trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ phải kê khai số lượng, trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của lao động nước ngoài huy động để thực hiện gói thầu. Nghiêm cấm sử dụng lao động nước ngoài thực hiện các công việc mà người lao động Việt Nam có đủ năng lực thực hiện và đáp ứng yêu cầu của gói thầu, đặc biệt là lao động phổ thông, lao động không qua đào tạo kỹ năng nghiệp vụ.

     
     
     
    Trước khi tuyển lao động nước ngoài, nhà thầu có trách nhiệm đề nghị tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển lao động nước ngoài với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà thầu thực hiện gói thầu. Trong thời hạn tối đa 2 tháng, kể từ khi nhận được đề nghị tuyển từ 500 người lao động Việt Nam trở lên và 1 tháng kể từ khi nhận được đề nghị tuyển dưới 500 người lao động Việt Nam mà các cơ quan tổ chức của Việt Nam không giới thiệu hoặc cung ứng người lao động Việt Nam được cho nhà thầu thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ xem xét quyết định việc nhà thầu được tuyển lao động nước ngoài.
     
    Nghị định cũng quy định rõ các trường hợp lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài; quy định điều kiện và thời hạn cấp giấy phép lao động. Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và xã hội nơi lao động nước ngoài có toàn bộ thời gian làm việc cho người sử dụng lao động. Trong thời hạn 10 ngày Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép cho lao động nước ngoài; trường hợp không cấp phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
     
    Người lao động nước ngoài sẽ được cấp lại giấy phép lao động trong trường hợp bị mất, hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trên giấy phép. Sẽ thu hồi giấy phép trong các trường hợp giả mạo nội dung hồ sơ, hết hạn giấy phép, không thực hiện đúng theo nội dung giấy phép, chấm dứt hợp đồng hoặc phía nước ngoài có văn bản thôi cử làm việc tại Việt Nam… Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép thì thông báo với Sở Lao động -Thương binh và xã hội. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày xác định người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép thì Sở Lao động -Thương binh và xã hội đề nghị cơ quan công an trục xuất người lao động đó./.
     
    Nguồn: www.nhigia.vn
     
    Báo quản trị |