Luật Cạnh tranh 2018 ra đời kiểm soát "bắt tay xuyên biên giới"

Chủ đề   RSS   
  • #502370 15/09/2018

    Luật Cạnh tranh 2018 ra đời kiểm soát "bắt tay xuyên biên giới"

    Luật Cạnh tranh 2018 có 8 điểm mới so với Luật Cạnh tranh 2004, cụ thể:

    1. Mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng;

    2. Sửa đổi, bổ sung hành vi bị cấn đối với cơ quan nhà nước; 

    3. Hoàn thiện quy định kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và bổ sung quy định về chính sách khoan hồng;

    4. Bổ sung tiêu chí xác định sức mạnh thị trường;

    5. Hoàn thiện các quy định về kiểm soát tập trung kinh tế; 

    6. Hoàn thiện quy định về kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

    7. Tổ chức lại cơ quan cạnh tranh;

    8. Hoàn thiện quy định về trình tự, thủ tục trong tố tụng cạnh tranh.

    Nếu như vấn đề hợp nhất, sáp nhập giữa các ông lớn trên thế giới đang diễn ra ồ ạt tại Việt Nam thì với sự ra đời của Luật cạnh tranh 2018, việc này sẽ kiểm soát được chặt chẽ hơn vấn đề này. 

    Cụ thể, luật khẳng định quyền điều tra, xử lý với bất kỳ hành vi nào cho dù xảy ra ở đâu mà tác động hạn chế cạnh tranh tới thị trường của Việt Nam.

    Ví dụ chính là tập đoàn của Thái Lan Centrel Group mua lại BigC, việc thâu tóm này khiến nhiều doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho BigC quan ngại về hợp đồng mà họ đã kí kết và thực hiện. 

    Với vụ việc này, mặc dù thấy được nhiều tiềm ẩn bất lợi cho thị trường và nhà bán lẻ cung cấp cho BigC, nhưng do giao dịch ngoài lãnh thổ Việt Nam nên với quy định của luật cũ cơ quan cạnh tranh rất khó để vào cuộc xử lý.

    Do luật cạnh tranh 2004 chưa có các quy định để xử lý các vụ việc có dấu hiệu tương tự được thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, do vậy các cơ quan chức năng của Cục Cạnh tranh không thể vào cuộc điều tra được.

    Và một vụ M&A trong tháng 4 năm nay chính là Vinhomes và một công ty thành viên khác của tập đoàn Vingroup đã ký thỏa thuận với Quỹ đầu tư GIC Private Limited của Chính phủ Singapore. Theo đó, GIC sẽ đầu tư tổng cộng 1,3 tỉ USD dưới hai hình thức là mua cổ phần của Vinhomes và cung cấp một công cụ nợ cho Vinhomes (như khoản cho vay) để thực hiện các dự án bất động sản. Được biết, GIC là một trong những nhà đầu tư tài chính lớn nhất trên thị trường vốn Việt Nam với các khoản đầu tư vào các "ông lớn" như Masan Group, Vietjet Air, Vinamilk, FPT, PAN Group, Vinasun... Theo tính toán, tổng giá trị các khoản đầu tư này khoảng gần 15.000 tỉ đồng.

    Và sự ra đời của Luật cạnh tranh 2018 có thể kiểm soát được những vụ mang tính chất thâu tóm và tác động đến thị trường Việt Nam như những vụ việc trên. 

     
    4322 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #506181   30/10/2018

    nguyenquachcongminh
    nguyenquachcongminh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2018
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Thực chất, luật canh trạnh của Việt Nam sao chép khá nhiều luật của Singapore và các quốc gia khác. 
    Tuy nhiên, để áp dụng trên thực tế là một vấn đề nan giải hơn,

    Vì hầu hết các tòa án VN hiện nay còn hạn chế trong việc giải quyết các vụ việc cạnh tranh.
    Tiêu biểu như tòa án Singapore đã tuyên bố phạt Grab và Uber về chuyện sáp nhập tại Đông Nam Á.
    Nhưng Tòa Án VN vẫn im hơi lặng tiếng về vấn đề này.

    Thực tế với lý thuyết khác xa nhau

     
    Báo quản trị |  
  • #507124   10/11/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    Luật cạnh tranh thực sự rất quan trọng đối với việc tạo lập môi trường cho doanh nghiệp nhưng thực tế ở Việt Nam hiện nay vai trò của luật cạnh tranh là không lớn, chưa đủ sức ảnh hưởng và nhận được sự quan tâm cần thiết của doanh nghiệp và xã hội. Hy vọng trong thời gian tới sẽ được chú trọng hơn. 

     
    Báo quản trị |  
  • #507736   15/11/2018

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Luật cạnh tranh 2018 đã có nhiều sự thay đổi tích cực

    - Về phạm vi điều chỉnh: đã được nới rộng. Nếu như Luật cạnh tranh 2004 chỉ quy định phạm vi gồm  hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh, chỉ gói gọn với Các doanh nghiệp cũng như các bên liên quan những hoạt động đó có tác động và ảnh hưởng nhất định đến thị trường Việt Nam mà những giao dịch ngoài lãnh thổ Việt Nam thì không có quy định nay đã được bổ sung thêm vào LCT 2018.

    Nghĩa là bất cứ một hành vi, một thỏa thuận hay một giao dịch nào xảy ra ở bất cứ nơi đâu, kể cả trong lãnh thổ VN hay ngoài lãnh thổ VN nhưng có khả năng tác động gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể tới thị trường VN thì đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2018.

    - Tổ chức lại cơ quan quản lý cạnh tranh: tăng cường hiệu quả thực thi luật. Cụ thể, luật quy định thành lập Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, trên cơ sở tổ chức lại các cơ quan quản lý cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2004, bao gồm cơ quan quản lý cạnh tranh (hiện là Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng) và Hội đồng Cạnh tranh.

    Cập nhật bởi vyvy2409 ngày 15/11/2018 08:29:16 CH
     
    Báo quản trị |