Luật hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #521007 17/06/2019

    KoolLHS

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/06/2019
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Luật hình sự

    Cho e hỏi là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khoản 2 điều 175 Bộ LHS 2015 là thuộc cấu thành tội phạm hình thức hay cấu thành tội phạm vật chất ạ
     
    2029 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KoolLHS vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #521855   27/06/2019

    Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
     
    Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm có các dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi, hậu quả.
     
    Khoản 2 Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 thì quy định khung hình phạt với các tình tiết tăng nặng đối với người phạm tội này. Những tình tiết này phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội so với việc có hành vi phạm tội này một cách bình thường.
     
    Cấu thành tội phạm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể xem là cấu thành vật chất. Bởi cấu thành tội phạm tội này thì người đó phải có hành vi phạm tội, có hậu quả từ hành vi phạm tội gây ra và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra.
     
    Báo quản trị |  
  • #522071   29/06/2019

    Theo mình thì trường hợp khoản 2 điều 175 BLHS 2015 sẽ thuộc cấu thành tội phạm vật chất. Bởi nó đã hội tụ đầy đủ các yếu tố của cấu thành tội phạm vật chất gồm: hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Cụ thể:

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

     a) Có tổ chức;

     b) Có tính chất chuyên nghiệp; 

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

     d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;  

    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; 

    e) Tái phạm nguy hiểm.

    Theo quy định trên thì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi: vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó, hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có khả năng nhưng cố tình không trả; hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt: tài sản phải có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên thì mới phạm vào tội này, nếu dưới bốn triệu đồng thì phải hội đủ các điều kiện khác của điều luật như đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và điều 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ thì mới phạm vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Thứ nhất, dấu hiệu về mặt chủ thể của tội phạm

    Có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên. Đây là một trong các điểm mới của Bộ luật hình sự 2015 so với Bộ  luật hình sự 1999, bộ luật mới đã có sự tách bạch rõ ràng hơn về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.

    Thứ hai, dấu hiệu về mặt khách thể của tội phạm

    Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đây cũng là một điểm khác với các tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt. Vì vậy, nếu sau khi đã chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà có hành vi chống trả để tẩu thoát, gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

    Thứ ba, dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm

    Cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng  bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Thứ tư, dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm

    Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được cấu thành khi thuộc một trong các trường hợp sau: (i) Giá trị của tài sản chiếm đoạt của người khác từ 4.000.000 đồng trở lên; (ii) Giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội về xâm phạm sở hữu khác: tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; (iii) Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống của chính người bị hại hoặc gia đình họ.

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuongkp2708 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/06/2019)