Luật hết hiệu lực thì Nghị định hướng dẫn có hết theo không?

Chủ đề   RSS   
  • #267308 06/06/2013

    Vptvtt

    Sơ sinh


    Tham gia:24/03/2013
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật hết hiệu lực thì Nghị định hướng dẫn có hết theo không?

    Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002 thì tất cả các Nghị định liên quan hướng dẫn luật có mặc nhiên hết hiệu lực theo không?

    Ví dụ trong trường hợp: Nghị định số 41-CP ngày 06/7/1995 (sửa đổi bổ sung Nghị định33/2003/NĐ-CP) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất như mình được biết là vẫn có hiệu.

    Thấy vô lý ở đây là Luật có hiệu lực cao nhất, rồi mới đến Nghị định, vậy thì suy nghĩ theo logic Luật hết hiệu lực kéo theo Nghị định cũng hết.

    Có anh chị nào nắm rõ chỗ này giải thích giùm em cái. Cảm ơn!

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 08/06/2013 09:59:08 SA sửa lỗi font
     
    22763 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #267325   06/06/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Chào bạn!

    Tui cũng nghĩ như bạn;

    Và hiện nay tui còn thêm một cách nghĩ nữa, đó là nếu Nghị định hướng dẫn luật cũ nhưng không trái luật mới, thì hướng dẫn không trái đó vẫn hiệu lực.

    Cũng không biết sao!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #267331   06/06/2013

    Vptvtt
    Vptvtt

    Sơ sinh


    Tham gia:24/03/2013
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    Vâng, cảm ơn ý kiến của bạn nguyenkhanhchinh.

    Mình đang gặp vấn đề nan giải ở chỗ đó, vì Luật mới có nhiều chỗ khác hoàn toàn luật cũ. Nên nếu căn cứ hướng dẫn của Nghị định mà không chọn lọc là rất dễ bị toi. 

    Đưa một văn bản trình cấp trên mà trích dẫn căn cứ hết hiệu lực là chết như chơi.hic
     

     
    Báo quản trị |  
  • #267379   06/06/2013

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Cái này trong LUật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định những trường hợp hết hiệu lực rồi đó các bác. Đâu có quy định Luật chết thì Nghị định hướng dẫn cũng chết ngay đâu

     
    Báo quản trị |  
  • #267684   07/06/2013

    minhthao1980
    minhthao1980

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2013
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 761
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 59 lần


    chào các bạn !

    Điều 240. Hiệu lực của Bộ luật lao động

    2. Kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực thi hành:

    a) Các hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, những thoả thuận hợp pháp khác đã giao kết và những thoả thuận có lợi hơn cho người lao động so với quy định của Bộ luật này được tiếp tục thực hiện; những thoả thuận không phù hợp với quy định của Bộ luật phải được sửa đổi, bổ sung;

    Tôi nghĩ có thể áp dụng tinh thần này để giải quyết vài vấn đề trong thực tế.

    Điều 242. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

    Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Bộ luật.

    Như vậy có thể hiểu các điều khoản không giao cho chính phủ , cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành thì tất nhiên không đợi hướng dẫn (dù là cũ hay mới).

    Còn những trường hợp rơi vào điều 242 thì phải đợi rồi!

    Trong mọi trường hợp thì nghị định, thông tư cũ cũng không thể áp dụng vì đối tượng mà nó hướng dẫn thực hiện đã hết hiệu lực .

    Điều 240. Hiệu lực của Bộ luật lao động

    1. Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 05 năm 2013.

    Bộ luật lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động số 35/2002/QH10, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động số 74/2006/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động số 84/2007/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực.

    Trân trọng !

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhthao1980 vì bài viết hữu ích
    Vptvtt (07/06/2013)
  • #267721   07/06/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Bạn minhthao1980 ơi, điều 240 đó chỉ nói rằng BLLĐ năm 1994 hết hiệu lực thôi, còn các nghị định và thông tư vẫn còn hiệu lực, điều này đã quy định rõ trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

    Điều 81. Những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực

    Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

    1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;

    2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;

    3. Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    minhthao1980 (07/06/2013) TheQuynh2015 (22/01/2016)
  • #267732   07/06/2013

    minhthao1980
    minhthao1980

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2013
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 761
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 59 lần


    Chào bạn ntdieu !

    Tôi đồng ý với bạn là các nghị định và thông tư vẫn còn hiệu lực vì chưa bị :

    Điều 81. Những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực

    "3. Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.". Tuy nhiên :

    -"Phạm vi điều chỉnh" là luật lao động trước đây, thực sự không cón nữa. Nếu có tranh chấp xãy ra mà chúng ta viện dẫn nghị định cũ là hơi bị thất thế mà.

    -Luật lao động mới : Chỉ cho phép Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Bộ luật.

    Như vậy, đối với các điều, khoản cần quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành thì phải chờ hướng dẫn (thông tư, nghị định...). Đối với phần còn lại thì tất nhiên không cần chờ hướng dẫn mà thực hiện luôn (không được giao thì làm gì có quyền ban hành hướng dẫn). Đây là xu hướng làm luật hiện nay nhằm tránh hướng dẫn tràn lan, trái luật (cái này là đọc trên báo đài).

    -Nhiều nội dung trái với luật lao đông mới thì tất nhiên bị hủy bỏ. Tuy nhiên, trái mà có lợi cho người lao động thì vẫn tiếp tục thực hiện (nhằm bênh vực và bảo vệ người lao động chứ không phải vì các hướng dẫn cũ còn hiệu lực : đúng hay trái luật mới mà có lợi là sử dụng).

    Điều 240. Hiệu lực của Bộ luật lao động

    2. Kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực thi hành:

    a) Các hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, những thoả thuận hợp pháp khác đã giao kết và những thoả thuận có lợi hơn cho người lao động so với quy định của Bộ luật này được tiếp tục thực hiện; những thoả thuận không phù hợp với quy định của Bộ luật phải được sửa đổi, bổ sung;

    Trân trọng !

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #267736   07/06/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Túm lại là tôi không hiểu bạn minhthao1980 đang muốn trao đổi về vấn đề gì

     
    Báo quản trị |  
  • #267739   07/06/2013

    minhthao1980
    minhthao1980

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2013
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 761
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 59 lần


    Chào bạn ntdieu !

    Xin lỗi bạn vì khả năng diễn đạt quá kém của tôi.

    Ý tôi là : Không có lý do và căn cứ pháp luật để sử dụng Thông tư, nghị định hướng dẫn cho luật cũ.

    Trân trọng !

     
    Báo quản trị |  
  • #267740   07/06/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Nếu bạn minhthao1980 cho rằng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật không phải là căn cứ pháp luật thì tôi không biết lấy gì ra để thảo luận với bạn được nữa rồi

     
    Báo quản trị |  
  • #267743   07/06/2013

    minhthao1980
    minhthao1980

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2013
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 761
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 59 lần


    Chào bạn ntdieu !

    Tôi mong là khi tranh luận, bạn không nên có kết luận quy chụp như: "cho rằng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật không phải là căn cứ pháp luật.". Quy chụp như vây làm cho việc tranh luận mang tính trao đổi sẽ căng thẳng không cần thiết.

    Tôi không hề nói :"Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật không phải là căn cứ pháp luật" đâu bạn!

    tôi đã viết :

    "Chào bạn ntdieu !

    Tôi đồng ý với bạn là các nghị định và thông tư vẫn còn hiệu lực vì chưa bị :

    Điều 81. Những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực

    "3. Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền."."

    Tôi chỉ nói :

    -Thông tư, nghị định hướng dẫn cho"luật cũ" (nói cho đơn giản), mà lại áp dụng cho "luật mới" là không phù hợp lắm, "Nếu có tranh chấp xãy ra mà chúng ta viện dẫn nghị định cũ là hơi bị thất thế mà.", Tôi không kết luận là sai (cái này phải do Tòa án phán quyết).

    -Nhiều nội dung luật mới không yêu cầu "Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành...", nên không cần sử dụng thông tư, nghị định "mới" hay "cũ" để hướng dẫn những điều luật đó.

    Trân trọng !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhthao1980 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (07/06/2013)
  • #267746   07/06/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Chào bạn minhthao1980, để tránh căng thẳng không cần thiết, tôi sẽ ngừng trao đổi về vấn đề này tại đây. Nói theo 1 câu tiếng Anh tôi vẫn hay được nghe - we agree to disagree.

     
    Báo quản trị |  
  • #267749   07/06/2013

    phantantai2012
    phantantai2012
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1177
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 110 lần


    Chào bạn minhthao1980!

    bạn bình tĩnh tranh luận như vậy là tốt, nếu cứ "chọc gậy bánh xe" là sẽ bị xóa bài đó !

    Tôi cũng nghĩ như bạn là khi đã có luật mới thì không cần thiết sử dụng nghị định, thông tư cũ vì luật lao động mới đã thay thế luật lao động cũ rồi!

    Còn ai thích xài cứ xài !

    Trân trọng !

    HỌC , HỌC NỮA , HỌC MÃI, HỘC .......MÁU !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phantantai2012 vì bài viết hữu ích
    minhthao1980 (07/06/2013)
  • #267750   07/06/2013

    minhthao1980
    minhthao1980

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2013
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 761
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 59 lần


    Chào bạn phantantai2012 !

    Cảm ơn bạn nhiều !

     
    Báo quản trị |  
  • #267762   07/06/2013

    lthuhang
    lthuhang
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1300
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 41 lần


    thực tế thì mình thấy nước mình hiện tại thường áp dụng nghị định hơn là luật trong khi rõ ràng hiệu lực của Luật cao hơn. chẳng hạn cùng là tên doanh nghiệp nhưng lại áp dụng theo nghị định 43/2010 về đăng kí DN chứ không áp dụng theo Luật DN.

    haiz!. thật nan giải cho mấy cái người phải hiểu và vận dụng luật như chúng ta.:D

     
    Báo quản trị |  
  • #267765   07/06/2013

    minhthao1980
    minhthao1980

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2013
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 761
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 59 lần


    Chào bạn lthuhang !

    Thực tế trước nay là chúng ta rất khổ về tình trạng thông tư cao hơn nghị định; nghị định cao hơn luật. Nên xu hướng ban hành luật của Quốc Hội là ghi rỏ điều khoản nào cần phải ban hành Thông tư, Nghị định hướng dẫn; nhằm mục đích tránh tình trạng ban hành hướng dẫn tràn lan, trái luật.

    Trân trọng !

     
    Báo quản trị |  
  • #267768   07/06/2013

    lthuhang
    lthuhang
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1300
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 41 lần


    minhthao1980 viết:

    Chào bạn lthuhang !

    Thực tế trước nay là chúng ta rất khổ về tình trạng thông tư cao hơn nghị định; nghị định cao hơn luật. Nên xu hướng ban hành luật của Quốc Hội là ghi rỏ điều khoản nào cần phải ban hành Thông tư, Nghị định hướng dẫn; nhằm mục đích tránh tình trạng ban hành hướng dẫn tràn lan, trái luật.

    Trân trọng !

    Ừm. cũng nên quy định trách nhiệm, xử lí vi phạm những cá nhân, cơ quan mà ban hành luật, nghị định trái HP, thông tư trái luật....chứ cái kiểu cứ ban hành tràng giang đại hải thế này chẳng biết đâu mà lần, chỉ khổ dân đen tụi mình. như cái vụ xe chẵn đi ngày chẵn, xe lẻ đi ngày lẻ hay người điều khiển xe máy phải có vòng ngực thế này, thế này bla bla....:(

    đề nghị bạn có đi họp QH thì nhớ đề xuất ý kiến người dân nhá.@@

     
    Báo quản trị |  
  • #593097   30/10/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Luật hết hiệu lực thì Nghị định hướng dẫn có hết theo không?

    Thực ra đúng là Luật có hiệu lực cao nhất, rồi mới đến Nghị định, vậy thì suy nghĩ theo logic Luật hết hiệu lực kéo theo Nghị định cũng hết. Điều này chưa hẳn hoàn toàn nếu xét theo tính chất, một điều khoản nào đó thì nó vẫn còn hiệu lực, hết khi được thay thế, bổ sung hoàn toàn văn bản dưới luật đó.

     
    Báo quản trị |