Dự kiến Luật này sẽ được thông qua vào năm 2018 và có hiệu lực từ năm 2019. Theo đó, Luật này bao gồm 3 Điều, trong đó, sửa đổi, bổ sung một số quy định nổi bật sau đây:
1. Tiền lương của nhà giáo là cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp
Ngoài ra, nhà giáo còn được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.
Điều này, đồng nghĩa với việc vẫn giữ nguyên biên chế đối với giáo viên hiện nay, đồng thời, thay đổi cách tính thang bậc lương cho đối tượng này.
2. Học sinh THCS công lập không phải đóng học phí
Hiện nay, chỉ có học sinh tiểu học mới không phải đóng học phí.
3. 6 tuổi học lớp 1, 11 tuổi học lớp 6 và 15 tuổi học lớp 10
Giáo dục phổ thông được thành 2 giai đoạn: giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Giai đoạn giáo dục cơ bản là cấp tiểu học và THCS.
Thời gian học tiểu học là 05 năm, từ lớp 1 đến hết lớp 5
Thời gian học THCS là 04 năm, từ lớp 6 đến lớp 9
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp THPT
Thời gian học THPT là 03 năm, từ lớp 10 đến hết lớp 12.
Tuy nhiên, một vấn đề mà mình thắc mắc rằng, có nhất thiết phải quy định độ tuổi vào cấp tiểu học, THCS, THPT hay không, bởi ngay tại Luật giáo dục sửa đổi cũng đã nêu rằng “Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, linh hoạt, liên thông, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi người…”
Nghĩa là không giới hạn độ tuổi đi học của người dân, vậy thì tại sao lại quy định độ tuổi vào các cấp như trên?
4. Giáo sư, phó giáo sư không chỉ là giảng dạy mà còn phải nghiên cứu tại cơ sở giáo dục đại học
5. Giáo viên tiểu học phải có bằng cao đẳng sư phạm
Khác với yêu cầu trước đây, giáo viên tiểu học chỉ cần có bằng trung cấp sư phạm.
Mời các bạn xem chi tiết Dự thảo Luật giáo dục sửa đổi cùng Tờ trình Dự thảo.