Luật Bảo hiểm y tế

Chủ đề   RSS   
  • #520485 11/06/2019

    luumactu123

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Luật Bảo hiểm y tế

    Thưa Luật Sư:

    sau tai nạn, chấn thương ở chân, tôi muốn đi mỗ lại để rút đinh bên trong. và vì muốn chuyển lên tuyến trên để được hỗ trợ tốt hơn nên gia đình đã đến bệnh viện nơi đăng ký BHYT để xin giấy chuyển lên tuyến trên. nhưng bác sĩ ở đây yêu cầu nhập viện và tiến hành mỗ tại bệnh viện đăng kia BHYT vì bệnh viện có khả năng thức hiện được không cần phải chuyển lên tuyến trên. họ cung cấp thêm là: nếu gia đình muốn chuyển lên tuyến trên thì cũng không ép nhưng phải chịu hoàn toàn khoản chi phí mỗ, ở. vậy cho hỏi luật sư, nếu vì vấn đề an toàn mà gia đình muốn chuyển lên tuyến trên thì có được không ạ, và khoản chi phí sẽ thế nào ạ?

    Cảm ơn!

     
    1131 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luumactu123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #522146   29/06/2019

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định về điều kiện chuyển tuyến như sau:

    “Điều 5: Điều kiện chuyển tuyến

    1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

    a) Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;

    b) Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;

    c) Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4).

    […]”

    => Theo đó, nếu đáp ứng điều kiện trên thì được xem là chuyển tuyến theo chỉ định và là khám chữa bệnh đúng tuyến.

    Nếu không thuộc trường hợp trong điều kiện trên mà chỉ muốn chuyển tuyến cho yên tâm hơn thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vẫn giải quyết cho lựa chọn này là cấp giấy chuyển tuyến theo yêu cầu. Trường hợp này, được xem là chuyển vượt tuyến và được thanh toán như trường hợp khám chữa bệnh không đúng tuyến, nếu là tuyến tỉnh thì mức hưởng là 60% chi phí điều trị nội trú đến tháng 12/2020 (100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021), nếu là tuyến trung ương thì mức hưởng là 40% chi phí điều trị nội trú - quy định tại khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014.

     
    Báo quản trị |