Luật cần không có, lại thò ra luật nhà thơ

Chủ đề   RSS   
  • #145027 03/11/2011

    nganle89
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2010
    Tổng số bài viết (336)
    Số điểm: 7167
    Cảm ơn: 34
    Được cảm ơn 120 lần


    Luật cần không có, lại thò ra luật nhà thơ


    Đại biểu không thể hiểu nổi tại sao lại đưa Luật Nhà thơ vào dự kiến chương trình xây dựng pháp luật của QH khóa XIII!

    Ngày 2-11, thảo luận tổ về Dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội (QH) nhiệm kỳ khóa XIII, nhiều đại biểu (ĐB) cho rằng chương trình này còn nhiều vấn đề bất hợp lý cần phải điều chỉnh. Chẳng hạn, dự thảo chương trình đưa vào những dự án luật chưa cần thiết (như Luật Nhà thơ, Luật Thư viện) nhưng lại thiếu vắng những luật để điều chỉnh những vấn đề cấp bách hiện nay. Những dự án luật liên quan đến những quyền cơ bản của công dân lại bị bỏ ra ngoài.

    Hành xử theo luật rừng giữa một rừng luật

    Theo ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM), cử tri kiến nghị rằng mấy năm gần đây Nhà nước ban hành một rừng pháp luật nhưng rất nhiều cá nhân, tổ chức lại hành xử theo luật rừng. Thậm chí, một số người còn khinh nhờn, ngang nhiên không thực hiện những quy định đã đặt ra do pháp luật không chặt chẽ, không phù hợp với thực tế. Nguyên nhân là do luật thì nhiều nhưng chất lượng xây dựng lại quá thấp. Trưởng ban soạn thảo các dự án luật đa phần là người đứng đầu các bộ ngành nên không đủ thời gian để nghiên cứu, các chuyên viên giúp việc thì thiếu chuyên môn và kinh nghiệm.

    ĐB Nguyễn Sơn Hà (Hà Nội) cho rằng hiện nay còn có tình trạng tách nhỏ các  lĩnh vực ra để xây dựng các dự án luật. “Luật Khiếu nại thông qua trong kỳ này đã có một chương quy định về việc tiếp công dân nhưng trong chương trình khóa XIII lại đề nghị xây dựng Luật Tiếp công dân. Điều này khiến việc thực hiện pháp luật sau này sẽ rất chồng chéo và không hiệu quả” - ông Hà nói.

    ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) phát biểu tại phiên thảo luận tổ ngày 2-11. Ảnh: THANH LƯU

    Tương tự, ĐB Nguyễn Thị Kim Tiến (TP.HCM), ĐB Nguyễn Đức Chung (Hà Nội) và một số ĐB khác đều cho rằng một số dự án luật hiện nay có chất lượng rất thấp, chỉ ban hành 1-2 năm, thậm chí vừa có hiệu lực đã phải sửa. Cạnh đó, các ĐBQH được tiếp cận các tài liệu quá sát nên không thể nghiên cứu kịp. “Hai tuần vừa qua chúng tôi nhận được khoảng 20 kg tài liệu. Với thời gian và số lượng tài liệu như thế này thì làm sao các ĐB đóng góp ý kiến một cách hiệu quả được. Theo tôi, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định nên cung cấp thông tin công khai về các tài liệu liên quan đến dự án luật để các ĐB có thể tham gia góp ý ngay từ đầu” - ông Chung kiến nghị.

    “Đưa Luật Nhà thơ vào làm gì?”

    “Tôi không hiểu dự án Luật Nhà thơ nó chế định cái gì mà lại được đưa vào chương trình. Chẳng nhẽ lại bắt ông kia phải làm thơ, ông này không được làm. Trong khi những cái rất cần như Luật Quản lý vốn kinh doanh nhà nước, đã được đề nghị đưa vào từ khóa trước đến nay nhưng đến bây giờ chúng ta vẫn còn nợ cử tri” - ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) bức xúc.

    Đồng tình, ĐB Võ Thị Dung (TP.HCM) nói thời buổi này chẳng có mấy người vào thư viện thì xây dựng Luật Thư viện liệu có cần thiết? Trong khi đó, những luật liên quan đến quyền cơ bản của công dân, phát huy quyền làm chủ của người dân như Luật Trưng cầu dân ý lại chưa được xem xét. “Đề nghị đưa Luật Trưng cầu dân ý vào chương trình chính thức và đẩy nhanh tiến độ sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng. Đồng thời nên xây dựng dự án Luật Đạo đức cán bộ, công chức vì đây là vấn đề rất bức xúc hiện nay” - bà Dung kiến nghị.

    Bổ sung, ĐB Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) nói tại nhiệm kỳ trước, nhiều dự án luật đưa vào rồi đưa ra đều dễ dàng như nhau. Nguyên nhân do khâu chuẩn bị quá dễ dãi. “Đưa vào cũng không phân tích rõ, tới lúc thấy khó một chút thì xin rút, trong đó có nhiều dự án luật rất quan trọng như Luật Đầu tư công, Luật Đất đai sửa đổi… Rồi Luật Xuất bản, QH khóa XI đã sửa, khóa XII cũng sửa rồi đến khóa XIII làm lại thì tôi cũng không hiểu nổi” - ông Thảo băn khoăn.

    (Nguồn: http://phapluattp.vn/2011110312404924p0c1013/luat-can-khong-co-lai-tho-ra-luat-nha-tho.htm)

    Ms Ngan,

    Mail: sally.hcmlaw@gmail.com

    H/P: 0948 899 067

    Skype/Yahoo/Twitter: nganle89

    -----------

     
    5733 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #145071   03/11/2011

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Sáng tác thơ trong khuôn khổ của pháp luật!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #145139   03/11/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Buồn cười nhỉ, ĐBQH giờ hầu như ai cũng có cố vấn về luật cả, chắc mấy vị đưa ra những ý kiến về dự thảo luật kia đều chưa thuê cố vấn, để ra nông nỗi này =))

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #145220   03/11/2011

    nganle89
    nganle89
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2010
    Tổng số bài viết (336)
    Số điểm: 7167
    Cảm ơn: 34
    Được cảm ơn 120 lần


    Trong khi các vấn đề quan trọng cần Luật điều chỉnh và mang lại những giá trị kinh tế - xã hội lớn lao như Luật biển, Luật dân sự, Luật thương mại, hình sự.... còn chưa hoàn chỉnh và còn nhiều tồn tại, bất cập. Thế mà Luật nhà thơ, Luật thư viện ra đời không biết làm gì? điều chỉnh cái gì?  hay ra đời xong nằm im đó như Luật thanh niên vậy. 

    Người ta thường ví von rằng "VN có cả một rừng luật, nhưng đâu đó người ta vẫn áp dụng luật rừng".

    Các bác nhà ta thích có luật bao phủ tất cả các lĩnh vực dù màn phủ đó có tốt hay xấu, nó hoàn thiện hay bị thủng đôi chỗ cũng chẳng để ý cho lắm nhỉ?

    Một phát minh vĩ đại khiến cho dân luật hết hồn. Người người phản đối, không biết luật này sẽ đi về đâu  

    Ms Ngan,

    Mail: sally.hcmlaw@gmail.com

    H/P: 0948 899 067

    Skype/Yahoo/Twitter: nganle89

    -----------

     
    Báo quản trị |  
  • #145229   03/11/2011

    lanh92
    lanh92

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2011
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    vậy việc ban hành "luật biểu tình" thì sao bạn???????
     
    Báo quản trị |  
  • #145249   04/11/2011

    thuonggia78
    thuonggia78
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2011
    Tổng số bài viết (235)
    Số điểm: 5136
    Cảm ơn: 305
    Được cảm ơn 400 lần


    Chết cha rồi!

    Mấy hôm trước đọc trên mấy Blog bảo có Luật Nhà thơ mình cử tưởng chém gío hóa ra có dự thảo Luật Nhà thơ thật à? Kinh ngạc quá!

    Mà làm thơ trong khuôn khổ pháp luật thì làm thơ kiểu gì nhỉ?

    Thật đáng lo ngại vì mình cũng thích làm thơ.

    Hy vọng Luật này không được QH thông qua

    Hoàng Thanh - Chuyên viên Tư vấn và Đào tạo về Quản trị kinh doanh

     
    Báo quản trị |  
  • #145251   04/11/2011

    thuonggia78
    thuonggia78
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2011
    Tổng số bài viết (235)
    Số điểm: 5136
    Cảm ơn: 305
    Được cảm ơn 400 lần


    Cần sớm xây dựng Luật biểu tình
    (CL)-Vừa qua, Quốc hội thảo luận về dự kiến chương trình làm luật Quốc hội khóa XIII. Nhiều ĐBQH cho rằng cần phải đưa Luật Biểu tình vào chương trình chính thức xây dựng để sớm có cơ chế, quy định, giải quyết những bức xúc thực sự của đời sống.



    #0000ff;">Các ĐB thảo luận tại tổ Hà Nội. Nguồn: VietNamnet

    Chiều 2/11, thảo luận tổ về dự kiến chương trình làm luật khoá này, nhiều ý kiến ĐBQH muốn đưa dự thảo Luật Biểu tình lên chương trình chính thức thay vì chương trình dự bị như đề xuất của Chính phủ.

    Đối với dự án Luật biểu tình, nhiều đại biểu băn khoăn khi Ủy ban Thường vụ QH không xếp vào chương trình chính thức, trong khi đây là dự án luật được chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất.

    Thảo luận về chương trình xây dựng luật chính thức năm 2012 tại tổ ĐBQH TP Hà Nội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo cho rằng nên sớm xây dựng luật này vì đây là vấn đề bức xúc trong thực tiễn cần được điều chỉnh.

    Cùng quan điểm trên, ĐB Đào Văn Bình cho rằng, có luật cần đưa vào chương trình chính thức năm 2012 thì chưa thấy đưa, hoặc chỉ đưa vào phần chuẩn bị.

    ĐB Trần Thị Quốc Khánh cũng cho rằng, cần phải đưa Luật biểu tình vào chương trình xây dựng luật chính thức năm 2012, việc đưa luật này vào phần chuẩn bị là chậm, khi thực tế rất phức tạp, người dân biểu tình đứng kín trụ sở cơ quan nhà nước. Cũng theo bà Khánh cho rằng không nên sợ thực tế cuộc sống, quy thành vấn đề nhạy cảm, cần sớm có luật để người dân có thể biểu tình, thể hiện chính kiến của mình một cách đúng luật.

    ĐB Trịnh Thế Khiết cho biết, hiện nay biểu tình trên địa bàn cả nước là rất lớn, việc hội họp, tụ tập thể hiện ý kiến về những vấn đề bức xúc, phản ánh cả mặt trái của xã hội là xu thế tất yếu. Trong khi đó nếu đưa Luật biểu tình vào phần dự bị thì không kịp với sự phát triển của xã hội, đo đó đại biểu cho rằng cần đưa Luật Biểu tình vào chương trình chính thức xây dựng để sớm có cơ chế, quy định điều chỉnh, giải quyết những bức xúc thực sự của đời sống.

    Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng chưa nên ban hành Luật này vì cho rằng Luật này sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý xã hội, tạo điều kiện cho các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng biểu tình chống phá chế độ.

    ĐB Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) cho rằng dự thảo luật này cần cân nhắc kĩ, nếu có đưa vào xem xét thì cũng nên ở cuối kì, hoặc nếu cần thiết thì để lại khóa sau.

    Bên cạnh đó nhiều đại biểu cũng cho rằng những dự luật như: Luật Thư viện, Phòng chống tác hại thuốc lá… có thể nhường chỗ cho những dự luật cần thiết, cấp bách hơn.

    Theo ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) cho biết, Luật bầu cử QH và HĐND vừa rồi sửa vội vàng, thực hiện trong thực tế đã thấy rõ tính chất tình thế. Theo đó đại biểu Nguyễn Anh Sơn kiến nghị đưa luật này vào chương trình chính thức.

    Nguyên Anh
    ( báo Nhà báo và Công luận)

    Hoàng Thanh - Chuyên viên Tư vấn và Đào tạo về Quản trị kinh doanh

     
    Báo quản trị |  
  • #145630   05/11/2011

    xuanquancantho
    xuanquancantho

    Male
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:25/08/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    lại thò ra luật nhà thơ

    Cac Ong, Ba nghi trong thoi luong tang khong co viec nen kiem chut viec thoi . !!!!!!

    Tạm dịch :

    Các Ông Bà nghĩ trong thời lương tăng không có việc nên kiếm chút việc thôi !!!!

    Lời nhắn : Bài viết sau của bạn cần có đầy đủ dấu tiếng Việt. Bài viết không dấu sẽ bị xóa
    Cập nhật bởi ntdieu ngày 05/11/2011 06:30:54 CH sửa dấu, thêm lời nhắn
     
    Báo quản trị |  
  • #145799   07/11/2011

    quoctoan160691
    quoctoan160691

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    mình nghĩ luật cần nhất bây giờ là luật trưng cầu dân ý. đó là nền tảng để xây dựng pháp luật hoàn thiện hơn, phù hợp với nhu cầu của xã hội. và mong rằng nếu luật này được đưa ra sẽ hoàn chỉnh hơn và áp dụng thật tốt vào thực tế
     
    Báo quản trị |  
  • #145899   07/11/2011

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Không biết việc ban hành luật có đẻ thêm các thủ tục rối ren không, một số trường hợp chỉ cần thêm một thủ tục là nhiều người có điều kiện để béo cò. Hy vọng Nhà nước nghiên cứu kỹ để người dân sướng!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |