Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định về điều kiện chuyển tuyến như sau:
“Điều 5: Điều kiện chuyển tuyến
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;
b) Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;
c) Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4).
[…]”
=> Theo đó, nếu đáp ứng điều kiện trên thì được xem là chuyển tuyến theo chỉ định và là khám chữa bệnh đúng tuyến.
Nếu không thuộc trường hợp trong điều kiện trên mà chỉ muốn chuyển tuyến cho yên tâm hơn thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vẫn giải quyết cho lựa chọn này là cấp giấy chuyển tuyến theo yêu cầu. Trường hợp này, được xem là chuyển vượt tuyến và được thanh toán như trường hợp khám chữa bệnh không đúng tuyến, nếu là tuyến tỉnh thì mức hưởng là 60% chi phí điều trị nội trú đến tháng 12/2020 (100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021), nếu là tuyến trung ương thì mức hưởng là 40% chi phí điều trị nội trú - quy định tại khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014.