Luật Đất Đai: Phải Sửa Những Gì?

Chủ đề   RSS   
  • #163676 07/02/2012

    thanhlawyer

    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2012
    Tổng số bài viết (44)
    Số điểm: 1865
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 28 lần


    Luật Đất Đai: Phải Sửa Những Gì?

    Vụ thu hồi đất ở huyện Tiên Lãng - Hải Phòng có nguyên nhân từ những bất cập trong Luật Đất đai. Trong lúc Quốc hội chuẩn bị sửa đổi Luật Đất đai trước khi sửa Hiến pháp, loạt bài này nêu bật những vấn đề cấp bách cần sửa đổi

    Những lý giải của bài viết dưới đây nằm trong khuôn khổ đất đai thuộc sở hữu Nhà nước theo Hiến pháp hiện hành, đồng thời tiếp cận gần nhất quan điểm đất đai cần được đa dạng hóa chủ thể sở hữu như các loại tư liệu sản xuất khác bao gồm sở hữu cá nhân, sở hữu của tổ chức, của cộng đồng và của Nhà nước.

    Phải bình đẳng giữa các chủ thể sử dụng

    Quyền sử dụng đất là một thứ quyền tài sản nên đó là hàng hóa, dù là hàng hóa đặc biệt, phải được tự do trao đổi trên thị trường theo pháp luật. Vì thế, bất kỳ ai, kể cả Nhà nước, không có quyền “thu hồi đất” của người dân vì bất cứ mục đích nào mà phải mua quyền sử dụng đất.

    Tại sao đất đai cho nhà đầu tư thuê để xây dựng khu công nghiệp hay sân golf, đến khi Nhà nước cần để xây dựng đường sá thì phải thương lượng mua lại quyền sử dụng đất của chủ đầu tư theo giá thị trường, còn đối với nông dân thì lại “thu hồi đất nông nghiệp” của họ và áp đặt “giá đền bù” sát giá thị trường mà không phải là mua theo giá thị trường?
    Mặt khác, vì là hàng hóa nên giá đất do Nhà nước quy định chỉ có ý nghĩa làm cơ sở để tính thuế thổ trạch, thuế trước bạ. Giá đất do Nhà nước quy định nhất thiết không thể là cơ sở để Nhà nước cấp kinh phí cho các tổ chức công có nhu cầu tăng quy mô sử dụng đất đai vì với mức giá đó, các tổ chức này không thể mua được quyền sử dụng đất của người dân.
    Luật pháp không được phân biệt đối xử giữa các chủ thể (cá nhân và tổ chức) trong cùng một hành vi. Cùng sử dụng đất nông nghiệp nhưng tại sao hộ nông dân bị hạn điền khi giao đất và khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, còn tổ chức thì không? Các doanh nghiệp chỉ cần lập dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu xét thấy khả thi, Nhà nước có thể cho họ thuê, giao quyền sử dụng đất với diện tích hàng ngàn hecta.
    Đó là điều phi lý. Một cặp vợ chồng được tính là 1 hộ gia đình thì chỉ được nhận chuyển quyền sử dụng đất tối đa 2 ha ở đồng bằng sông Hồng nhưng nếu họ lập công ty TNHH thì không bị hạn điền 2 ha mà có thể có cả trăm, cả ngàn hecta trong trường hợp dự án đầu tư của họ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    Xem lại quy định về “tích tụ”, “trực canh”…

    Đặc biệt, Nhà nước phải quản lý chặt chẽ đất lâm nghiệp, trước hết là đất rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, vườn quốc gia để bảo đảm môi trường sống của cả dân tộc. Không ai có quyền phá rừng, chuyển đất rừng sang các loại đất khác như khai mỏ, xây dựng khu công nghiệp, dẫn đến hủy hoại môi trường sinh thái.
    Bên cạnh đó, Nhà nước quản lý chặt chẽ đất “bờ xôi ruộng mật” đang trồng lúa nước có hiệu quả để bảo đảm an ninh lương thực. Nhưng dù sao, giả sử không có gạo thì còn có thể nhập khẩu, có thể ăn bánh mì, mì sợi thay cơm nhưng không còn môi trường sống do phá rừng thì nguy hiểm vô cùng.
    Đối với các loại đất nông nghiệp khác, người sử dụng có quyền tự do chuyển đổi loại cây trồng, vật nuôi theo yêu cầu của thị trường và luật bảo vệ của môi trường sinh thái như tất cả các chủ thể khác trong xã hội. Do đó, không cần có quy định “chỉ cho tích tụ ruộng đất để sản xuất nông nghiệp”. Thử hỏi, xây dựng khu công nghiệp, sân golf không phải là tích tụ ruộng đất hay sao?
    Luật không thể quy định chỉ giao đất nông nghiệp cho người “trực canh”, trong khi đó luật lại quy định người có chủ quyền sử dụng đất có quyền cho người khác thuê lại ruộng đất của mình. Khi đó, người có quyền sử dụng đất không còn là người trực canh nữa.
    Hơn nữa, thế nào là “trực canh”? Chủ trang trại đầu tư vốn phát triển sản xuất nông nghiệp phải lao động trí óc căng thẳng để quản lý kinh doanh thì mới đạt hiệu quả, họ không thể và không cần đích thân đi cày bừa, gieo sạ, cạo mủ cao su, cho gia súc ăn… Vậy họ có “trực canh” hay không?
    Quy định về hạn điền phải có mục đích
    Muốn đặt quy định hạn điền hay hạn chế thời gian sử dụng đất, phải trả lời được câu hỏi “để làm gì?” và “vì sao?”. Nếu để hạn chế tình trạng nông dân mất kế sinh nhai thì tại sao khi các chủ đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, sân golf… lấy đi hàng ngàn hecta đất nông nghiệp “bờ xôi ruộng mật” người ta lại không sợ những điều trên xảy ra?
    Thực tế cho thấy nếu nông dân bán quyền sử dụng đất nông nghiệp cho những nhà đầu tư kinh doanh nông nghiệp thì họ còn có cơ may kiếm việc làm hơn khi họ bị thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp, sân golf. Bởi các nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ thuê hay khoán lại cho chính những hộ nông dân ấy sản xuất trên mảnh đất trước đây thuộc về họ. Còn muốn kiếm việc ở khu công nghiệp hay sân golf, nông dân phải là người trẻ, khỏe, có tay nghề với trình độ thích hợp.
    Năm 2013, thời hạn 20 năm có “quyền sử dụng đất” của đại đa số nông dân sẽ hết. Điều gì sẽ xảy ra nếu không sửa “thời hạn” và cả “hạn điền”?
    Hạn điền 3 ha là cấp đất không thu tiền, còn chứng nhận việc sang nhượng, mua sắm mà cũng hạn điền là không lên sản xuất lớn, không cạnh tranh. Nông dân Sáu Đức ở xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn - An Giang phải nhờ người đứng tên giùm để mua lại cả trăm hecta sản xuất theo mô hình trang trại. Vậy ai dám chắc là sẽ không có chuyện lôi thôi giữa những người đứng tên giùm với Sáu Đức? Bởi vì thực tế đã từng xảy ra rồi. Còn quy định thời gian (20 năm) và cả 4 cấp chính quyền đều có quyền về đất như hiện nay là kẽ hở cho tham nhũng.

    Thừa kế trang trại: Không được chia nhỏ


    Luật Đất đai nên có quy định việc thừa kế không được chia nhỏ trang trại. Chỉ có người thừa kế có năng lực quản lý nông nghiệp mới là thành viên hợp danh có quyền quản lý kinh doanh trang trại, còn những người thừa kế khác chỉ là thành viên góp vốn (không có quyền quản lý) của trang trại hợp danh vừa thoát thai từ trang trại gia đình hoặc trang trại cá nhân của người chủ vừa qua đời hay tự nguyện từ bỏ quyền làm chủ và quản lý trang trại của mình.
    Trang trại là một đơn vị sản xuất nông nghiệp tự chủ, không thể quy định đơn vị sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn, ví dụ 3 ha hay 100 triệu đồng doanh thu/năm mới là trang trại. Định lượng rồi mới định tính là phương pháp tư duy sai lầm.


    NGUỒN: BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG

    ---------------------------------
    CÔNG TY LUẬT TNHH MTV LUẬT SƯ RIÊNG
    61 Nguyễn Thị Định, An Phú, Quận 2, TP.HCM
    Điện thoại: 08.62 819 072 - 66 740 930 Fax: 08.62 819 072

    Mobile: 0985307683
    Website: www.luatsurieng.net. .Email: info@luatsurieng.net. .Diễn đàn: www.tranhluanphapluat.com

    Mr Thành

    Mobile: 0985.307.683

    Email:thanh.chu@luatsurieng.net ; chuthanhlps@yahoo.com.vn

     
    4265 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhlawyer vì bài viết hữu ích
    Vidolatoi_111 (15/02/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #163755   07/02/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Nói chung là nên sửa đổi quy định, trừ trường hợp thu hồi đất nhằm mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia thì nhà nước thu hồi đất và chỉ được thu hồi đất khi có dự án đầu tư, còn lại tất cả các trường hợp khác đều phải thỏa thuận với người dân.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #164638   11/02/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Nhầm chỗ, chuyển sang nơi khác ạ
    Cập nhật bởi nvdcyah ngày 11/02/2012 11:14:00 CH
     
    Báo quản trị |