Trong thế kỷ qua, Đạo Hồi đã trở thành tôn giáo lớn thư hai trên thế giới với trên 1.57 tỉ người theo đạo (chiếm khoảng 23% dân số thế giới); đồng thời, theo đánh giá, đạo Hồi cũng là tôn giáo có bước phát triển nhanh nhất hiện nay.
Không ai có thể phủ nhận được, sự ảnh hưởng mạnh mẽ của hệ thống pháp luật Tôn giáo (hay còn gọi là hệ thống Luật Hồi giáo) trên thế giới bên cạnh các hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, Thông luật và hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, cùng với cuộc nội chiến ở Irag năm 2003 và sự kiện mùa xuân Ả-Rập năm 2014, một tổ chức khủng bố mới đã hình thành Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), với mục tiêu thành lập nhà nước Hồi giáo thống nhất Trung Đông, gây hoang mang cực độ cho an ninh toàn cầu với những vụ khủng bố đẫm máu.
Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ tấn công. Ảnh: AAP
Phần 1: Đạo Hồi và Luật Hồi giáo:
1. Đạo Hồi:
Về bản chất, Đạo Hồi là một tín ngưỡng khuyên nhủ, dạy bảo các tín đồ sống, làm việc thiện để sau này có một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc ở cõi vĩnh hằng. Cũng như những tôn giáo khác trên thế giới như đạo Phật, đạo Kitô, Ấn Độ giáo,…tín đồ theo Đạo Hồi đuợc răng dạy và phải thực hiện những nghĩa vụ như: ăn chay, cầu nguyện, bố thí, hành hương và sống theo lời thánh Alla trong Kinh Qu’ran (Koran) – Kinh thánh của Đạo Hồi.
Kinh Qu’ran (Koran). Ảnh: Internet
2. Luật Hồi giáo:
Luật Hồi giáo, theo nghĩa gốc bằng tiếng Arập được phiên âm sang tiếng Latin, là Luật Shari’ah - nghĩa là “con đường đúng” (the right path) hoặc là “sự hướng dẫn” (guide). Từ Luật Shari’ah, các quy phạm tôn giáo được nâng lên thành quy phạm pháp luật quốc gia, tạo nên một hệ thống Luật Hồi giáo lớn mạnh như hôm nay. Các quốc gia điển hình áp dụng hệ thống pháp luật hồi giáo có thể kể đến như Afghanistan, Pakistan, Kowait, Bahrain, Quatar, Arập Xêut,…
Các nhà luật gia đánh giá, hai yếu tố cơ bản, tiên quyết để xác định một quốc gia thuộc hệ thống Luật Hồi giáo bao gồm:
+ Đạo Hồi phải là quốc đạo của quốc gia đó;
+ Các quốc gia này phải lấy các quy định trong Kinh Thánh của Đạo Hồi làm luật.
Chính vì vậy mà Thổ Nhĩ Kỳ, dù xem Đạo Hồi là quốc đạo, nhưng vẫn là quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa vì chưa đáp ứng được điều kiện về “pháp điển hóa” Kinh Thánh.
Đặc điểm mấu chốt của sự khác biệt giữa hệ thống Luật Hồi giáo với các hệ thống pháp luật thế giới khác là ở các quốc gia áp dụng Luật Hồi giáo không có sự tách rời giữa nhà thờ và nhà nước (church and state). Ở đây, chính trị thần quyền (chế độ cai trị của các tăng lữ, trong đó các luật lệ của nhà nước được tin tưởng là luật lệ của Chúa Trời) bao trùm và điều chỉnh các vấn đề mang tính chất công và tư. Cũng chính từ học thuyết này, Shari’ah là luật Thánh Alla ban hành, không biến đổi và được nhà nước áp dụng cho mọi thời đại; nói cách khác, nhà nước, luật pháp và tôn giáo chỉ là một. Khái niệm này có thể hiểu ở mức độ khác nhau giữa các quốc gia, tuy nhiên, luật pháp và chính quyền chỉ là một phần của Đạo Hồi.
Nguồn luật của hệ thống Luật Hồi giáo bao gồm 04 thành tố:
- Luật Shari’ah, đây là nguồn luật chủ yếu của hệ thống này. Cũng tương tự như Bộ luật dân sự Napoleon của Pháp, Luật Shari’ah đã có từ lâu đời và được thể hiện dưới dạng thơ văn, sao cho người dân không biết chữ vẫn có thể hiểu được; điều này cũng được giải thích do phương thức sống du mục của những người theo đạo Hồi, do đó, cần một phương thức bằng lời nói để dễ lưu truyền cho đời sau.
Mặc dù với lịch sử lâu đời, nhưng Luật Shari’ah được đánh giá đã có bước tiến nhất định trong “kỹ thuật lập pháp” khi không chỉ quy định về các vấn đề dân sự (hôn nhân, gia đình và thừa kế, giao dịch,…) hay hình sự (ngoại tình, vu khống,…) mà đã bắt đầu điều chỉnh cả vấn đề hợp đồng (hình thức hợp đồng, phương thức thanh toán), pháp luật về tài chính hay tranh chấp quốc tế...
- Kinh Sunna, là nguồn luật bổ trợ trong hệ thống luật Hồi giáo, giải thích các quy định rõ trong Luật Shari’ah, chứa đựng lời dạy bảo của tiên tri Mohamed và những giai thoại (Hadith) về ông và các tín đồ của mình.
- Idjimá, quan điểm pháp luật của các nhà luật gia Đạo Hồi đã được thống nhất áp dụng.
- Qiyas, là án lệ được tuyên bởi thẩm phán cấp cao. Nói một cách khác, các thẩm phán có thể sử dụng Qiyas để giải quyết một vụ việc mới phát sinh sau này mà hướng giải quyết vụ việc đó không được đề cập trong các nguờn khác.
Tại sao những quy định Luật Hồi giáo lại hà khắc như vậy?
Một số chuyên gia trong lĩnh vực Luật so sánh cho rằng, những quy định và nguyên tắc trong Luật Hồi giáo được xem là lời răng dạy của chúa, và không thể bị thay đổi bởi bất cứ tác động nào, thậm chí là Hiến pháp hay nhà nước, chính là nguyên nhân dẫn đến những cách xử lý đôi phần đã lỗi thời trong thế giới hiện nay.
Trong một số trường hợp, khi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm đạo đức, nhiều người phạm tội không được xét xử một cách công bằng trước tòa đã phải chịu hình phạt từ cộng đồng và dư luận, đôi khi dẫn đến nhiều cái chết thương tâm.
Ví dụ: Người phụ nữ bị phát hiện ngoại tình sẽ bị ném đá đến chết. gây nên sự phẫn nộ trên thế giới về vấn đề phân biệt giới tính và nhân quyền.
Một phụ nữ trẻ ở Afghanistan đã bị ném đá đến chết vì ngoại tình. Ảnh: BBC
Phần 2: Mâu thuẫn trong quan điểm, giáo phái và sự hình thành của các tổ chức khủng bố
Năm 632, cái chết của Nhà tiên tri Mohammed, người sáng lập ra Hồi giáo, khiến cộng đồng người theo tôn giáo này bắt đầu mâu thuẫn và chia thành hai dòng Sunni và Shia dựa theo cách họ chọn người lãnh đạo mới.
Đối với người theo Sunni (chiếm 75%–90% số người theo Đạo Hồi) tin rằng bốn Khalip đầu tiên là những người thừa kế hợp pháp của Muhammad vì Chúa không chỉ định bất kỳ lãnh đạo đặc biệt nào để kế thừa, từ đó dẫn để quan điểm và cách sống của họ phụ thuộc rất nhiều vào thực hiện theo các bài giảng của nhà tiên tri.
Trong khi, người Shia (chiếm 10–20%) tin rằng trong lần hành hương cuối cùng của Muhammad đến Mecca, ông đã chỉ định con nuôi của ông là Ali, làm người kế vị và tin rằng các thủ lĩnh ayatollah sau này đều là hiện thân của Đấng tối cao trên mặt đất.
The Economist nhận định: “Điều này dẫn đến việc người Sunni cáo buộc người Shiite tôn thờ dị giáo, còn gười Shia tố chính chủ nghĩa giáo điều Sunni đã làm hình thành các giáo phái cực đoan như dòng Wahhabi.”
Arab Saudi và Iran, hai quốc gia do người dòng Sunni và Shia lãnh đạo tại Trung Đông tạo thành hai cực mâu thuẫn trong những cuộc xung đột khu vực.
Tại Iraq, sự bất đồng giữa chính quyền dòng Shia và cộng đồng người Sunni đã tạo điều kiện cho phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) thành lập và thực hiện nhiều vụ khủng bố như hiện nay với mục tiêu tối hậu của IS là thiết lập một nhà nước Hồi giáo thống nhất toàn Trung Đông, với lý tưởng áp dụng hệ thống pháp luật Hồi giáo trên toàn thế giới.
IS dù chỉ mới chiếm giữ một vùng lãnh thổ nhưng đã có những hành động khủng bố độc ác và hiếu chiến khiến cả thể giới phải nhìn nhận lại đây là một tổ chức khủng bố nguy hiểm - một hiểm họa của nhân loại.
Lực lượng an ninh Bỉ tiến hành nhiều vụ bố ráp sau khi xảy ra vụ tấn công ở Paris. Ảnh:EPA
Hiện nay, sau vụ khủng bố kinh hoàng tại Paris cuối năm 2015 chưa kịp nguôi ngoai, IS đã mở rộng tuyển mộ đến các quốc gia Hồi giáo tại Đông Nam Á và gây ra vụ xả súng, nổ bom ở thủ đô Jarkatar – Indonesia vào ngày 14/01/2016, chủ yếu nhằm vào những nơi tập trung người nước ngoài.
Nguồn thông tin tham khảo:
- Bản chất và nguồn của Luật Hồi Giáo, Đỗ Thị Mai Hạnh, ThS. Đại Học Luật TP. Hồ Chí Minh, TẠP CHÍ KHPL SỐ 3(34)/2006;
- Vài nét về Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng, Kiều Nga, Ban Tôn giáo chính phủ;
- Nguồn gốc chia rẽ giữa người Hồi giáo Sunni và Shiite, Như Tâm, Vnexpress.
Cập nhật bởi duongtran.18 ngày 15/01/2016 03:10:44 CH